112-2025

3 Thời sự - Thứ Sáu 23-5-2025 thoisu@phapluattp.vn cắt giảm khi chúng ta làm một việc gì có kế hoạch và rầm rộ thông tin từ trước. Trong khi đó, đối với thanh tra đột xuất, chúng ta phải tuân theo rất nhiều quy định, sau khi thanh tra phải giải trình với cấp trên tại sao đến đơn vị này thanh tra. Đây là điều trói tay, trói chân thanh tra rất nhiều” - ĐB Phong Lan nói. ĐB Hà nói dự thảo luật lược bỏ hoàn toàn quy định tại Điều 50 luật hiện hành về trình tự cuộc thanh tra chuyên ngành và cho rằng điều này không phù hợp. Vì việc sắp xếp hệ thống thanh tra chỉ chấm dứt hoạt động các cơ quan thanh tra chuyên ngành, trừ một số bộ, ngành nhưng chức năng thanh tra chuyên ngành vẫn tiếp tục được thực hiện. Từ đó, ĐB Hà kiến nghị kế thừa Điều 50 của Luật Thanh tra hiện hành. “Đồng thời, bổ sung quy định trường hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của ngành, lĩnh vực theo đề nghị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực đó” - ĐB Hà nói. ĐB Hòa cũng thấy có những điểm cần phải có cơ quan thanh tra chuyên ngành đặc biệt, ví dụ như vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, hàng giả, hàng kém chất lượng. “Liệu chăng nếu không còn Thanh tra bộ thì Thanh tra Chính phủ có thể đảm đương hết nhiệm vụ này hay không? Tôi đề xuất ghi thẳng luôn là thêm một cơ quan thanh tra nào trong luật để rõ và người dân cũng biết có cơ quan thanh tra” - ĐB Hòa đề nghị. Hạn chế hành vi nhũng nhiễu khi thanh tra ĐB Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho rằng: “Quá trình thực hiện công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong thời gian qua cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không thể thực hiện dứt điểm kết luận thanh tra”. Từ đó, ĐB Lệ đề nghị phải sửa đổi một số quy định trong dự thảo luật để kiến tạo cơ chế dừng các nội dung kết luận không còn khả thi. Bà Lệ cũng cho rằng các quy định về hoạt động thanh tra cũng cần phải được xem xét, bổ sung, nhất là về trách nhiệm của đoàn thanh tra, người tiến hành thanh tra cũng như việc dự thảo, thẩm định, ban hành và thực hiện kết luận thanh tra. ĐB Hà dẫn Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kéo dài, không cần thiết; bảo đảm nguyên tắc chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra mỗi năm một lần đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp có vi phạm rõ ràng và nói: “Nếu không có cơ chế điều phối cụ thể giữa thanh tra và kiểm tra sẽ rất khó thực hiện hiệu quả chỉ đạo này”.• NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 22-5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo L uật Thanh tra (sửa đổi). Các ý kiến đại biểu (ĐB) đều tán thành với sửa đổi luật này nhằm phù hợp với chủ trương sắp xếp, tinh gọn của Đảng, tháo gỡ chồng chéo trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra và là cơ sở kiến tạo thể chế thông thoáng. Thanh tra chuyên ngành gặp nhiều khó khăn Các ĐB như Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM), Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội), Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình)… đều bày tỏ lo ngại khi chỉ còn Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh thì thanh tra chuyên ngành có thể gặp nhiều khó khăn. “Chúng tôi thường hay nói đùa với nhau là đợt này chắc sếp sẽ nhiều hơn, lính sẽ ít đi. Điều này đặt ra những khó khăn, đặc biệt là đối với thanh tra chuyên ngành, khi lực lượng tại quận, huyện của chúng ta vẫn chưa có lực lượng chuyên ngành, mà chủ yếu vẫn trông cậy vào liên ngành là chính” - ĐB Phong Lan nói và hy vọng nghị định và thông tư hướng dẫn luật này sẽ đầu tư thích đáng vào kiểm tra chuyên ngành. Dẫn việc thanh tra sữa giả và thực phẩm chức năng giả theo yêu cầu của Thủ tướng mới đây, bà Lan nói khi lực lượng thanh tra đến, hàng hóa được giấu hết, các nhà thuốc đều nói không bán thực phẩm chức năng… “Rất khó để bắt quả tang Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định, trong đó có quy định về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát, kiểm tra chuyên ngành. Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong (bìa phải) phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: QH Cần cơ chế dừng các nội dung kết luận không còn khả thi Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết để tạo điều kiện pháp lý cơ sở đầy đủ, dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định về hoạt động kiểm tra trong các ngành, lĩnh vực. nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao; những nội dung bổ sung, vì sao; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao. Và những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Cùng với đó, xây dựng các luật mới trên tinh thần “7 rõ”: Đường lối, chính sách của Đảng được cụ thể hóa như thế nào; những vấn đề thực tiễn pháp luật chưa quy định là gì; những vấn đề gì pháp luật đã quy định nhưng chưa phù hợp; những nội dung vướng mắc cần tháo gỡ là gì; việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính như thế nào; việc phân cấp, phân quyền như thế nào; các vấn đề còn ý kiến khác nhau cần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông nguồn lực phát triển. Luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển. Cải cách triệt để, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, xóa bỏ cơ chế “xin-cho” và tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”. Đồng thời, xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, tăng cường tính dự báo, phù hợp với thực tiễn, giải quyết hiệu quả, kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra và yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, khả thi cao, giá trị lâu dài, bền vững; luật cần quy định theo hướng khung, mang tính nguyên tắc, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; với những nội dung mà tình hình còn nhiều thay đổi trong thực tiễn thì giao Chính phủ quy định chi tiết. Tập trung rà soát các quy định của pháp luật hiện hành để đề xuất một luật sửa nhiều luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm và tập trung ưu tiên mọi nguồn lực trong xây dựng và hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước ta trong việc thực thi các chính sách pháp luật. Ưu tiên nguồn lực và có chế độ, chính sách đặc thù, vượt trội cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặc biệt là đội ngũ nhân lực trực tiếp, thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ này. Tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu… trong xây dựng, thi hành pháp luật.• Thủ tướng yêu cầu xóa bỏ cơ chế “xin-cho” và tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”. Ảnh: VGP Giải trình ý kiến của các ĐB, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết để tạo điều kiện pháp lý cơ sở đầy đủ, dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định về hoạt động kiểm tra trong các ngành, lĩnh vực. Ông Phong cũng cho hay để xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra với Kiểm toán Nhà nước, dự thảo luật có quy định: “Khi tiến hành hoạt động thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, cơ quan thanh tra phối hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước để xử lý, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan Kiểm toán Nhà nước”. Dự thảo luật không quy định việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát, kiểm tra chuyên ngành, theo Tổng Thanh tra, do đây là các hoạt động có sự khác nhau về nội dung, phạm vi, thời gian, trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành. “Tiếp thu ý kiến của các ĐB Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định, trong đó có quy định về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát, kiểm tra chuyên ngành”-TổngThanh tra nêu. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra với Kiểm toán Nhà nước

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==