112-2025

SỐ 112 (7385) - Thứ Sáu 23-5-2025 Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong hai ngày 24 và 25-5 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn Thủ tướng Phạm Minh Chính: CẢICÁCHTRIỆT ĐỂ, CẮT GIẢM TỐI ĐA THỦ TỤC RƯỜM RÀ Cán bộ UBND quận Tân Bình (TP.HCM) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: NGUYỆT NHI Thu hẹp hình phạt tử hình: Tội nào nên bỏ, tội nào không? Sẽ điều chỉnh phân luồng giao thông xung quanh nhà ga T3 COVID-19:Không cần cách ly tập trung nhưng phải chú ý phòng bệnh Tín hiệu vui cho thị trường xuất khẩu sầu riêng Đề xuất miễn, hỗ trợ học phí bậc phổ thông, mầm non trong so nay trang 2+3 trang 13 trang 12 trang 11 trang 6 trang 9 trang 5

2 Thời sự - Thứ Sáu 23-5-2025 MINH TRÚC Ngày 22-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan đến các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Theo chương trình, phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến về 7 nội dung, trong đó có 6 nội dung về các dự án luật, đề nghị xây dựng luật: Dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí; đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Dân số; đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi). Cũng trong phiên họp, Chính phủ nghe báo cáo, cho ý kiến xử lý các vướng mắc phát sinh trong xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới Sau khi nghe báo cáo, ý kiến xử lý các vướng mắc phát sinh trong xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành thời gian phân tích hàng loạt ví dụ cụ thể từ thực tiễn. Nhắc lại bài học từ nhiều vụ việc khiến nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật, kể cả xử lý hình sự, Thủ tướng cho rằng có nguyên nhân từ việc cấp trên “ôm” cả những việc cụ thể mà không phân cấp, phân quyền cho cấp dưới. Thủ tướng cũng lấy ví dụ vừa qua Bộ KH&CN đã chuyển Khu công nghệ cao Hòa Lạc Thủ tướng lưu ý phải quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong các lĩnh vực quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, không để chồng chéo hoặc khoảng trống pháp lý trong các lĩnh vực quản lý. Các bộ, ngành Trung ương thiết kế quy định, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, ví dụ quy định về thực phẩm sạch, sản xuất sạch… và tăng cường giám sát, kiểm tra, trên phạm vi cả nước thì cấp bộ kiểm tra, ở cấp tỉnh thì tỉnh làm, cấp cơ sở thì cơ sở làm. Tiếp tục rà soát để phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế hơn, gần dân, sát dân hơn, làm tốt hơn, hiệu quả hơn, chỗ nào làm tốt nhất thì giao việc, cái gì người dân, doanh nghiệp làm tốt thì để người dân và doanh nghiệp làm. thu, chỉnh lý dự án luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật theo quy định; nếu còn quan điểm khác nhau thì chủ động trao đổi, thống nhất nhận thức, báo cáo cấp có thẩm quyền. Song song với đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan nghiên cứu, đề xuất, trình Quốc hội ban hành các nghị quyết để kịp thời xử lý một số vấn đề cấp bách nổi lên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời gian chưa ban hành các luật. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những điểm nghẽn do quy định của pháp luật. Nhấn mạnh một số quan điểm quan trọng, Thủ tướng yêu cầu quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cùng với đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung các luật phải được thực hiện theo tinh thần “6 rõ”. Nghĩa là làm rõ những Thủ tướng yêu cầu phân cấp, phân quyền mạnh hơn, chỗ nào làm tốt nhất thì giao việc. Ảnh: VGP về Hà Nội quản lý và nhấn mạnh Bộ KH&CN phải thiết kế các chính sách và phân cấp quản lý cho địa phương để cả nước có thêm hàng chục khu công nghệ cao như vậy. Thủ tướng nêu rõ phải quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; đồng thời chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cùng với phân cấp, phân quyền cho địa phương, các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương giữ vai trò kiến tạo, không làm công việc cụ thể mà tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ quản lý nhà nước. Cụ thể, đó là nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng thể chế, pháp luật để quản lý và kiến tạo phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để phát triển ngành, lĩnh vực nhanh, bền vững; thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; đánh giá, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, xử lý kỷ luật kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lý, hiệu quả. Sửa đổi, bổ sung các luật theo tinh thần “6 rõ” Kết luận chung, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá phiên họp được tổ chức với tư duy, cách làm tiếp tục đổi mới nên đạt hiệu quả cao hơn. Đánh giá cao các bộ và cơ quan liên quan đã tích cực chuẩn bị các dự án luật, nghiêm túc tiếp thu và giải trình, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng chỉ đạo các bộ chủ trì soạn thảo khẩn trương hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất để hoàn thiện các hồ sơ, trình Quốc hội bảo đảm tiến độ. Ngoài ra, Thủ tướng giao các phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông nguồn lực phát triển. Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến về: Dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí; đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Dân số. Trong đó, với đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng nêu rõ việc xây dựng luật này nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Tổng Bí thư trong đẩy mạnh phòng, chống lãng phí; chuyển đổi trạng thái từ bị động xử lý sang chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí. Thủ tướng đề xuất bổ sung các hành vi lãng phí gồm cả lãng phí thời gian và bỏ lỡ thời cơ phát triển. Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị thống nhất lấy ngày 31-5 hằng năm phát động phong trào thi đua toàn quốc về tiết kiệm, chống lãng phí. Về đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), Thủ tướng cho rằng cần khẳng định lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người dân. Do đó, Bộ Y tế phải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành khác trong công tác này, bảo đảm quản lý được nhưng đáp ứng yêu cầu phát triển. Thủ tướng đề nghị trước mắt nhanh chóng ban hành sửa Nghị định 15/2018 để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay mà nhân dân đang đòi hỏi, quá trình quản lý đang sơ hở, thực tế còn bất cập... nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Cho ý kiến vào dự án Luật Thi hành về án hình sự (sửa đổi); dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú và đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi), Thủ tướng đồng tình với quy định luật hóa lao động phạm nhân, đây là một biện pháp để phạm nhân cải tạo. Trong đó, quy định nộp tiền tại trại giam, Thủ tướng cho rằng phải linh hoạt, có hóa đơn của cấp có thẩm quyền. Đối với quy định phạm nhân nhận quà nên đề xuất lưu ký bằng tiền. Đối với phạm nhân tâm thần phải có chỗ chữa bệnh và giam giữ riêng. Vấn đề giám định tư pháp, Thủ tướng thống nhất với các đề xuất của Bộ Công an với những vấn đề có tính chất chuyên ngành; khó thì các cơ quan đang làm tốt tiếp tục làm, còn lại xã hội hóa về công tác giám định. Đồng thời, Thủ tướng cho rằng giám định tư pháp là một nghề; vì vậy phải được quy định chặt chẽ, có chế độ chính sách với người làm giám định. Bổ sung các hành vi lãng phí thoisu@phapluattp.vn Thủ tướng: Cải cách triệt để, tối đa thủ tục rườm rà Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ phải đổi mới căn bản tư duy “không quản được thì cấm” sang tư duy “chủ động, linh hoạt để kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân”.

3 Thời sự - Thứ Sáu 23-5-2025 thoisu@phapluattp.vn cắt giảm khi chúng ta làm một việc gì có kế hoạch và rầm rộ thông tin từ trước. Trong khi đó, đối với thanh tra đột xuất, chúng ta phải tuân theo rất nhiều quy định, sau khi thanh tra phải giải trình với cấp trên tại sao đến đơn vị này thanh tra. Đây là điều trói tay, trói chân thanh tra rất nhiều” - ĐB Phong Lan nói. ĐB Hà nói dự thảo luật lược bỏ hoàn toàn quy định tại Điều 50 luật hiện hành về trình tự cuộc thanh tra chuyên ngành và cho rằng điều này không phù hợp. Vì việc sắp xếp hệ thống thanh tra chỉ chấm dứt hoạt động các cơ quan thanh tra chuyên ngành, trừ một số bộ, ngành nhưng chức năng thanh tra chuyên ngành vẫn tiếp tục được thực hiện. Từ đó, ĐB Hà kiến nghị kế thừa Điều 50 của Luật Thanh tra hiện hành. “Đồng thời, bổ sung quy định trường hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của ngành, lĩnh vực theo đề nghị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực đó” - ĐB Hà nói. ĐB Hòa cũng thấy có những điểm cần phải có cơ quan thanh tra chuyên ngành đặc biệt, ví dụ như vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, hàng giả, hàng kém chất lượng. “Liệu chăng nếu không còn Thanh tra bộ thì Thanh tra Chính phủ có thể đảm đương hết nhiệm vụ này hay không? Tôi đề xuất ghi thẳng luôn là thêm một cơ quan thanh tra nào trong luật để rõ và người dân cũng biết có cơ quan thanh tra” - ĐB Hòa đề nghị. Hạn chế hành vi nhũng nhiễu khi thanh tra ĐB Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho rằng: “Quá trình thực hiện công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong thời gian qua cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không thể thực hiện dứt điểm kết luận thanh tra”. Từ đó, ĐB Lệ đề nghị phải sửa đổi một số quy định trong dự thảo luật để kiến tạo cơ chế dừng các nội dung kết luận không còn khả thi. Bà Lệ cũng cho rằng các quy định về hoạt động thanh tra cũng cần phải được xem xét, bổ sung, nhất là về trách nhiệm của đoàn thanh tra, người tiến hành thanh tra cũng như việc dự thảo, thẩm định, ban hành và thực hiện kết luận thanh tra. ĐB Hà dẫn Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kéo dài, không cần thiết; bảo đảm nguyên tắc chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra mỗi năm một lần đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp có vi phạm rõ ràng và nói: “Nếu không có cơ chế điều phối cụ thể giữa thanh tra và kiểm tra sẽ rất khó thực hiện hiệu quả chỉ đạo này”.• NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 22-5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo L uật Thanh tra (sửa đổi). Các ý kiến đại biểu (ĐB) đều tán thành với sửa đổi luật này nhằm phù hợp với chủ trương sắp xếp, tinh gọn của Đảng, tháo gỡ chồng chéo trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra và là cơ sở kiến tạo thể chế thông thoáng. Thanh tra chuyên ngành gặp nhiều khó khăn Các ĐB như Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM), Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội), Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình)… đều bày tỏ lo ngại khi chỉ còn Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh thì thanh tra chuyên ngành có thể gặp nhiều khó khăn. “Chúng tôi thường hay nói đùa với nhau là đợt này chắc sếp sẽ nhiều hơn, lính sẽ ít đi. Điều này đặt ra những khó khăn, đặc biệt là đối với thanh tra chuyên ngành, khi lực lượng tại quận, huyện của chúng ta vẫn chưa có lực lượng chuyên ngành, mà chủ yếu vẫn trông cậy vào liên ngành là chính” - ĐB Phong Lan nói và hy vọng nghị định và thông tư hướng dẫn luật này sẽ đầu tư thích đáng vào kiểm tra chuyên ngành. Dẫn việc thanh tra sữa giả và thực phẩm chức năng giả theo yêu cầu của Thủ tướng mới đây, bà Lan nói khi lực lượng thanh tra đến, hàng hóa được giấu hết, các nhà thuốc đều nói không bán thực phẩm chức năng… “Rất khó để bắt quả tang Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định, trong đó có quy định về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát, kiểm tra chuyên ngành. Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong (bìa phải) phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: QH Cần cơ chế dừng các nội dung kết luận không còn khả thi Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết để tạo điều kiện pháp lý cơ sở đầy đủ, dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định về hoạt động kiểm tra trong các ngành, lĩnh vực. nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao; những nội dung bổ sung, vì sao; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao. Và những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Cùng với đó, xây dựng các luật mới trên tinh thần “7 rõ”: Đường lối, chính sách của Đảng được cụ thể hóa như thế nào; những vấn đề thực tiễn pháp luật chưa quy định là gì; những vấn đề gì pháp luật đã quy định nhưng chưa phù hợp; những nội dung vướng mắc cần tháo gỡ là gì; việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính như thế nào; việc phân cấp, phân quyền như thế nào; các vấn đề còn ý kiến khác nhau cần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông nguồn lực phát triển. Luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển. Cải cách triệt để, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, xóa bỏ cơ chế “xin-cho” và tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”. Đồng thời, xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, tăng cường tính dự báo, phù hợp với thực tiễn, giải quyết hiệu quả, kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra và yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, khả thi cao, giá trị lâu dài, bền vững; luật cần quy định theo hướng khung, mang tính nguyên tắc, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; với những nội dung mà tình hình còn nhiều thay đổi trong thực tiễn thì giao Chính phủ quy định chi tiết. Tập trung rà soát các quy định của pháp luật hiện hành để đề xuất một luật sửa nhiều luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm và tập trung ưu tiên mọi nguồn lực trong xây dựng và hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước ta trong việc thực thi các chính sách pháp luật. Ưu tiên nguồn lực và có chế độ, chính sách đặc thù, vượt trội cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặc biệt là đội ngũ nhân lực trực tiếp, thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ này. Tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu… trong xây dựng, thi hành pháp luật.• Thủ tướng yêu cầu xóa bỏ cơ chế “xin-cho” và tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”. Ảnh: VGP Giải trình ý kiến của các ĐB, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết để tạo điều kiện pháp lý cơ sở đầy đủ, dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định về hoạt động kiểm tra trong các ngành, lĩnh vực. Ông Phong cũng cho hay để xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra với Kiểm toán Nhà nước, dự thảo luật có quy định: “Khi tiến hành hoạt động thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp, cơ quan thanh tra phối hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước để xử lý, bảo đảm một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan Kiểm toán Nhà nước”. Dự thảo luật không quy định việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát, kiểm tra chuyên ngành, theo Tổng Thanh tra, do đây là các hoạt động có sự khác nhau về nội dung, phạm vi, thời gian, trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành. “Tiếp thu ý kiến của các ĐB Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định, trong đó có quy định về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động giám sát, kiểm tra chuyên ngành”-TổngThanh tra nêu. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra với Kiểm toán Nhà nước

4 Thời sự - Thứ Sáu 23-5-2025 thoisu@phapluattp.vn • • Thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Thụy Điển Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng vừa có chuyến công tác tại Thụy Điển nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam và Thụy Điển trên nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đã có các cuộc làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Điển Dag Hartelius, Tổng vụ trưởng phụ trách thương mại Camilla Melander, Tổng vụ trưởng phụ trách các vấn đề toàn cầu Mikael Lindvall và Cục trưởng Cục Đối ngoại của Quốc hội Anna-Karin Hedstrom. Tại các cuộc gặp, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Thụy Điển. Thứ trưởng đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, đặc biệt là cấp cao; đồng thời thúc đẩy hợp tác trên các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ nhằm gia tăng sự tin cậy chính trị và tạo động lực thúc đẩy hợp tác toàn diện. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Điển Dag Hartelius bày tỏ kỳ vọng hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác giữa hai đất nước, hai Bộ Ngoại giao thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại - đầu tư, cũng như hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm… NGỌC DIỆP TP.HCM chưa lấy được mẫu lòng se điếu. Ngày 225, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết đơn vị đang liên hệ với chủ cơ sở LC (quận Tân Bình) để mời đến làm việc theo quy định, sau khi đã tiến hành kiểm tra lòng se điếu tại quán. Vào thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng không lấy được mẫu lòng se điếu vì được thông báo đã hết hàng. D.LINH Nữ sinh lớp 9 mất liên lạc nhiều ngày được tìm thấy. Ngày 22-5, UBND xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) xác nhận em NTHA (học sinh lớp 9, ngụ tỉnh Quảng Bình) mất liên lạc từ ngày 19-5 đã được gia đình tìm thấy khi đang ở Hà Nội. B.THIÊN Trong hai ngày 20 và 21-5, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Hội đồng Bảo an LHQ đã tổ chức phiên thảo luận mở cấp cao về chủ đề “Tăng cường an ninh biển thông qua hợp tác quốc tế vì ổn định toàn cầu”. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, đề xuất một số định hướng cần chú trọng trong ứng phó với các thách thức an ninh biển hiện nay. Trong đó cần tăng cường hợp tác thực chất giữa các quốc gia, nhất là thúc đẩy tuần tra chung tại các khu vực còn nhiều bất ổn, đầu tư vào công nghệ giám sát, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển; tiếp tục củng cố cơ chế điều phối. Cùng đó là phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan LHQ cũng như với các cơ chế khu vực trong việc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, tự do và an ninh hàng hải, trong đó Hội đồng Bảo an LHQ là cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu về bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế nói chung và các biện pháp tăng cường an ninh biển nói riêng. Các quốc gia cần tiếp tục cập nhật, củng cố thêm các khuôn khổ pháp lý hiện nay nhằm ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức mới nổi về an ninh biển. Đại sứ Hoàng Giang tái khẳng định là quốc gia ven biển, Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực và sáng kiến thúc đẩy an ninh và an toàn hàng hải, do đó đã tích cực hợp tác với các nước và đối tác trong và ngoài khu vực trong phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh ở Biển Đông. Việt Nam tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiếp tục cùng các nước đẩy mạnh đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. (Theo TTXVN) Ngày 22-5, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ truy điệu và an táng 12 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại tỉnh Savannakhet (Lào), được quy tập trong mùa khô 2024-2025. Tham dự lễ truy điệu và an táng có Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia 515; cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và các đại biểu đến từ tỉnh Savannakhet (Lào). Lễ truy điệu diễn ra trang nghiêm, xúc động. Các đại biểu đã kính cẩn dâng hương, dâng hoa tri ân những người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế cao cả. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị khẳng định sự hy sinh của các liệt sĩ mãi là biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tỉnh Savannakhet (Lào) đã đồng hành, giúp đỡ Quảng Trị trong công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt. N.DO Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tạp chí Time Out (Anh) vừa vinh danh Hà Nội là một trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới năm 2025, đứng thứ chín toàn cầu và dẫn đầu khu vực châu Á. Đây là kết quả từ cuộc khảo sát hơn 18.500 du khách toàn cầu, kết hợp với đánh giá của các chuyên gia văn hóa, du lịch quốc tế về trải nghiệm văn hóa tại nơi sinh sống, cùng mức độ đầu tư và chất lượng của các hoạt động văn hóa tại địa phương. Việc Hà Nội được Time Out vinh danh không chỉ là niềm tự hào của người dân thủ đô, mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới. Đây cũng sẽ là động lực để du lịch Hà Nội bứt tốc, đạt được mục tiêu đặt ra trong năm 2025 là đón 31 triệu lượt khách du lịch. PV Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. Ảnh: TTXVN Việt Nam - Mỹ kết thúc vòng đàm phán thứ 2 về thương mại đối ứng Từ ngày 19 đến 22-5, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn đàm phán Việt Nam sang Mỹ để tiến hành vòng đàm phán lần thứ hai về Hiệp định song phương thương mại đối ứng Việt - Mỹ. Kết thúc vòng đàm phán, Việt Nam và Mỹ đã xác định được các nhóm vấn đề mà hai bên đã đạt được đồng thuận hoặc quan điểm đã gần nhau; xác định được các nhóm vấn đề cần tiếp tục thảo luận để đi đến thống nhất trong thời gian tới. Ngoài ra, hai bên cũng đặt ra các khung thời gian để phản hồi về dự thảo hiệp định, đề xuất lời văn cũng như tổ chức các cuộc họp trực tuyến nhằm chuẩn bị cho phiên đàm phán tiếp theo. Vào cuối ngày làm việc thứ ba, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có phiên đàm phán với Đại sứ, Trưởng đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer để thống nhất kết quả đạt được của vòng đàm phán thứ hai và chỉ ra những nội dung cần được tiếp tục tập trung đàm phán vào đầu tháng 6-2025. Bộ trưởng nhất trí với ông Jamieson Greer, giao cấp kỹ thuật hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi để sớm có thỏa thuận phù hợp với kỳ vọng và điều kiện của mỗi bên. A.HIỀN Đảm bảo điện cho kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp THPT 2025 Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên về việc đảm bảo cung cấp điện trong kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp năm 2025. Theo EVNHCMC, căn cứ theo khung thời gian kế hoạch chuẩn bị, tổ chức tuyển sinh các lớp đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT trong năm 2025 của Sở GD&ĐT TP.HCM, EVNHCMC đã lên kế hoạch để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, đảm bảo điện ổn định, tin cậy phục vụ trong suốt thời gian tổ chức sự kiện này. EVNHCMC tổ chức tổng kiểm tra, rà soát toàn diện hệ thống cấp điện tại các địa điểm tổ chức kỳ thi; lập biên bản kiểm tra có xác nhận của đơn vị sử dụng điện. Từ đó, có khuyến cáo nếu hệ thống điện nội bộ không đảm bảo an toàn, ổn định; thỏa thuận phương án trực và vận hành với các trường/đơn vị tổ chức kỳ thi trước, trong và sau thời gian thi. Đ.TRANG Tổ chức Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 21 Ngày 22-5, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Công Thương, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM phối hợp cùng Công ty CP Du lịch Văn hóa Suối Tiên tổ chức buổi họp báo thông tin về Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 21 - Suối Tiên Farm Festival 2025. Lễ hội trái cây Nam Bộ diễn ra từ ngày 1-6 đến 31-8 với chủ đề “Làm nông giữ gốc - dân tộc giữ hồn - hội nhập thời đại”. Lễ hội bao gồm chuỗi hoạt động kết hợp giữa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng đổi mới, hội nhập trong các lĩnh vực thương mại, du lịch và công nghệ. T.TRINH Giá xăng giảm, giá dầu tăng Chiều 22-5, liên bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo quy định. Cụ thể như sau: Xăng E5RON92: Không cao hơn 19.122 đồng/lít (giảm 58 đồng/lít so với kỳ trước). Xăng RON95-III: Không cao hơn 19.532 đồng/lít (giảm 62 đồng/lít so với kỳ trước). Dầu diesel 0.05S: Không cao hơn 17.405 đồng/lít (tăng 177 đồng/lít so với kỳ trước). Dầu hỏa: Không cao hơn 17.314 đồng/lít (tăng 88 đồng/lít so với kỳ trước). Dầu mazut 180CST 3.5S: Không cao hơn 16.512 đồng/kg (tăng 352 đồng/kg so với kỳ trước). A.HIỀN ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Việt Nam ủ ng hộ mọ i nỗ lự c và sá ng kiế n thú c đẩ y an ninh hà ng hả i Thượng tướng Võ Minh Lương dự lễ an táng 12 hài cốt liệt sĩ Hà Nội là 1 trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới Tin vắ n

5 Thời sự - Thứ Sáu 23-5-2025 thoisu@phapluattp.vn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20-5-2025 (tức ngày 23 tháng 4 năm Ất Tỵ) tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi. Trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý khác. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến. Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với nghi thức lễ Quốc tang. Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương diễn ra trong hai ngày 24 và 25-5. Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí. Theo thông báo của Ban tổ chức lễ tang, linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội. Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ ngày 24-5 đến 7 giờ ngày 25-5. Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể lúc 7 giờ ngày 25-5 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi. Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, số 142 Lê Trung Đình, TP Quảng Ngãi cũng diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Quảng Ngãi. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sinh ngày 5-5-1937, quê Quảng Ngãi. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, X; ủy viên Trung ương Đảng khóa V (dự khuyết), VI, VII, VIII, IX; ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII, ủy viên Bộ Chính trị khóa IX. Ông giữ cương vị Chủ tịch nước từ tháng 9-1997 đến tháng 6-2006. Năm 2007, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được trao tặng Huân chương Sao vàng - huân chương cao quý nhất của Việt Nam tặng cho những người có đóng góp đặc biệt xuất sắc đối với đất nước. Đ.MINH - N.THẢO PGS-TS NGÔ TRÍ LONG, chuyên gia kinh tế Với tầm nhìn chính trị vững vàng và sự kiên định của mình trong suốt những năm giữ trọng trách đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người đã góp phần quan trọng mở ra cánh cửa hội nhập toàn diện, tạo thế và lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Góp phần định hình, đặt nền móng cho hội nhập kinh tế sâu rộng Giữ cương vị Chủ tịch nước từ tháng 9-1997 đến tháng 6-2006, một giai đoạn bước ngoặt khi Việt Nam bước ra khỏi khủng hoảng, củng cố nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi đó là người góp phần định hình một cách sâu sắc đường lối đối ngoại đa phương, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, đặt nền móng cho tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vai trò Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi đó đã thay mặt Nhà nước ký kết, thúc đẩy hàng loạt hiệp định kinh tế - thương mại có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ năm 2000 là một dấu mốc mang tính đột phá. Đây là bước ngoặt lớn, không chỉ giúp Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc, mà còn mở đường để Việt Nam tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 - sự kiện đánh dấu vị thế mới của một nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ. Với tinh thần điềm tĩnh, kiên cường và thấu hiểu sâu sắc quy luật phát triển, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương không chỉ chú trọng thúc đẩy thương mại, đầu tư mà còn đặc biệt quan tâm tới xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh - điều kiện tiên quyết để thu hút đầu tư bền vững. Chính trong nhiệm kỳ của ông, nhiều đạo luật kinh tế quan trọng đã được ban hành, sửa đổi nhằm tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, phù hợp với chuẩn mực quốc tế như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Ông là người hiểu rất rõ rằng một quốc gia muốn phát triển không thể đứng ngoài dòng chảy toàn cầu hóa. Nhưng để hội nhập thành công thể chế phải đủ mạnh, con người phải Thủ tướng Anh Tony Blair tiếp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Vương quốc Anh vào tháng 5-2004. Ảnh: NGUYỄN KHANG/TTXVN NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG: Người kiên trì mở đường cho một Việt Nam hội nhập, phát triển Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người góp phần định hình sâu sắc đường lối đối ngoại đa phương, đặt nền móng cho tiến trình hội nhập sâu rộng của nước ta. đủ trí tuệ và bản lĩnh. Chính vì vậy, dù xuất thân là một nhà địa chất nhưng ông lại có tầm nhìn xa về kinh tế, luôn đồng hành, lắng nghe và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và trí thức kinh tế tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. Ấn tượng về tư duy đổi mới Đối với chúng tôi - những người làm trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạch định kinh tế - di sản lớn nhất mà nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương để lại không chỉ là những văn kiện hay con số tăng trưởng, mà là một tư duy đổi mới mở lối đi trước thời đại, một tấm gương về sự điềm đạm, bản lĩnh và tận tụy vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Sự ra đi của ông để lại một khoảng trống lớn trong lòng những người từng đồng hành trên hành trình kiến tạo một Việt Nam tự cường, hội nhập và phát triển bền vững. Nhưng hành trang mà ông để lại - đó là một tầm nhìn chính trị sâu rộng gắn liền với thực tiễn phát triển kinh tế - sẽ mãi là kim chỉ nam cho các thế hệ tiếp nối. Với tư cách là một nhà nghiên cứu kinh tế từng công tác tại Ban Vật giá Chính phủ - cơ quan tham mưu trọng yếu về chính sách giá và điều tiết vĩ mô trong giai đoạn đầu đổi mới - tôi có may mắn được trực tiếp làm việc, trao đổi chuyên môn và tiếp thu những chỉ đạo sâu sát từ đồng chí Trần Đức Lương. Những buổi làm việc đó không chỉ thể hiện tầm nhìn bao quát của một nhà lãnh đạo cấp cao, mà còn bộc lộ tư duy đổi mới thẳng thắn, thực tế và luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Tôi đặc biệt ấn tượng với quan điểm xuyên suốt của ông cải cách kinh tế không thể tách rời khỏi hoàn thiện thể chế và hội nhập quốc tế phải đi đôi với chuẩn bị nội lực. Chính sự thấu hiểu sâu sắc và chỉ đạo kịp thời của ông đã góp phần tạo nên môi trường chính sách thuận lợi cho việc hình thành mặt bằng giá mới, điều tiết thị trường trong bối cảnh Việt Nam chuyển mình sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xin nghiêng mình tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, người mở đường cho một Việt Nam đổi mới, hội nhập và ngẩng cao đầu trên trường quốc tế.• Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong hai ngày 24 và 25-5 Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Sáu 23-5-2025 Cá nhân tôi cho rằng với 8 tội danh mà dự thảo đề xuất bỏ hình phạt tử hình thì chưa nên bỏ đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả Khoản 1 Điều 40 BLHS 2015 quy định tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định. Theo Điều 39 BLHS 2015, chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Tuy nhiên, không áp dụng hình phạt chung thân với người dưới 18 tuổi. Trong khi đó, Điều 39a tại dự thảo BLHS (sửa đổi) đã bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án và định nghĩa đây là hình phạt tù không thời hạn và không được xem xét giảm hình phạt đã tuyên, trừ trường hợp đại xá, ân giảm hoặc Luật Đặc xá có quy định khác, được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Ở nhóm tội xâm phạm về an ninh quốc gia và phá hoại hòa bình, tội phạm chiến tranh (Điều 109, 110, 114, 421), đây là nhóm tội phạm nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố chính trị, an ninh quốc gia. Thế nhưng, trong thời kỳ hòa bình hiện tại, phần lớn tội danh này ít xuất hiện. Đồng thời, thực tiễn xét xử tại tòa án cho thấy gần như không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội này do hành vi không gây mức độ nguy hiểm quá lớn, ảnh hưởng không quá nghiêm trọng. Ngoài ra, với tư tưởng tiến bộ hiện nay, các hoạt động chống phá Nhà nước dường như đã không còn tác dụng quá nhiều đối với người dân. Chính vì hậu quả chỉ hình thành ở quy mô nhỏ và khó tạo thành hậu quả quy mô lớn nên việc bỏ hình phạt tử hình đối với các tội này là điều cần thiết. Đối với nhóm tội phạm về tham nhũng quy định tại Điều 353, 354 BLHS, không trực tiếp gây hậu quả chết người nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng trong xã hội. Tuy nhiên, việc bãi bỏ hình phạt tử hình có thể góp phần tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả của vụ án, đồng thời phù hợp với xu hướng xử lý nhóm tội phạm này trên thế giới. Việc áp dụng án tù chung thân không xét giảm án đã đủ tạo tính răn đe đối với tội danh này. Ngoài ra, yếu tố cốt lõi không phải là tử hình hay không, mà là tăng cường khả năng phát hiện, thu hồi tài sản và nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong bộ máy công quyền. Một bộ máy vận hành tốt, có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả sẽ tự thân hạn chế được cơ hội để tham nhũng xảy ra. Do đó, biện pháp phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách công tác quản lý con người cũng cần được ưu tiên hàng đầu. So với các biện pháp trừng phạt như tử hình hay tù chung thân, phòng ngừa có hiệu quả lâu dài và tiết kiệm nguồn lực hơn. Vận chuyển ma túy: Nên phân hóa trách nhiệm chứ không bỏ tử hình Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194), đây là những hành vi cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và có thể gây tử vong đối với người sử dụng các sản phẩm thuốc giả. Tuy nhiên, án tử hình không đồng nghĩa với việc giải quyết triệt để hành vi phạm tội. Nguyên nhân gốc rễ vẫn là quản lý lỏng lẻo và lợi nhuận cao trong lĩnh vực dược phẩm. Bên cạnh đó, nếu như hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa TS-LS NGUYỄN THỊ KIM VINH, nguyên thẩm phán TAND Tối cao Theo tờ trình của Chính phủ, hiện nay có 104 quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình, có 28 quốc gia tuy pháp luật còn quy định nhưng trên thực tế không còn áp dụng, 8 quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trên thực tế nhưng sẽ áp dụng trong vài trường hợp bất khả kháng (như tội phạm chiến tranh). Còn 55 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình, trong đó có Việt Nam (VN). Cụ thể, VN vẫn đang áp dụng hình phạt tử hình đối với 18 tội danh. Và Quốc hội khóa này đang thảo luận về đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN VN (Điều 114); sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421); gián điệp (Điều 110); vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); tham ô tài sản (Điều 353); nhận hối lộ (Điều 354). Đề xuất trên cho thấy sự nhân đạo của hệ thống tư pháp, theo xu thế chung của thế giới. Dù vậy, việc bỏ hay không bỏ cần xem xét toàn diện các yếu tố, trong đó có mức độ nguy hiểm các hành vi phạm tội, hậu quả. Giữa năm 2024, Công an Hà Nội đã triệt phá đường dây vận chuyển hơn 170 kg ma túy từ nước ngoài về Việt Nam. Ảnh: CA bệnh, thuốc phòng bệnh mà gây chết người thì có thể bị truy tố và xử phạt theo tội giết người. Còn với tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), có thể nói việc vận chuyển ma túy không phải là hành vi cá nhân đơn lẻ mà thường gắn với tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, có sự bảo kê và dùng thủ đoạn tinh vi để qua mặt pháp luật. Một hành vi vận chuyển có thể kéo theo hàng ngàn người nghiện, hàng trăm gia đình tan vỡ, xã hội bất ổn, y tế và ngân sách nhà nước chịu áp lực lớn. Tội phạm ma túy đang ngày càng tăng, thủ đoạn tinh vi. Và dù pháp luật hiện hành đã rất nghiêm khắc nhưng số vụ án ma túy lớn vẫn không giảm, thậm chí tăng mạnh trong các năm gần đây. Việc bỏ án tử hình có thể bị tội phạm hiểu sai là nhẹ tay, dẫn đến tâm lý dám làm liều để đổi đời nhanh chóng. Do đó, không nên bỏ tử hình với tội danh này nhưng cần phân hóa trách nhiệm. Việc phân hóa hình phạt có thể theo vai trò, khối lượng, động cơ phạm tội. Giả sử như người bị dụ dỗ, vận chuyển lần đầu, bị lừa cầm nhầm, vận chuyển nhầm ma túy có thể không tử hình nhưng với các trường hợp tái phạm, chuyên nghiệp, vận chuyển số lượng đặc biệt lớn, có tổ chức thì tử hình vẫn cần thiết để răn đe mạnh mẽ.• “Yếu tố cốt lõi không phải là tử hình hay không, mà là tăng cường khả năng phát hiện, thu hồi tài sản và nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong bộ máy công quyền.” TS Nguyễn Thị Kim Vinh Say rượu rồi đánh vợ, lãnh án 5 năm tù phapluat@phapluattp.vn Ngày 22-5, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt bị cáo La Lan Minh (52 tuổi, ngụ huyện Đồng Xuân, Phú Yên) 6 năm tù về tội giết người. Theo cáo trạng, khoảng 17 giờ 30 ngày 9-5-2024, ông Minh đi làm về không thấy vợ là bà Dài ở nhà nên bực tức, lấy rượu ra uống một mình. Sau khi uống hết nửa lít rượu, ông Minh chạy xe máy đến nhà bà Diệu ở cùng thôn để tìm vợ. Thấy chồng có biểu hiện say rượu nên bà Dài không theo về nhà. Sau vài câu cãi vã, ông Minh đánh vào đầu vợ rồi qua nhà hàng xóm tiếp tục uống rượu đến khoảng 20 giờ. Khi về nhà, thấy vợ đang nằm ngủ trên võng, hai bên tiếp tục cãi nhau dẫn đến xô xát. Lúc này, bà Dài thấy cái búa để gần đó, sợ ông Minh lấy đánh lại nên cầm đến nhà con gái sát bên để giấu. Ông Minh lấy rựa qua nhà con gái rồi cầm rựa chém trúng đầu bà Dài. Chém vợ xong, ông Minh về nhà ngủ, còn bà Dài được mọi người đưa đi cấp cứu, bị thương tích 11%. X.HOÁT - T.MINH Thu hẹp hình phạt tử hình: Tội nào nên bỏ, tội nào không? Việc bỏ hay không bỏ hình phạt tử hình đối với một tội danh nào đó cần xem xét toàn diện các yếu tố, trong đó có mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả gây ra với xã hội. Hiện nay, tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại và đang có dấu hiệu gia tăng tại VN trong thời gian qua. Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là một trong những hành vi cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là những đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia; loại tội phạm này thường trang bị vũ khí nóng, khi bị phát hiện đối tượng này thường chống trả quyết liệt và đã có nhiều chiến sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ truy bắt đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy. Mặt khác, hậu quả của hành vi này là đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, theo tôi phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về việc bỏ hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này, sẽ có ảnh hưởng nhất định đến công tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm liên quan đến ma túy. Luật sư NGUYỄN DUY BINH, Đoàn Luật sư TP.HCM Ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, phòng chống ma túy Bị cáo La Lan Minh tại phiên tòa. Ảnh: T.MINH

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==