SỐ 116 (7389) - Thứ Tư 28-5-2025 Tiếp tục thực hiện hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Brunei CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn Nóng tranh luận đề xuất bỏ hình phạt tử hình 8 tội danh Từ trái sang: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), Phó Thủ tướng Lê Thành Long, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nêu ý kiến tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Ảnh: PHẠM THẮNG “Không phải cứ vào bộ máy rồi ungdungbiên chế suốt đời” Các trường ĐH tung học bổng tiền tỉ hút thí sinh giỏi Bài học từ vụ hơn 2.000 người sập bẫy tiền mã hóa Phát triển 1 triệu nhà ở xã hội: Không thể chỉ chờ doanh nghiệp tự bơi Bỏ cấp phép xây dựng: Cải cách được dân mong mỏi trong so nay trang 6+7 trang 11 trang 8 trang 9 trang 2+3 trang 13 trang 4
2 Thời sự - Thứ Tư 28-5-2025 NGUYỄN THẢO thực hiện Một trong những tư tưởng, định hướng quan trọng trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức (CBCC) sửa đổi lần này là xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, đưa hiệu suất KPI theo vị trí việc làm vào đánh giá chất lượng CBCC để góp phần loại bỏ tình trạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, đồng thời có những chính sách thu hút đặc biệt, vượt trội để chiêu đãi hiền tài. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (ảnh, Hải Dương) khẳng định để thu hút người có tài vào cống hiến trong bộ máy công vụ thì điều quan trọng hơn cả là cần trao cho họ cơ hội được cống hiến, được tin tưởng và được trọng dụng. Khắc phục tình trạng cồng kềnh của bộ máy . Phóng viên: Quản lý theo vị trí việc làm được đặt ra trong Luật CBCC từ năm 2008 nhưng đến nay sau gần 20 năm thực hiện vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng về tính hiệu quả. Theo bà, nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ đâu? + Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Vấn đề áp dụng vị trí việc làm vào đánh giá CBCC được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng khi áp dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo tôi, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này: Thứ nhất, cách thức tổ chức bộ máy của chúng ta còn rất phức tạp và cồng kềnh, thậm chí có phần “rắc rối”, có những nhiệm vụ 3-4 bộ cùng quản lý. Thứ hai, đội ngũ công chức còn đông. Dù trải qua nhiều lần tinh giản nhưng mới chỉ dừng ở mức độ giảm cơ học với khoảng 10% ở các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, hoàn thành nhiệm vụ thì cho thôi việc. Điều này đồng nghĩa không phải cứ được tuyển dụng vào bộ máy là ung dung ngồi đó cả đời. Nếu không nỗ lực thì vị trí của anh sẽ lung lay và bị đào thải. Tình trạng cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” lâu nay được nhắc đến rất nhiều, thậm chí trong báo cáo của Chính phủ cũng đã đề cập đến. Vậy nguyên nhân do đâu? Tôi cho rằng do khâu đánh giá chúng ta thực hiện chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng nể nang, dĩ hòa vi quý trong đánh giá hằng năm, ai cũng xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên, thậm chí số hoàn thành tốt nhiệm vụ rất nhiều. Vậy thì làm sao có thể loại bỏ khỏi bộ máy những người năng lực yếu kém? Từ thực tiễn đó, theo tôi, cần quán triệt thực hiện nghiêm minh công cụ đánh giá và sàng lọc công chức. Làm được điều này mới tạo ra được môi trường làm việc văn minh, cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Bên cạnh đó, phải xây dựng các tiêu chí mang tính của quốc gia”. Người tài bao giờ cũng được trọng dụng dù trong bất cứ xã hội nào, bất cứ chế độ nào, bất cứ quốc gia nào, bởi đây chính là đội ngũ tinh hoa để xây dựng đất nước. Nhà nước đã rất chú trọng đến việc thu hút người tài vào làm việc cho khu vực công với nhiều chính sách được ban hành ở cả tầm trung ương lẫn địa phương. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu chất xám vẫn xảy ra khi những người tài ở khu vực công chuyển sang khu vực tư. Tài năng trong hoạt động công vụ là một dạng tài năng rất đặc thù. Không chỉ đòi hỏi năng lực chuyên môn, kỹ năng tổ chức mà còn cần sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực và bản lĩnh chính trị. Chúng ta không thể phát hiện người tài bằng hồ sơ, bằng cấp, hay qua các kỳ thi hình thức mà phải thông qua nhiệm vụ thực tiễn, qua khả năng xử lý vấn đề mới, phức tạp, đặc biệt là qua kết quả tạo ra giá trị công. Có những người khi đi học thành tích không quá ấn tượng nhưng khi công tác trong thực tiễn lại rất xuất sắc vì họ dám nghĩ, dám làm và có những quyết định đúng đắn. Muốn thu hút và giữ chân người tài, tôi cho rằng không chỉ là ưu đãi về tiền lương. Điều quan trọng hơn là trao cho họ cơ hội được cống hiến, được tin tưởng và được trọng dụng, đặc biệt phải có những trường lớp đào tạo chuyên sâu về công vụ. Chẳng hạn ở Singapore, người có tài năng trong khu vực công được tuyển chọn từ rất sớm, đưa vào các chương trình đào tạo chuyên sâu, có lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, được giao nhiệm vụ lớn để rèn luyện và chứng minh năng lực. Ở Pháp hay Nhật Bản, hệ thống công vụ cho phép phát hiện và thăng tiến người giỏi từ cấp cơ sở, đi kèm với chính sách đãi ngộ theo vị trí và kết quả công tác chứ không cào bằng theo thâm niên. Những bài học này cho thấy ưu đãi người tài không chỉ là tăng lương, mà là tạo dựng một hệ thống công vụ minh bạch, công bằng, có động lực và có cơ hội phát triển thực sự. Hơn nữa, thăng tiến trong công việc không đơn thuần là câu chuyện quyền chức mà là sự khẳng định của cả hệ thống chính trị đối với người có tài. Chúng ta trả lương và trao cho Để đánh giá hiệu quả năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức cần căn cứ vào ba kênh gồm người dân, doanh nghiệp; đồng nghiệp và lãnh đạo. Ảnh: NGUYỆT NHI cả nước đang thực hiện mạnh mẽ cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước, sắp xếp lại các cơ quan từ trung ương đến địa phương… Đây cũng là điều kiện để thực hiện quản lý CBCC theo vị trí việc làm, góp phần giúp bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Thứ ba, nguồn ngân sách của chúng ta còn tương đối hạn hẹp. Trong khi đó, tác động đầu tiên khi thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, rà soát các vị trí sẽ liên quan đến nhân sự, con người và cả gia đình của họ, do vậy cần cân nhắc thật kỹ và có lộ trình phù hợp. Ngoài ra, để trả lương theo vị trí việc làm thì ngân sách cũng cần bổ sung một khoản lớn cho quỹ lương, trong khi đất nước mới trải qua một giai đoạn rất khó khăn, mọi nguồn lực phải tập trung cho chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch. Dù vậy, tôi cho rằng đây là thời điểm chín muồi, hội tụ đầy đủ mọi điều kiện để tiếp tục thực hiện sắp xếp bộ máy, xây dựng vị trí việc làm… tiến tới đánh giá, tuyển dụng và trả lương xứng đáng cho CBCC theo vị trí việc làm. Không phải vào bộ máy là ung dung ngồi cả đời . Xuyên suốt trong dự thảo Luật CBCC lần này là tư duy xóa bỏ công chức suốt đời. Quá trình thực hiện, liệu có thách thức lớn nào cần vượt qua, thưa bà? + Dự luật lần này quy định rất chặt chẽ trong đánh giá và sử dụng CBCC. Khi CBCC bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ thì họ được bố trí công việc khác; hai năm không định lượng, riêng cho từng vị trí công việc. Chẳng hạn, khối lượng công việc cụ thể hoàn thành, chất lượng hoàn thành ra sao… . Nếu như vậy, vai trò của người đứng đầu trong đánh giá sẽ rất quan trọng? + Bên cạnh người đứng đầu thì vai trò của tập thể cũng rất quan trọng trong quá trình đánh giá CBCC. Bởi trong quá trình làm việc, công chức còn có mối quan hệ công vụ với đồng nghiệp. Như vậy, chúng ta phải căn cứ vào ba kênh để đánh giá CBCC, gồm người dân, doanh nghiệp; đồng nghiệp và đánh giá của các cấp lãnh đạo. Và đích hướng đến cuối cùng là hiệu quả công việc có thể đo lường, đong đếm cụ thể của mỗi CBCC. Phát hiện người tài bằng hồ sơ, bằng cấp? . Theo bà, với cơ chế trả lương theo vị trí việc làm sẽ tạo ra những lợi thế gì trong thu hút nguồn nhân lực giỏi vào phục vụ bộ máy công vụ? + “Hiền tài là nguyên khí Chúng ta phải căn cứ vào ba kênh để đánh giá CBCC, gồm người dân, doanh nghiệp; đồng nghiệp và đánh giá của các cấp lãnh đạo. Và đích hướng đến cuối cùng là hiệu quả công việc có thể đo lường, đong đếm cụ thể của mỗi CBCC. Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công việc trên cơ sở áp dụng công nghệ, dữ liệu số về công vụ, công chức. Điều này sẽ giúp quá trình đánh giá công bằng, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của đánh giá. Người dân lúc này sẽ không có sự ngần ngại và thoải mái hơn, đánh giá đúng thực chất cảm nhận của mình trước sự phục vụ của CBCC mà không bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào. Với đồng nghiệp cũng vậy, sẽ giảm bớt tâm lý nể nang khi đánh giá. Tuy nhiên, công nghệ cũng là con dao hai lưỡi nên cần lưu ý tính toán kỹ những phát sinh có thể xảy ra. Chẳng hạn có những trường hợp cố tình sử dụng kênh đánh giá để trù dập, bè phái hoặc mua chuộc, lôi kéo người này, người khác… Đại biểu NGUYỄN THỊ VIỆT NGA Ứng dụng số vào đánh giá cán bộ, công chức: Cần lưu ý gì? thoisu@phapluattp.vn “Không phải cứ vào bộ máy rồi biên chế suốt đời” Đây là thời điểm chín muồi để xây dựng vị trí việc làm… tiến tới đánh giá, tuyển dụng và trả lương xứng đáng cho cán bộ, công chức, góp phần xóa bỏ tư tưởng biên chế suốt đời.
3 Đại biểu TRẦN VĂN TIẾN, đoàn Vĩnh Phúc: Công khai, có tiêu chí cụ thể trong đánh giá Để đánh giá kết quả công chức được công khai, minh bạch, khách quan, chính xác thì nội dung đánh giá cần được cụ thể hóa bằng tiêu chuẩn cụ thể nhằm bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện và có tính định lượng cao, tránh tình trạng tiêu chuẩn, nội dung đánh giá quy định chung chung và mang định tính. Đại biểu PHẠM VĂN HÒA, đoàn Đồng Tháp: Đánh giá bằng KPI: Công bằng, hợp lý Tôi đồng tình việc đánh giá CBCC theo vị trí việc làm, KPI như các doanh nghiệp đã và đang thực hiện. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước họ đã làm việc này rất nhiều, doanh nghiệp nhà nước cũng đã làm, chỉ có công chức, viên chức chưa thực hiện. Đánh giá theo chỉ số KPI là rất cần thiết, rất quan trọng, giúp chúng ta sẽ thay đổi tư duy đánh giá công chức theo kiểu cảm tính, nể nang, cả nể, không dám đánh giá thủ trưởng cơ quan, không dám đánh giá đồng chí cấp của mình… Chính điều này cũng tạo ra sự hợp lý, công bằng hơn trong đánh giá. Đại biểu TRỊNH MINH BÌNH, đoàn Vĩnh Long: Chiến lược để thu hút người giỏi Với hệ số lương 2,34 (khoảng 6,8 triệu đồng/tháng) cho CBCC mới vào làm, bao gồm cả 25% tiền công vụ, chưa tính các loại bảo hiểm phải chi trả thì không đủ để họ trang trải chi phí cho cuộc sống tối thiểu, chưa kể có thêm vợ hoặc chồng, con, đặc biệt là sống ở các TP lớn thì có thể sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Tôi cho rằng hệ số lương 2,34 sau 21 năm triển khai đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay, cần có tính toán để thay đổi, nhất là phải sớm áp dụng hệ thống tiền lương mới. Bên cạnh đó, để thu hút người tài năng, theo tôi, chúng ta cần từng bước xây dựng chế độ tiền lương gắn với vị trí việc làm, hiệu quả công việc và năng lực cá nhân. Đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ theo hướng lấy hiệu quả và sản phẩm công việc là tiêu chí chính, tạo ra môi trường làm việc thật sự năng động, minh bạch, đề cao sáng tạo và tinh thần trách nhiệm. Người tài năng cần có chế độ, chính sách đãi ngộ riêng, như ưu tiên bố trí nhà công vụ, hỗ trợ thuê nhà… Chúng ta cũng cần mạnh dạn trong tuyển sinh chọn sinh viên xuất sắc từ sớm như mô hình ở Singapore, Nhật Bản… Đ.MINH - N.THẢO Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Công văn 2560 về việc thực hiện Kết luận 155 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến 30-6-2026. Đánh giá tác động của chế độ, chính sách với cán bộ ảnh hưởng do sắp xếp Trong đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao Vụ Tổ chức - Biên chế chủ trì hằng tuần theo dõi và cập nhật thường xuyên về số lượng cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cán bộ) nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Chủ động gửi Bộ Tài chính để thực hiện phân bổ ngân sách, cấp bổ sung kinh phí kịp thời chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp. Cùng với đó, rà soát, đánh giá tác động của chế độ, chính sách đối với cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng bởi sắp xếp, nhất là đối tượng người dân tộc thiểu số, người theo các tôn giáo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng yêu cầu khẩn trương xây dựng nghị định về chế độ, chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để trình Chính phủ, chậm nhất trước ngày 30-5. Vụ Tổ chức - Biên chế chủ động báo cáo các tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo về triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Vụ Chính quyền địa phương được giao chủ trì khẩn trương tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành một nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bốn nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) bảo đảm văn bản hướng dẫn được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật (trước ngày 24-6, ngày Quốc hội thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương). Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật và Tư pháp để thẩm định một đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, 34 đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua làm cơ sở cho các địa phương triển khai việc sắp xếp để bảo đảm đi vào vận hành cấp xã từ ngày 1-7, cấp tỉnh sau ngày 30-8. Không bỏ sót hoặc chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ Vụ Công chức - viên chức chủ trì khẩn trương tham mưu ban hành bảy nghị định và một thông tư quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bảo đảm văn bản hướng dẫn được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật. Trong đó, chú ý vấn đề cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu phân cấp, phân quyền, mô hình chính quyền địa phương hai cấp (trước ngày 24-6, ngày Quốc hội thông qua Luật Cán bộ, công chức). Vụ Pháp chế khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; nghị định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực có quy định chuyển tiếp rõ ràng, không để khoảng trống, không để gián đoạn công việc. Những nội dung này bảo đảm nguyên tắc Trung ương tập trung quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát. Phân cấp, phân quyền đủ mạnh, đủ rõ, hợp lý các nhiệm vụ ở Trung ương đang thực hiện về cho địa phương theo đúng tinh thần “địa phương quyết định, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Ngoài ra, cần rà soát, thực hiện phân cấp, phân quyền giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, không bỏ sót hoặc chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn việc số hóa tài liệu để bảo đảm an toàn tài liệu của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định; đồng thời kiểm tra, giám sát việc rà soát, kiểm kê, chỉnh lý hoặc tiêu hủy hồ sơ, tài liệu để chuẩn bị sẵn sàng bàn giao khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã (phòng tránh nguy cơ thất lạc, làm mất hoặc tiêu hủy tài liệu, nhất là hồ sơ liên quan đến đất đai, dự án đầu tư...).• Thời sự - Thứ Tư 28-5-2025 Ý kiến thoisu@phapluattp.vn ung dung Để thu hút người tài vào cống hiến trong bộ máy công vụ cần trao cho họ cơ hội, sự tin tưởng và trọng dụng. Ảnh: THUẬN VĂN 30-5 trình Chính phủ chế độ hỗ trợ cán bộ không chuyên trách cấp xã Bộ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu khẩn trương xây dựng nghị định về chế độ, chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để trình Chính phủ trước ngày 30-5. người tài những điều kiện làm việc tốt nhất, khi họ làm tốt thì phải được cất nhắc, bố trí vào những vị trí cao hơn. Hiện nay, khu vực tư nhân đang làm rất tốt điều này. Qua những lần đi giám sát, làm việc với rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vốn FDI, tôi thấy có những giám đốc còn rất trẻ. Có những sinh viên mới ra trường mấy năm nhưng đã nắm giữ những vị trí rất cao, điều hành rất nhiều việc, quản lý bao nhiêu nhân sự…, bởi người ta có tài và xứng đáng nhận được những ưu đãi ấy sau khi đã chứng minh năng lực. . Xin cảm ơn bà.• Trước đó, tại Kết luận 155, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ khẩn trương thực hiện phân bổ ngân sách, cấp bổ sung kinh phí, hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị kịp thời chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp; khẩn trương ban hành chế độ, chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Đảng ủy Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy và các cơ quan liên quan hướng dẫn, khẩn trương tổ chức thực hiện việc số hóa tài liệu, tuyệt đối bảo đảm an toàn tài liệu của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương; các quy định, hướng dẫn có liên quan của các bộ, ngành để làm cơ sở hoàn thiện các quy định về tổ chức bộ máy ở địa phương. Bộ Chính trị yêu cầu khẩn trương hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh công chức xã, phường; chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách. Còn tại Kết luận 157, Bộ Chính trị giao Đảng ủy Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến tiêu chuẩn chức danh công chức xã, phường, đặc khu kèm theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; về chế độ, chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hoàn thành trước ngày 15-6.
4 Thời sự - Thứ Tư 28-5-2025 thoisu@phapluattp.vn Chủ tịch TP.HCM chỉ đạo kịp thời chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp bộ máy UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Thành ủy, HĐND TP.HCM; nghị định, nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCCVC, người lao động và việc bố trí kinh phí. Các cơ quan, đơn vị phải chủ động sử dụng dự toán được giao để kịp thời chi trả chính sách, chế độ cho CBCCVC, người lao động trong thực hiện sắp xếp bộ máy. Sau khi sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định, trường hợp còn thiếu, chủ động lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ, kịp thời gửi Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung kinh phí thực hiện theo quy định… H.KIM • Khen thưởng cô giáo cứu nữ sinh nhảy cầu. Ngày 27-5, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cho biết vừa quyết định khen thưởng đột xuất đối với cô giáo Nguyễn Thị Mai, Trường Tiểu học Hồng Quang (Nam Trực, Nam Định), vì hành động dũng cảm cứu người. Trước đó, sáng 26-5, cô Mai lao xuống dòng nước chảy xiết cứu nữ sinh 18 tuổi nhảy cầu Đò Quan, TP Nam Định. Đ.TRUNG • Nam sinh lớp 8 lao xuống sông cứu bạn đuối nước. Ngày 27-5, Tỉnh đoàn Phú Thọ đã trao bằng khen cho em Đặng Tuấn Hưng (học sinh lớp 8A3 Trường THCS Cao Xá, huyện Lâm Thao). Hưng đã dũng cảm cứu một bạn nam bị trượt chân rơi xuống sông đuối nước vào chiều 12-5. X.NGUYÊN Nhân dịp thăm chính thức Malaysia và dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Quốc vương Brunei Darussalam Sultan Haji Hassanal Bolkiah. Tại cuộc gặp, Quốc vương Brunei bày tỏ mong muốn sẽ cùng hoàng hậu sang thăm Việt Nam trong năm nay để củng cố và tăng cường tình cảm hữu nghị cũng như quan hệ song phương. Về việc thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, Quốc vương Brunei cho rằng hai nước còn nhiều dư địa, tiềm năng cần khai thác và phát huy tốt hơn nữa, như dầu khí, hóa chất, nông nghiệp, thủy hải sản, du lịch, chế biến thực phẩm Halal. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định các bộ, ngành hữu quan của Việt Nam sẽ tích cực phối hợp với Brunei chuẩn bị mọi mặt cho chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Brunei và hoàng hậu trong năm 2025 đạt những kết quả tốt đẹp và thực chất. Thủ tướng đề nghị Brunei tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí, hóa chất, lương thực; cấp thêm giấy phép cho các tàu cá, ngư dân Việt Nam được đánh bắt thủy hải sản tại vùng biển Brunei; đồng thời hỗ trợ Việt Nam cấp chứng chỉ, sản xuất thực phẩm Halal và tận dụng lợi thế nguyên liệu phong phú, dồi dào của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei giai đoạn 2023-2027, tăng cường tiếp xúc, trao đổi ở các cấp và thúc đẩy giao lưu nhân dân, góp phần tạo đà và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương trong thời gian tới. (Theo TTXVN) Ngày 27-5, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM, đã đến thăm nhạc sĩ, NSND Thế Hiển và NSƯT Lê Thiện. Đây là hoạt động tiếp nối kế hoạch tổ chức thăm các văn nghệ sĩ tiêu biểu, những văn nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời động viên các tập thể, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đoàn đã đến thăm nhạc sĩ Thế Hiển tại quận Gò Vấp (TP.HCM). Tại đây, ông Thuận chia sẻ: “Nhạc sĩ, NSND Thế Hiển đã có những đóng góp rất tích cực cho âm nhạc TP, tạo nguồn cảm hứng cho rất nhiều thế hệ thanh niên của TP.HCM trong những giai đoạn khó khăn nhất. Mong rằng anh luôn giữ sức khỏe và tiếp tục có những góp ý cho Sở VH&TT TP.HCM, Hội Âm nhạc và các cơ quan để các hoạt động mang lại những đóng góp tích cực cho TP mình”. Trong khi đó, đến thăm NSƯT Lê Thiện, ông Thuận ghi nhận những nỗ lực đóng góp của NSƯT Lê Thiện cũng như đội ngũ văn nghệ sĩ trong đại lễ 30-4. Ông Thuận cũng cho biết thời gian tới Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên sẽ chủ trì hội nghị tổng kết cho đại lễ tại TP.HCM và sẽ có khen thưởng xứng đáng, đặc biệt là với đội ngũ văn nghệ sĩ. V.HÀ Ngày 27-5, Công đoàn và Chi đoàn báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng TAND TP.HCM và UBND huyện Bình Chánh tổ chức chương trình “Sắc màu tuổi thơ” dành cho 1.000 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân (huyện Bình Chánh, TP.HCM), nhân dịp Tết Thiếu nhi 1-6. Tại chương trình, các học sinh được thưởng thức những tiết mục xiếc, ảo thuật đặc sắc, hấp dẫn, tham gia các trò chơi vui nhộn trên sân khấu, giao lưu với các nghệ sĩ xiếc, trực tiếp thử biểu diễn xiếc… Chương trình còn trao 50 suất học bổng, 50 phần quà cho 50 học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng và một phần quà từ Công ty CP Yến sào Nha Trang và Công ty CP Thực phẩm Việt Nam (Vietfoods). D.LINH Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Quốc vương Brunei Darussalam Sultan Haji Hassanal Bolkiah. Ảnh: VGP Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2613/QĐ-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 188/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) tại TP Hà Nội. Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương phát triển hệ thống ĐSĐT với nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt cho thủ đô. Kế hoạch đặt mục tiêu tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung của Nghị quyết 188 với bảy nhóm nhiệm vụ chính. Trong đó, đáng chú ý là việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, làm căn cứ triển khai đồng bộ các dự án ĐSĐT. TP sẽ xây dựng quy định về lập, thẩm định, phê duyệt tuyến và vị trí công trình theo quy hoạch, thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay thế thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Đồng thời, xác định tiêu chí lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, sản phẩm công nghiệp đường sắt, xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho loại hình vận tải này. UBND TP Hà Nội giao các cơ quan liên quan rà soát hiện trạng sử dụng đất dọc các tuyến ĐSĐT, lập danh mục quỹ đất tiềm năng phát triển mô hình đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD)… T.PHÚ Giáo sư vật lý chính thức làm hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học sức khỏe ĐH Quốc gia TP.HCM vừa có quyết định điều động và bổ nhiệm vị trí hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học sức khỏe. Theo đó, từ ngày 1-6-2025, GS-TS Phan Bách Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR), sẽ giữ chức hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học sức khỏe. GS-TS Phan Bách Thắng sinh năm 1979, quê Thái Bình. Ông nhận bằng tiến sĩ ngành khoa học và công nghệ vật liệu tiên tiến tại ĐH Sungkyunkwan (Hàn Quốc) vào năm 2009. Ông được bổ nhiệm chức danh giáo sư ngành vật lý vào năm 2022. P.ANH 11 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc miễn thi tốt nghiệp THPT và ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐH-CĐ năm 2025 đối với 11 học sinh lớp 12 tham dự Hội thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF) năm 2025 tổ chức tại Ohio, Mỹ từ ngày 10 đến 16-5. Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT thực hiện việc miễn thi tốt nghiệp THPT năm học 2024-2025 đối với các học sinh này theo quy định của quy chế thi tốt nghiệp THPT. Cùng với đó, các ĐH, học viện, trường ĐH-CĐ ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐH-CĐ năm 2025 theo quy định của quy chế tuyển sinh đối với 11 thí sinh này. T.THANH Nha Trang tổ chức Ngày hội toàn dân tắm biển Ngày 27-5, lãnh đạo UBND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết TP sẽ tổ chức Ngày hội toàn dân tắm biển Nha Trang năm 2025. “Đây là hoạt động hưởng ứng Lễ hội văn hóa - du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2025, đồng thời tạo sân chơi cho toàn dân, đặc biệt là học sinh vừa bước vào kỳ nghỉ hè. Ban tổ chức sẽ phát động phong trào tập bơi, phòng chống đuối nước trong toàn dân” - lãnh đạo UBND TP Nha Trang cho biết. Theo kế hoạch tổ chức do UBND TP Nha Trang vừa ban hành, chương trình dự kiến diễn ra từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 31-5 (tức Tết Đoan ngọ 5-5) tại bãi biển trước khách sạn Sheraton, phường Lộc Thọ. X.HOÁT ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Tiếp tục thực hiện hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Brunei Lãnh đạo TP.HCM thăm NSND Thế Hiển và NSƯT Lê Thiện Báo Pháp Luật TP.HCM mang Tết Thiếu nhi đến với học sinh huyện Bình Chánh Tin vắ n
5 Thời sự - Thứ Tư 28-5-2025 thoisu@phapluattp.vn việc này. Thời điểm đó, tôi chỉ muốn công an nhanh chóng bắt giữ thủ phạm để mọi người yên tâm” - anh T nói. Một số nữ sinh khác cũng bị người đàn ông (dáng to cao) tiếp cận, dùng vật nhọn đâm vào đùi làm các học sinh và phụ huynh lo lắng... Nhận được tin báo của người dân về hàng loạt trường hợp nữ sinh bị người lạ mặt đâm kim tiêm vào người, Phòng CSHS nhận thấy vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, mất an toàn học đường nên đã tập trung lực lượng điều tra, quyết tâm bắt bằng được hung thủ. Sau nhiều ngày theo dõi, mật phục, tối 24-5, qua công tác khoanh vùng, rà soát camera, tổ chức trinh sát tại khu vực đoạn đường liên khu thuộc khu phố Vĩnh Trường (phường Tân Vĩnh Hiệp, TP Tân Uyên, Bình Dương), các trinh sát phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy có biểu hiện nghi vấn. Ngay lập tức, Phòng CSHS phối hợp cùng Công an phường Tân Vĩnh Hiệp kiểm tra. Qua kiểm tra, nam thanh niên khai tên Nguyễn Thành Thông (22 tuổi, thường trú tại phường Tân Vĩnh Hiệp, TP Tân Uyên). Công an thu giữ trên người Thông một ống chứa dung dịch màu xanh, một bơm kim tiêm có chứa dung dịch màu xanh và một camera giấu kín (loại mang trên tay). Sau khi đấu tranh, Thông thừa nhận từ đầu tháng 5 đến khi bị bắt đã dùng kim tiêm đâm vào ít nhất năm học sinh nữ trên địa bàn phường Phú Tân (TP Thủ Dầu Một) và phường Tân Vĩnh Hiệp (TP Tân Uyên). Bước đầu, Thông khai nhận dùng kim tiêm (loại dùng tiêm cho gia súc, gia cầm) đâm vào đùi các nữ sinh, rồi dùng camera giấu kín quay lại để thỏa mãn thú vui cá nhân. Thông còn khai nước trong ống tiêm là nước muối sinh lý pha với thuốc cảm. Tuy nhiên, lực lượng công an vẫn đang lấy mẫu xét nghiệm để xác định chất trong dung dịch này.• KHẢ DOANH Ngày 27-5, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Bình Dương cho biết đang tạm giữ Nguyễn Thành Thông (22 tuổi, thường trú tại phường Tân Vĩnh Hiệp, TP Tân Uyên) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích. Phòng CSHS thông báo ai là bị hại của Thông thì liên hệ cơ quan công an để hợp tác xử lý vụ việc. Thời điểm xảy ra vụ việc, phụ huynh và các em học sinh rất hoang mang vì trong đêm tối không biết rõ bị vật gì đâm vào vùng đùi, chỉ nghi bị kim tiêm. Vì vậy, các phụ huynh đã đưa con mình đi xét nghiệm HIV và uống thuốc chống phơi nhiễm. Theo anh Nguyễn Khắc T, phụ huynh em Nguyễn Thị MT (học lớp 9 Trường THCS Nguyễn Quốc Phú), khoảng 20 giờ ngày 7-5, em MT chạy xe đạp điện cùng bạn đi học thêm về nhà (MT ngồi phía sau). Đến đoạn đường ĐX14 (phường Tân Vĩnh Hiệp), bất ngờ bị một nam thanh niên chạy xe máy áp sát, rồi dùng một vật nhọn đâm vào đùi. Sau đó, thanh niên này nhanh chóng tăng ga bỏ chạy. Khi biết sự việc, anh T đã nhanh chóng đưa em MT đến cơ sở y tế để xét nghiệm và uống thuốc phơi nhiễm. Cũng theo anh T, sau khi sự việc xảy ra, anh đã thông báo cho nhà trường và công an phường. “Gia đình và con gái tôi rất hoang mang về sự Thông thừa nhận từ đầu tháng 5 đến khi bị bắt đã dùng kim tiêm đâm vào ít nhất năm học sinh nữ trên địa bàn phường Phú Tân (TP Thủ Dầu Một) và phường Tân Vĩnh Hiệp (TP Tân Uyên). Nguyễn Thành Thông bị bắt khi đang trên đường tiếp tục gây án và bộ kim tiêm (ảnh nhỏ). Ảnh: CA Mật phục bắt nam thanh niên đâm kim tiêm vào đùi nữ sinh Liên tục trong thời gian ngắn, vào ban đêm Thông đã đâm kim tiêm vào đùi nữ sinh đi trên đường ở Bình Dương. Thống nhất khởi tố vụ án liên quan mỹ phẩm công ty của chồng Đoàn Di Băng Ngày 27-5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có văn bản báo cáo gửi UBND tỉnh Đồng Nai về tiến độ xử lý vụ việc sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu hàng giả. Theo báo cáo, Sở Y tế phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03 Công an tỉnh Đồng Nai) rà soát hai sản phẩm dầu gội và kem chống nắng Hanayuki do Công ty EBC Đồng Nai sản xuất có dấu hiệu nghi ngờ là hàng giả. Sau khi rà soát, đánh giá lại vụ việc, hai bên cùng thống nhất sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo (chai 300 g, số lô: 0010125, NSX: 050125, HSD: 040127) không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật. Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM là 470.000 cfu/g; mức chất lượng quy định không quá 1.000 cfu/g). Phát hiện chất bảo quản 2-Phenoxyethanol không có trong thành phần công thức sản phẩm đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cấp. Tổng cộng có 3.840 chai dầu gội đã xuất xưởng với trị giá hơn 337 triệu đồng. Công ty đã thu hồi được 1.734 chai, tổng giá trị hơn 152 triệu đồng. Đối với kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body (hộp tuýp 100 g, số lô: 0010125, NSX: 060125, HSD: 050127) có chỉ số chống nắng ghi trên nhãn SPF 50 không phù hợp với kết quả kiểm nghiệm chỉ số chống nắng của mẫu thử SPF 2,4 (dưới 70% công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn). Tổng cộng có 1.652 hộp kem chống nắng xuất xưởng với trị giá hơn 163 triệu đồng, hiện công ty đang thu hồi sản phẩm trên thị trường. Đối với sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body do Công ty CP Nhà máy y tế EBC Đồng Nai (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom) sản xuất cuộc họp thống nhất khởi tố vụ án. Do đó, Sở Y tế chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm sang PC03 Đồng Nai để điều tra làm rõ, xử lý theo thẩm quyền Đối với sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo, Sở Y tế lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt theo quy định. Cũng theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, ngày 25-5, giám đốc sở đã ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo mỹ phẩm tại Công ty EBC Đồng Nai. Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, công văn của UBND tỉnh Đồng Nai căn cứ biên bản kiểm tra và biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã tiếp tục rà soát hồ sơ, tài liệu và căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan, nhận thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về sản xuất hàng giả. Theo đó, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ VB Group do ông Nguyễn Quốc Vũ (chồng của Đoàn Di Băng) là người đại diện theo pháp luật đã ký hợp đồng với Công ty CP Nhà máy y tế EBC Đồng Nai (huyện Trảng Bom) sản xuất hai lô sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki Shampoo và Hanayuki Sunscreen Body. PV Ngày 27-5, bà VTBN (chủ một đại lý vé số ở quận 12, TP.HCM) cho biết hôm 17-5, bà bị một người đàn ông lừa đổi hai tờ vé số giả trúng thưởng giải tư. Cụ thể, sáng 17-5, bà N đang ở đại lý vé số thì một người đàn ông đi xe máy đến đổi vé số trúng thưởng. Người này đưa cho bà hai tờ vé số mở thưởng ngày 16-5, có dãy số trùng với giải tư, mỗi tờ vé số trúng thưởng trị giá 3 triệu đồng. Bà N dùng máy soi hai tờ vé số trên, quan sát bằng mắt thường và thử cạo hai tờ vé số nhưng không phát hiện bất thường, bà đồng ý đổi thưởng. “Lúc ấy tôi sơ ý không quét mã QR trên hai tờ vé số” - bà N nói. Khi hai tờ vé số trên được đưa đến đại lý cấp 1 đổi thưởng, bà mới biết đây là vé số giả. Bà N cho biết kẻ gian làm giả quá tinh vi khiến bà không nhận ra sự khác biệt khi so sánh với vé thật tại đại lý. Sau khi bị kẻ gian lừa, bà tìm hiểu và biết có đại lý vé số khác cũng bị lừa với thủ đoạn tương tự. Qua hình ảnh từ camera tại đại lý, người lừa đổi vé số giả trúng thưởng tại chỗ bà N có hình dáng giống với người đã lừa đổi hai tờ vé số giả trúng giải tư tại đại lý của ông Lê Khắc Trình ở TP Thủ Đức hôm 18-5. Trước đó, ngày 26-5, ông Lê Khắc Trình (ngụ TP Thủ Đức) cho biết ông đã trình báo lực lượng chức năng về việc bị lừa đổi hai tờ vé số giả trúng giải tư. Ông Trình cho biết chiều 18-5, một người đàn ông đi xe máy đến đại lý vé số của ông trên đường Đỗ Xuân Hợp (phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức) đổi vé số trúng thưởng. Người đàn ông trên đưa cho ông Trình hai tờ vé số trúng giải tư. Ông Trình dùng đèn soi chiếu, không phát hiện bất thường nên nhận đổi thưởng. Khi ông Trình mang vé số đến công ty xổ số mới biết hai tờ vé số là giả. Cũng như bà N, ông Trình cho hay là sơ ý không quét mã QR trên hai tờ vé số. NGUYỄN TÂN Kẻ lừa đổi vé số giả ở TP Thủ Đức từng thực hiện 1 vụ tương tự ở quận 12 Bà N không nghi ngờ, trả thưởng cho người đàn ông. (Ảnh cắt từ clip)
6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 28-5-2025 cưỡng chế tối đa sang quản trị công bằng. Ông coi đó là cách tiếp cận đúng đắn của một quốc gia hiện đại thượng tôn pháp luật và mang tính nhân văn sâu sắc. Dự thảo Luật sửa đổi BLHS giữ lại án tử hình đối với 10 tội danh, ông Bình cho rằng phần lớn đều mang yếu tố bạo lực nhưng “không phải tất cả đều thỏa đáng, nếu xét về tính thực tiễn, hiệu lực răn đe và mục tiêu cải cách tư pháp”. Ông phân tích, lập luận các cơ sở về pháp lý, nhân quyền, thưc tiễn, đạo lý và chia việc bỏ án tử hình thành ba giai đoạn. “Việc xây dựng lộ trình ba giai đoạn như tôi đề xuất để loại bỏ án tử hình đối với 10 tội danh còn lại hết sức cần thiết, khả thi và phù hợp với xu thế phát triển bền vững của pháp luật Việt Nam” - ĐB Bình nói. Phó Thủ tướng Lê Thành Long nói: Lần sửa BLHS kỳ này bỏ tám tội danh áp dụng án tử hình “là một bước tiến rất dài trong quan điểm của chúng ta về chính sách hình sự, đặc biệt đối với hình phạt nghiêm trọng nhất là tước bỏ quyền sống của con người”. Tranh luận bỏ án tử hình đối với tội phạm về ma túy, tham ô ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đồng thuận với đề xuất bỏ hình phạt tử hình với tội danh vận chuyển trái phép chất ma túy. Bà lập luận trong nhóm các tội phạm về ma túy, hành vi vận chuyển thường do những người yếu thế, thiếu hiểu biết hoặc bị dụ dỗ thực hiện, khác biệt so với những kẻ chủ mưu sản xuất, buôn bán - thường là tội phạm có tổ chức, lợi nhuận lớn. Do đó, việc chỉ giữ hình phạt tử hình cho tội sản xuất và buôn bán và giảm hình phạt cho tội vận chuyển là phù hợp với nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, mở ra cơ hội cải tạo cho người phạm tội. Tranh luận, ĐB Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) cho rằng những đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy không chỉ dừng lại là những người có hoàn cảnh khó khăn mà còn liên quan đến lợi nhuận. “Các đối tượng tham gia liên địa bàn, liên quốc gia” - bà Nguyệt nói và đề nghị các giải pháp đưa ra phải thực sự đồng bộ, tập trung vào nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Còn với những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng khó khăn thì một mặt cần tập trung vào hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, mặt khác phải có chế tài nghiêm khắc để răn đe, không để những đối tượng này có hành vi vi phạm. “Với ma túy, nếu chúng ta không cương quyết cắt nguồn cung thì rất khó để giảm cầu” - bà Nguyệt nhấn mạnh. Cùng về tội vận chuyển ma túy, ĐB Trương Trọng Nghĩa nói vận chuyển ma túy nguy hiểm hơn là sử dụng, vì vận chuyển góp phần vào chuyện phân phối, mua bán, đưa ma túy tiếp cận những người, thậm chí đi len lỏi vào các nơi rất hẻo lánh và đưa đến tận những người nghèo mà không có điều kiện để mua bán ma túy. Ông Nghĩa nói áp dụng tử hình với hành vi vận chuyển nhiều, lặp đi lặp lại, có tổ chức, rất tinh NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 27-5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận sôi nổi về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung BLHS (sửa đổi) - bộ luật mà Phó Thủ tướng Lê Thành Long trong phát biểu tiếp thu giải trình khẳng định là “bám sát và tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về chính sách hình sự”. Bỏ án tử hình không đồng nghĩa là nương tay với tội phạm Không phát biểu về các điều luật cụ thể, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nói ông mong ước đến một ngày nào đó, Việt Nam cũng không còn án tử hình. Dẫn trường hợp Cộng hòa San Marino, quốc gia luôn được Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế đánh giá là nơi không hề có tội phạm hình sự, vốn là một vấn nạn bao trùm khắp hành tinh, ĐB Trương Trọng Nghĩa nói: “Tôi mơ ước một ngày nào đó tình hình vi phạm hình sự ở nước ta cũng được như quốc gia này. Nhiều quốc gia trên thế giới đã bỏ hình phạt tử hình, thậm chí từ lâu và tôi mơ ước nước ta một ngày nào đó cũng được như vậy”. Theo ông, trong công tác lập pháp, lập quy, ngoài các tiêu chí như khoa học, hiệu lực, hiệu quả, tích cực thì còn có tiêu chí là tính hợp lý - hợp lý đối với thực tiễn cụ thể và trình độ phát triển của nước mình. “Chúng ta đang hội nhập quốc tế nên vừa phải sống theo pháp luật quốc tế, vừa phải sống theo pháp luật quốc gia. Vấn đề là phải tìm được độ hợp lý của công tác lập pháp, lập quy trong hội nhập” - ĐB Nghĩa nói. ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) dẫn chiếu Điều 19 Hiến pháp 2013 khẳng định “mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ”. Ông cũng nói: “Xu hướng giảm, tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình không chỉ là yêu cầu của pháp luật quốc tế mà còn là đòi hỏi tất yếu từ chính hệ thống pháp lý quốc gia. Ông Bình cho rằng việc giảm và tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình không đồng nghĩa đó là sự nương tay đối với tội phạm mà là sự thay đổi phương pháp từ trả đũa, trừng trị nghiêm khắc sang cải tạo, từ Các đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Trương Trọng Nghĩa, Thạch Phước Bình, Nguyễn Thị Việt Nga (từ trái qua) thảo luận về vi, thậm chí dùng bạo lực, dùng vũ khí để tổ chức vận chuyển và tấn công vào các lực lượng bảo vệ pháp luật. “Còn những hành vi vận chuyển không đáng tử hình thì có một cách làm là thiết kế lại điều luật với những tình tiết, mức án cụ thể” - ông Nghĩa nói. Trong khi đó, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) và một số ĐB khác không đồng ý bỏ án tử hình với tội vận chuyển trái phép chất ma túy và tội tham ô tài sản. Theo ông Hòa, từ trước đến nay chưa tử hình ai phạm tội tham ô tài sản, tuy nhiên vừa rồi vụ án liên quan đến Ngân hàng SCB, khi VKSND đề nghị mức án tử hình bà Trương Mỹ Lan thì vài hôm sau gia đình đã nộp tiền khắc phục. ĐB Nguyễn Thanh Sang (TP.HCM) dẫn chứng hai vụ án gần đây gồm vụ án AVG với số tiền hối lộ cán bộ lên đến 3 triệu USD và vụ án chuyến bay giải cứu lên đến 42,6 tỉ đồng. ĐB Sang cho hay cả hai vụ này có đặc điểm chung đó là sau khi tuyên án tử hình, bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả. “Chúng ta phải phân tích tại sao khi bị tuyên án tử hình người ta lại “Lần sửa BLHS kỳ này bỏ tám tội danh áp dụng án tử hình “là một bước tiến rất dài trong quan điểm của chúng ta về chính sách hình sự, đặc biệt đối với hình phạt nghiêm trọng nhất là tước bỏ quyền sống của con người”.” Phó Thủ tướng Lê Thành Long phapluat@phapluattp.vn Nóng tranh luận đề xuất bỏ tử hình 8 tội danh Các đại biểu tranh luận nhiều chiều về đề xuất bỏ án tử hình với tám tội danh, có đại biểu đồng ý, có đại biểu bảo cần lộ trình, số khác thì cho rằng không nên bỏ ở một số tội. Tôi hết sức băn khoăn đối với việc không còn hình phạt tử hình cho bốn tội danh tham ô, nhận hối lộ, vận chuyển ma túy trái phép và sản xuất, buôn bán thuốc giả. Lực lượng thực thi pháp luật, cơ quan hành pháp đã phải hết sức vất vả để có thể kìm hãm những tội phạm này và kịp thời phát hiện, xử lý. Vậy tại sao chúng ta lại giảm án? Nếu nhân văn với tội phạm thì thân nhân của những nạn nhân và những người đã chết vì những tội lỗi này sẽ cảm thấy như thế nào? Đừng phát biểu rằng người ta không biết khi làm chuyện này với tất cả những gì chúng ta đã tuyên truyền. Đa số tội phạm này họ biết hết hậu quả sẽ như thế nào, sẽ gây những tác hại gì nhưng vì lợi ích họ vẫn bất chấp. Trong rất nhiều trường hợp đương nhiên án tử hình không phải là giải pháp duy nhất nhưng ít ra cũng góp một phần nào đó trong việc lập lại trật tự và để cho thấy quyết tâm của chúng ta là không khoan nhượng và luôn quyết liệt để chống lại các loại tội ác này. ĐB PHẠM KHÁNH PHONG LAN (TP.HCM) Băn khoăn của đại biểu Phạm Khánh Phong Lan Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==