13 NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 16-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về hai dự thảo nghị quyết quan trọng trong lĩnh vực giáo dục gồm: Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và nghị quyết phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi. Chính sách nhân văn, được đồng thuận cao Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) bày tỏ sự đồng tình cao với chính sách miễn học phí. Bà nhấn mạnh đây là một chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cử tri cả nước. “Miễn học phí không chỉ giúp giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình, bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của mọi trẻ em mà còn tạo thêm động lực cho xã hội cùng chung tay đầu tư cho giáo dục” - bà Nga nói. Đồng thời, đại biểu đề xuất Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn cụ thể và cơ chế cấp bù kinh phí cho các cơ sở giáo dục để chính sách này được triển khai thuận lợi ngay từ đầu năm học mới. Về hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập, bà Nga đề nghị hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở giáo dục thay vì qua phụ huynh. Bởi theo bà, điều này sẽ đảm bảo tính chính xác, đơn giản thủ tục và sử dụng đúng mục đích hơn việc chi trả gián tiếp. Trong khi đó, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) bày tỏ lo ngại về các thách thức trong quá trình thực hiện, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, giảm đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, thậm chí đãi ngộ cho giáo viên nếu nguồn lực tài chính không được đảm bảo đầy đủ. Đại biểu đoàn Lâm Đồng cũng nêu một loạt băn khoăn về việc thực hiện miễn học phí, trong đó có khả năng phát sinh các khoản thu tự nguyện không đúng quy định. “Có thể xuất hiện các hình thức thu khác để bù đắp thông qua các loại quỹ tự nguyện hoặc các khoản đóng góp không minh bạch. Điều này không chỉ gây ra bức xúc cho phụ huynh mà còn làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của chính sách miễn học phí” - bà cảnh báo. Bà cũng lo ngại chính sách miễn học phí có thể dẫn đến thiếu hụt đầu tư vào cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến điều kiện dạy học, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Để tránh điều này, đại biểu kiến nghị cần xây dựng chiến lược tài chính tổng thể và dài hạn. Đại biểu đề xuất đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục một cách minh bạch, ưu tiên phân bổ ngân sách cho những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất. Đồng thời, cần tăng chi ngân sách cho giáo dục theo lộ trình rõ ràng. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, nâng cao tự chủ cho nhà trường cũng là một trong những giải pháp được đại biểu đề cập. Việc phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương trong quản lý ngân sách, kết hợp với kiểm soát chặt chẽ các khoản thu ngoài học phí, là điều hết sức cần thiết. Bà Tú Anh cũng nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ giáo viên. Chính sách miễn học Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: PHẠM THẮNG Kết lại phần tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Hôm nay là một ngày rất là đặc biệt đối với ngành giáo dục, Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục. Thay mặt cho 1,6 triệu nhà giáo và toàn thể ngành giáo dục, tôi muốn nói lời cảm ơn đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và toàn thể người dân đã quan tâm đến ngành giáo dục, quan tâm đến các nhà giáo, một khâu rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và có thể phát triển được giáo dục của đất nước trong thời gian tới… Ngành giáo dục và đào tạo với trách nhiệm của mình hứa sẽ ra sức nỗ lực để không phụ sự tin tưởng, sự quan tâm và sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, để đáp ứng được kỳ vọng và sự giao phó của người dân. Ngày 16-6, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo thông tin về Hội Báo toàn quốc 2025 và lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX. Theo đó, Hội Báo toàn quốc 2025 sẽ khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), diễn ra trong ba ngày từ 19 đến 21-6. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2025) và nhiều sự kiện lớn của đất nước trong năm 2025. Hội Báo toàn quốc 2025 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, phối hợp cùng Bộ VH-TT&DL. Chủ đề của hội báo năm nay là Báo chí Việt Nam - Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói về công tác chuẩn bị, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết: “Hội báo năm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu chặng đường 100 năm hình thành và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, vì thế công tác tổ chức được chuẩn bị kỹ lưỡng. Các hoạt động trong khuôn khổ hội báo đảm bảo thể hiện đầy đủ bản sắc của báo chí Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại, sáng tạo trên cơ sở kế thừa và tiếp nối lịch sử”. Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX - năm 2024 sẽ được trao vào ngày 21-6-2025 tại Cung điền kinh Mỹ Đình. Năm nay có 1.913 tác phẩm đủ điều kiện tham dự, sau hai vòng sơ khảo và chung khảo, hội đồng giải đã chọn 128 tác phẩm xuất sắc để trao giải, gồm 13 giải A, 27 giải B, 49 giải C và 39 giải khuyến khích. Đây cũng là năm đầu tiên giải Báo chí Quốc gia chấm thêm hai loại hình mới là báo chí đa phương tiện và báo chí sáng tạo. Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nhận định: “Điểm nổi bật năm nay chính là các sản phẩm báo chí đa phương tiện, báo chí sáng tạo được các cơ quan báo chí đầu tư công phu, ứng dụng công nghệ làm báo hiện đại, phát triển báo chí đa nền tảng, đa phương tiện song vẫn chuẩn mực về nội dung”. VIẾT THỊNH Đời sống xã hội - Thứ Ba 17-6-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Bộ trưởng GD&ĐT: Sẽ chi khoảng 30.000 tỉ miễn học phí cho học sinh Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay dự thảo hai nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí và phổ cập giáo dục mầm non đang nhận được sự đồng thuận cao, dự kiến Nhà nước sẽ chi khoảng 30.000 tỉ đồng để miễn, hỗ trợ học phí cho học sinh… phí chỉ có thể thành công khi giáo viên yên tâm công tác, có môi trường làm việc tốt và chế độ đãi ngộ hợp lý. Bà khẳng định: “Chính sách tốt phải đi cùng với thực hiện tốt. Cần có sự quyết tâm cao của toàn xã hội, sự vào cuộc mạnh mẽ từ Chính phủ, bộ, ngành, địa phương”. Chi 30.000 tỉ để miễn, hỗ trợ học phí cho học sinh Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết việc xây dựng hai nghị quyết này được tiến hành với tinh thần “hào hứng rất cao”, vì nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân và các cơ quan chức năng. “Người dân còn giục làm nhanh lên!” - ông Sơn chia sẻ. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trên thế giới hiện có 38 quốc gia miễn hoàn toàn học phí cho học sinh mầm non, phần lớn là các nước có thu nhập cao. Bên cạnh đó, có khoảng 90 quốc gia thực hiện miễn một phần hoặc có các chính sách hỗ trợ khác. Trong bối cảnh ngân sách còn hạn chế, ông Sơn nhấn mạnh việc Việt Nam chọn đi theo hướng miễn học phí là thể hiện quyết tâm lớn và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục. “Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội rất thống nhất trong việc thực hiện chủ trương này” - ông nói. Về hình thức hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm. Việc hỗ trợ cho phụ huynh sau khi đã đóng học phí cũng là giải pháp khả thi, nhờ dữ liệu hiện nay đã khá đầy đủ. Ông Sơn cho biết khi tính toán tổng kinh phí khoảng 30.000 tỉ đồng thì toàn bộ đều được lấy từ ngân sách nhà nước - bao gồm cả ngân sách trung ương và địa phương. Thực tế, hiện đã có 10 địa phương chủ động thực hiện miễn học phí bằng nguồn ngân sách của mình. “Chúng ta miễn học phí trong điều kiện còn khó khăn nhưng lại càng thể hiện rõ cam kết phát triển giáo dục toàn diện, công bằng và không để ai bị bỏ lại phía sau” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.• Giải Báo chí Quốc gia có thêm 2 nhóm giải mới Chính sách miễn học phí chỉ có thể thành công khi giáo viên yên tâm công tác, có môi trường làm việc tốt và chế độ đãi ngộ hợp lý. Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trả lời câu hỏi của phóng viên. Ảnh: VT Ngành giáo dục hứa nỗ lực để không phụ sự tin tưởng
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==