133-2025

11 Kinh tế - Thứ Ba 17-6-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Nhật Bản khủng hoảng thiếu gạo, cơ hội nào cho gạo Việt? Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo chưa từng có nhưng cánh cửa vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới này vẫn còn quá hẹp cho gạo Việt Nam. Một quốc gia vốn tự hào về khả năng tự chủ lương thực như Nhật Bản đang chứng kiến giá gạo tăng vọt và các kệ hàng trống trơn, một kịch bản không tưởng trong nhiều thập niên. Tình thế thiếu cung này mở ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam (VN). Thị trường cực kỳ khó tính Một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo vào những thị trường khó tính, ông Đinh Minh Tâm, Giám đốc Công ty Cỏ May, cũng phải lắc đầu với thị trường Nhật Bản, điều kiện để xuất khẩu vào Nhật Bản thậm chí còn khó hơn châu Âu. Theo ông Tâm, Nhật Bản là một thị trường đặc biệt. Họ có thể chi trả rất cao cho nông sản nhưng đi kèm với đó là một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, dư lượng... mà nhiều người trong ngành ví von là “bức tường thép”. “Bên cạnh đó, chúng ta phải hiểu rằng người Nhật có văn hóa ẩm thực rất riêng. Họ chủ yếu ăn loại gạo của họ, giống Japonica hạt tròn, dẻo để làm sushi. Nhu cầu của họ rất đặc thù” - ông Tâm nhấn mạnh. Sự “khó tính” này không chỉ nằm trên giấy tờ. Nó bắt nguồn từ văn hóa tiêu dùng và sự ưu tiên tuyệt đối cho an toàn thực phẩm của người Nhật. Họ không chỉ kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm cuối cùng, một yêu cầu mà nhiều doanh nghiệp Việt vẫn đang chật vật đáp ứng. Theo ông Phan Văn Có, Giám đốc marketing Công ty TNHH Gạo Vrice, phía Nhật Bản quan tâm đến cả quy trình từ gốc: Họ xem xét thổ nhưỡng (chất lượng đất), nguồn nước tưới tiêu, quy trình canh tác và nhật ký đồng ruộng. Bất kỳ một mắt xích nào không đạt chuẩn, cánh cửa sẽ lập tức đóng lại. Hệ thống này được xây dựng dựa trên niềm tự hào về nền nông nghiệp trong nước và sự cẩn trọng gần như tuyệt đối với thực phẩm nhập khẩu. Ngay cả khi đối mặt với thiếu hụt, họ cũng sẽ không hạ thấp tiêu chuẩn. “Họ sẵn sàng trả giá cao hơn để nhập khẩu từ những nguồn cung mà họ tin tưởng tuyệt đối, như Mỹ hay Úc, những quốc gia có quy trình sản xuất được chuẩn hóa và giám sát chặt chẽ từ lâu” - ông Có chia sẻ. Theo ông Nguyễn Thanh Long, chuyên gia lúa gạo, rào cản không chỉ nằm ở tiêu chuẩn khắt khe mà còn ở những vấn đề cố hữu trong sản xuất và tập quán canh tác. Mặc dù một số công ty gạo VN đã xuất khẩu được những lô hàng nhỏ lẻ sang Nhật Bản, đây chưa phải là một xu hướng phổ biến và con đường cho gạo VN vẫn còn rất gian nan. “Giống lúa Nhật Bản Japonica này khá kén đất, chủ yếu chỉ được trồng ở một số khu vực tại Kiên Giang với hai vụ/năm. Nó không phải là giống lúa phổ biến và cũng không được các thị trường khác ưa chuộng” - ông Long phân tích. “Giấy thông hành” chất lượng và tầm nhìn cho tương lai Con đường gạo vào Nhật Bản vốn lắm chông gai nhưng ngành gạo VN vừa có một bước tiến mang tính lịch sử. Mới đây, đầu tháng 6-2025, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã xuất khẩu 500 tấn gạo Japonica mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” đầu tiên sang Nhật Bản. Đây chính là sản phẩm đầu tiên từ Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp” được xuất khẩu chính ngạch. Sự kiện này không phải là một thành công ngẫu nhiên. Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung An, cho biết đây là kết quả của sự hợp tác bền bỉ với Tập đoàn Murase (Nhật Bản) từ năm 2020. Hai bên đã liên kết trồng lúa chất lượng cao Gạo xuất khẩu sang Nhật phải đạt hơn 600 tiêu chuẩn Giá gạo đạt chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản cho loại gạo Japonica trên 800 USD/tấn, trong khi xuất sang thị trường khác chỉ ở mức khoảng 600 USD/tấn. Với loại gạo khác, nếu xuất khẩu được vào Nhật Bản thì giá cao gấp đôi xuất khẩu sang thị trường khác cùng loại gạo đó. Khi xuất khẩu gạo sang Nhật Bản, họ kiểm soát đến hơn 600 loại chất khác nhau. Chỉ cần một trong số đó không đạt tiêu chuẩn là toàn bộ lô hàng xuất khẩu gạo sẽ bị trả về. Ông NGUYỄN THANH LONG, chuyên gia ngành lúa gạo Tuần này, giá vàng thế giới nhiều khả năng sẽ biến động trong biên độ hẹp, tuy nhiên nếu căng thẳng tại Trung Đông có diễn biến mới đủ mạnh thì có thể đẩy giá vàng thế giới tăng. Trong tuần qua, tâm điểm của thị trường vàng thế giới chính là các số liệu lạm phát và diễn biến tình hình tại Trung Đông. Trong tuần này, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng như tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ trong tương lai. Trên thị trường Mỹ, trong ngày thứ Hai nhà đầu tư sẽ quan tâm đến khảo sát tình hình sản xuất do Empire State công bố, sau đó đến quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Đến ngày thứ Ba, nhà đầu tư quan tâm đến doanh số bán lẻ Mỹ tháng 5 để có thể hiểu được diễn biến chi tiêu tiêu dùng cá nhân tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngày thứ Tư, thị trường sẽ đón nhận quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Trong tuần tới, Fed tại Philadelphia cũng sẽ công bố kết quả khảo sát lĩnh vực sản xuất của Mỹ. Giám đốc điều hành Quỹ Bannockburn Global Forex Marc Chandler cho biết ông tin rằng giá vàng thế giới sẽ lại khôi phục xu thế tăng, thậm chí “thách thức” những mức đỉnh của tháng 4. Nhận định về triển vọng giá vàng thế giới tuần này, kết quả khảo sát mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia tin tưởng vào kịch bản giá vàng thế giới tăng, nhóm các nhà đầu tư cá nhân trong khi đó thận trọng hơn. Ông Rich Checkan, Chủ tịch kiêm COO Quỹ Asset Strategies International, dự báo: “Giá vàng thế giới sẽ tăng. Khi mà căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang mạnh, không còn nghi ngờ gì nữa, giá vàng thế giới sẽ tăng, phá vỡ các kỷ lục đã thiết lập trước đó”. Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Barchart. com Darin Newsom cho rằng: “Giá vàng thế giới sẽ tăng. Căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông đang leo thang. Rất nhiều nước trên thế giới đang bán đồng USD”. NGỌC DIỆP theo tiêu chuẩn Nhật Bản ngay tại ĐBSCL. Trong hai năm 2024 và 2025, quy trình này được nâng cấp với các tiêu chí giảm phát thải của Đề án 1 triệu ha. Lô gạo Japonica này có giá xuất khẩu là 820 USD/ tấn. Nếu ngành hàng lúa gạo VN thực hiện đúng các tiêu chí, quy trình canh tác mà Đề án 1 triệu ha lúa quy định thì chắc chắn gạo VN vào được thị trường Nhật Bản. “Người Nhật đặc biệt quan tâm đến an toàn thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và đây chính là chìa khóa để vượt qua hàng rào kỹ thuật. Muốn vào Nhật Bản không thể làm ăn xổi. Chúng tôi đã mất nhiều năm hợp tác với đối tác Nhật Bản, cùng họ phát triển vùng trồng, áp dụng quy trình của họ” - ông Bình chia sẻ kinh nghiệm. Từ một góc nhìn khác, ông Đinh Minh Tâm, Giám đốc Công ty Cỏ May, cho rằng việc đổ xô vào một thị trường mà không nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Doanh nghiệp gạo VN không thể cứ thấy thị trường có nhu cầu là lao vào. Theo ông Tâm, việc tiếp cận một thị trường khó tính như Nhật Bản đòi hỏi một chiến lược dài hạn, có chiều sâu và sự đầu tư ổn định cho ngành gạo VN. Doanh nghiệp không thể kỳ vọng bán hàng trong vài tháng hay một năm rồi thôi. “Nếu họ chỉ mua hàng của mình trong một năm để giải quyết tình thế, đến khi nguồn cung nội địa của họ phục hồi thì doanh nghiệp của mình sẽ mất phương hướng. Hơn nữa, người Nhật dùng gạo làm sushi là chính, lượng cơm ăn hằng ngày không nhiều như người Việt nên nhu cầu cho gạo thông thường không lớn” - ông Tâm nói. Cuối cùng, ông Tâm đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp gạo VN có thế mạnh ở đâu, sản phẩm được thị trường nào chấp nhận thì nên tập trung vào thị trường đó trước. Việc chạy theo một thị trường “nóng” một cách thiếu chuẩn bị là vô cùng mạo hiểm. Các chuyên gia cũng cho rằng mục tiêu không nhất thiết phải là bán thật nhiều gạo cho Nhật Bản mà hãy xem Nhật Bản như một “trường học” về chất lượng. Nếu chúng ta học được quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm, công nghệ chế biến của họ, chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng như bột gạo dinh dưỡng, bánh gạo, cơm ăn liền... đạt chuẩn quốc tế.• Theo các chuyên gia, ngành gạo Việt Nam cần hướng đi dài hạn, ổn định chứ không thể “ăn xổi”. Ảnh: QH Các chuyên gia cũng cho rằng mục tiêu không nhất thiết phải là bán thật nhiều gạo cho Nhật Bản mà hãy xem Nhật Bản như một “trường học” về chất lượng. Căng thẳng Trung Đông có thể đẩy giá vàng thế giới tăng QUANG HUY

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==