5 Thời sự - Thứ Sáu 23-5-2025 thoisu@phapluattp.vn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20-5-2025 (tức ngày 23 tháng 4 năm Ất Tỵ) tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi. Trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý khác. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến. Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với nghi thức lễ Quốc tang. Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương diễn ra trong hai ngày 24 và 25-5. Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Theo thông báo của Ban tổ chức lễ tang, linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội. Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ ngày 24-5 đến 7 giờ ngày 25-5. Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể lúc 7 giờ ngày 25-5 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi. Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, số 142 Lê Trung Đình, TP Quảng Ngãi cũng diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Quảng Ngãi. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sinh ngày 5-5-1937, quê Quảng Ngãi. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, X; ủy viên Trung ương Đảng khóa V (dự khuyết), VI, VII, VIII, IX; ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII, ủy viên Bộ Chính trị khóa IX. Ông giữ cương vị Chủ tịch nước từ tháng 9-1997 đến tháng 6-2006. Năm 2007, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được trao tặng Huân chương Sao vàng - huân chương cao quý nhất của Việt Nam tặng cho những người có đóng góp đặc biệt xuất sắc đối với đất nước. Đ.MINH - N.THẢO PGS-TS NGÔ TRÍ LONG, chuyên gia kinh tế Với tầm nhìn chính trị vững vàng và sự kiên định của mình trong suốt những năm giữ trọng trách đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người đã góp phần quan trọng mở ra cánh cửa hội nhập toàn diện, tạo thế và lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Góp phần định hình, đặt nền móng cho hội nhập kinh tế sâu rộng Giữ cương vị Chủ tịch nước từ tháng 9-1997 đến tháng 6-2006, một giai đoạn bước ngoặt khi Việt Nam bước ra khỏi khủng hoảng, củng cố nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi đó là người góp phần định hình một cách sâu sắc đường lối đối ngoại đa phương, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, đặt nền móng cho tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vai trò Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi đó đã thay mặt Nhà nước ký kết, thúc đẩy hàng loạt hiệp định kinh tế - thương mại có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ năm 2000 là một dấu mốc mang tính đột phá. Đây là bước ngoặt lớn, không chỉ giúp Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc, mà còn mở đường để Việt Nam tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 - sự kiện đánh dấu vị thế mới của một nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ. Với tinh thần điềm tĩnh, kiên cường và thấu hiểu sâu sắc quy luật phát triển, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương không chỉ chú trọng thúc đẩy thương mại, đầu tư mà còn đặc biệt quan tâm tới xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh - điều kiện tiên quyết để thu hút đầu tư bền vững. Chính trong nhiệm kỳ của ông, nhiều đạo luật kinh tế quan trọng đã được ban hành, sửa đổi nhằm tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, phù hợp với chuẩn mực quốc tế như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Ông là người hiểu rất rõ rằng một quốc gia muốn phát triển không thể đứng ngoài dòng chảy toàn cầu hóa. Nhưng để hội nhập thành công thể chế phải đủ mạnh, con người phải Thủ tướng Anh Tony Blair tiếp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Vương quốc Anh vào tháng 5-2004. Ảnh: NGUYỄN KHANG/TTXVN NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG: Người kiên trì mở đường cho một Việt Nam hội nhập, phát triển Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người góp phần định hình sâu sắc đường lối đối ngoại đa phương, đặt nền móng cho tiến trình hội nhập sâu rộng của nước ta. đủ trí tuệ và bản lĩnh. Chính vì vậy, dù xuất thân là một nhà địa chất nhưng ông lại có tầm nhìn xa về kinh tế, luôn đồng hành, lắng nghe và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và trí thức kinh tế tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. Ấn tượng về tư duy đổi mới Đối với chúng tôi - những người làm trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạch định kinh tế - di sản lớn nhất mà nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương để lại không chỉ là những văn kiện hay con số tăng trưởng, mà là một tư duy đổi mới mở lối đi trước thời đại, một tấm gương về sự điềm đạm, bản lĩnh và tận tụy vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Sự ra đi của ông để lại một khoảng trống lớn trong lòng những người từng đồng hành trên hành trình kiến tạo một Việt Nam tự cường, hội nhập và phát triển bền vững. Nhưng hành trang mà ông để lại - đó là một tầm nhìn chính trị sâu rộng gắn liền với thực tiễn phát triển kinh tế - sẽ mãi là kim chỉ nam cho các thế hệ tiếp nối. Với tư cách là một nhà nghiên cứu kinh tế từng công tác tại Ban Vật giá Chính phủ - cơ quan tham mưu trọng yếu về chính sách giá và điều tiết vĩ mô trong giai đoạn đầu đổi mới - tôi có may mắn được trực tiếp làm việc, trao đổi chuyên môn và tiếp thu những chỉ đạo sâu sát từ đồng chí Trần Đức Lương. Những buổi làm việc đó không chỉ thể hiện tầm nhìn bao quát của một nhà lãnh đạo cấp cao, mà còn bộc lộ tư duy đổi mới thẳng thắn, thực tế và luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Tôi đặc biệt ấn tượng với quan điểm xuyên suốt của ông cải cách kinh tế không thể tách rời khỏi hoàn thiện thể chế và hội nhập quốc tế phải đi đôi với chuẩn bị nội lực. Chính sự thấu hiểu sâu sắc và chỉ đạo kịp thời của ông đã góp phần tạo nên môi trường chính sách thuận lợi cho việc hình thành mặt bằng giá mới, điều tiết thị trường trong bối cảnh Việt Nam chuyển mình sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xin nghiêng mình tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, người mở đường cho một Việt Nam đổi mới, hội nhập và ngẩng cao đầu trên trường quốc tế.• Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong hai ngày 24 và 25-5 Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==