133-2025

14 Bạn đọc - Thứ Ba 17-6-2025 bandoc@phapluattp.vn Trong trường hợp của bà Dung, việc xác định “không còn chỗ ở nào khác” là yếu tố then chốt để xét xem bà có được bố trí tái định cư hay không. Theo Điều 79 Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn, nếu hộ gia đình còn đất ở hoặc nhà ở khác trong cùng địa bàn cấp xã thì chỉ được bồi thường bằng tiền, không phải bố trí tái định cư. Khái niệm “Không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi” nên hiểu là bà Dung “không còn quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở khác”, chứ không chỉ căn cứ vào hành vi “đi ở nhờ con” - hành vi ở thực tế. Luật không đặt điều kiện về tần suất cư trú hoặc số giờ/ ngày sử dụng đất ở, mà chỉ cần đang sử dụng đất ở và phải di chuyển chỗ ở do thu hồi mà “không còn đất ở, nhà ở nào khác” là được bố trí tái định cư. Do đó, nếu bà Dung không có giấy chứng nhận hoặc không đứng tên đồng sở hữu nhà con trai thì chưa đủ cơ sở kết luận “bà còn đất ở, nhà ở khác”. Xét thực tế cư trú và sinh sống, bà Dung sinh sống, kinh doanh ổn định từ năm 1998 trên mảnh đất bị thu hồi, có nhà trên đất nên đây là nơi cư trú thực tế và duy nhất trong thời gian dài. Việc thỉnh thoảng về nhà con trai ngủ hoặc sang ở khi về già, không đồng nghĩa với việc từ bỏ chỗ ở chính. Đây là nội dung cần chứng minh bằng sổ hộ khẩu, đăng ký thường trú, thực tế sinh hoạt… và nếu chưa rõ ràng, bà Dung có thể yêu cầu xem xét lại. ThS NGÔ GIA HOÀNG, Trường ĐH Luật TP.HCM Ngày 16-6, nam tài xế tên H, người điều khiển xe Jeep biển số 51K-314.07 gây tai nạn nghiêm trọng vào tối 15-6, tại đường Kinh Dương Vương (phường An Lạc, TP Thủ Đức) đã ra trình diện tại Công an phường Mỹ Phú, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ngay sau đó, lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM phối hợp với Công an phường An Lạc đưa người này về TP.HCM để phục vụ công tác điều tra, xử lý theo quy định. Gửi đơn đến báo Pháp Luật TP.HCM, bà Phạm Thị Dung (đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) trình bày về việc gia đình bà bị giải tỏa trắng căn nhà, không còn nơi ở nào khác nhưng lại không được nhận suất tái định cư. Theo đó, dự án “hạ tầng chung các công trình thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn TP Cà Mau” hiện chỉ còn vài hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng, trong đó có gia đình bà Dung. Bà Dung cho biết sở dĩ bà không bàn giao mặt bằng vì tiệm tạp hóa của bà bị giải tỏa trắng, mất nhà ở, mất nơi mua bán kinh doanh mà không được tái định cư, không được hỗ căn nhà và tài sản khác trên đất được 89 triệu đồng và một khoản hỗ trợ duy nhất là tiền “di chuyển” 12 triệu được chấp nhận. Ngày 30-5-2025, bà được mời đến phường để nhận quyết định cưỡng chế thu hồi đất do chủ tịch UBND TP Cà Mau ký ngày 28-5-2025. Thời gian cưỡng chế được ghi trong quyết định này là sau khi tuyên truyền, vận động không thành. “Căn nhà của tôi cũng là tiệm tạp hóa nhỏ xíu, hàng hóa chất đầy hết, không còn chỗ để ngủ. Vì vậy, buổi tối tôi qua nhà con trai ruột ngủ ké. Chẳng lẽ vì tôi không ngủ tại nhà tôi mà khi giải tỏa trắng, tôi lại mất quyền nhận suất tái định cư” - bà Dung nói với PV. Lý do không được tái định cư PV báo Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ UBND TP Cà Mau để ghi nhận ý kiến của cơ quan này về phản ánh của bà Dung. UBND TP Cà Mau đã có công văn phản hồi gửi đến báo về lý do bà Dung không được tái định cư, hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề. Theo công văn, nguồn gốc nhà đất của bà Dung đúng như trình bày của bà Dung kể trên. Về lý do không xét tái định cư cho bà Dung, UBND TP Cà Mau nêu rằng kết quả xác minh cho thấy căn nhà của vợ chồng bà Dung phục vụ buôn bán kết hợp sinh hoạt, nghỉ ngơi trong thời gian buôn bán; sau khi hết thời gian buôn bán thì bà Dung cùng hai người con về nhà con trai để ở và sinh hoạt. Như vậy, nhà của vợ chồng bà Dung không phục vụ để ở. Công văn dẫn ra Điều 83 Luật Đất đai 2013 và Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP để lý giải việc Nhà nước không cho gia đình bà Dung hưởng chính sách tái định cư. Tuy nhiên, nội dung hai điều luật này lại nói về việc hộ dân khi bị thu hồi hết đất ở hoặc phần còn lại không đủ điều kiện để ở và không còn đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn phường, xã đó thì được tái định cư...• Bà Phạm Thị Dung không còn nhà ở nào khác tại địa bàn phường 6 nhưng vì bà không ngủ tại đây nên không được xét tái định cư. Ảnh: TRẦN VŨ Tối 15-6, một ô tô năm chỗ lưu thông theo hướng từ Bến xe Miền Tây (TP.HCM) đi Quốc lộ 1 thì bất ngờ húc văng dải phân cách rồi lao thẳng sang làn đường dành cho xe máy. Sau cú va chạm, xe con dừng lại khi cuốn một xe máy vào gầm và lao lên vỉa hè. Vụ tai nạn làm hai phụ nữ đi xe máy tử vong tại chỗ, một người đàn ông bị thương nặng được đưa đi cấp cứu. Theo nhân chứng, sau tai nạn, tài xế đã xuống xe đi bộ rời khỏi hiện trường. Vụ việc thu hút nhiều sự quan tâm của bạn đọc, đồng thời bày tỏ thắc mắc về việc tài xế gây tai nạn giao thông (TNGT) được phép rời khỏi hiện trường tai nạn không? Trả lời vấn đề trên, ThS - luật sư Đặng Thị Thúy Huyền, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết nếu không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, hành vi tự ý rời khỏi hiện trường, đặc biệt trong các vụ TNGT là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Theo đó, khi xảy ra TNGT, nguyên tắc chung là người gây TNGT không được tự ý rời khỏi hiện trường, có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường, bảo vệ hiện trường, cấp cứu người bị nạn và báo ngay cho cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi gần nhất. Tuy nhiên, trong các trường hợp như (1) phải đi cấp cứu, (2) đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc (3) xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, người gây tai nạn có thể rời khỏi hiện trường nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an, UBND nơi gần nhất. Do đó, việc người gây tai nạn tự ý rời khỏi hiện trường mà không vì lý do chính đáng có thể bị coi là hành vi bỏ trốn sau tai nạn, ảnh hưởng đến việc điều tra, xác minh và xử lý vụ việc. Cùng với đó, người gây tai nạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Nghị định 168/2024, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm gây TNGT không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, UBND nơi gần nhất thì bị phạt tiền 8-10 triệu đồng đối với xe máy, 16-18 triệu đồng đối với ô tô. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm gây TNGT mà lại chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức hình phạt lên đến 10 năm tù. Bên cạnh đó, Điều 585, Điều 590, Điều 591, Điều 601 BLDS năm 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn. Như vậy, tài xế gây TNGT chỉ được rời khỏi hiện trường trong một số trường hợp bất khả kháng như phải đưa người bị nạn đi cấp cứu, bản thân bị thương hoặc cảm thấy tính mạng bị đe dọa. THẢO HIỀN trợ ổn định đời sống, không được hỗ trợ đào tạo nghề... theo quy định. Bị giải tỏa trắng chỉ được hỗ trợ di chuyển Theo hồ sơ, gia đình bà Dung có 53 m2 đất ở đô thị, mặt tiền đường Hải Thượng Lãn Ông, thuộc TP Cà Mau, gần BV đa khoa tỉnh Cà Mau. Bà cất nhà mua bán tạp hóa, sống ổn định tại đây từ năm 1998. Ngày 23-1-2025, chủ tịch UBND TP Cà Mau triển khai Quyết định 918/QĐ-UBND, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án “hạ tầng chung các công trình thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn TP Cà Mau”, trong đó có hộ bà Dung. Theo phương án này, hộ bà Dung được bồi thường về đất (53 m2 đất ở đô thị) được 774 triệu đồng, tiền đồng. Bà Dung không đồng tình với phương án này nên gửi đơn yêu cầu, khiếu nại nhiều nơi nhưng vẫn không Không được hưởng suất tái định cư vì... đi “ngủ ké” nhà con trai? Luật không đặt điều kiện về tần suất cư trú hoặc số giờ/ngày sử dụng đất ở, mà chỉ cần đang sử dụng đất ở và phải di chuyển chỗ ở do thu hồi mà “không còn đất ở, nhà ở nào khác” là được bố trí tái định cư. Tài xế gây tai nạn giao thông được rời khỏi hiện trường khi nào? TRẦN VŨ Sau vụ tai nạn khiến hai người tử vong trên Quốc lộ 1, tài xế đã rời khỏi hiện trường. Ảnh: HT Việc về nhà con ngủ không đồng nghĩa với việc từ bỏ chỗ ở chính

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==