2 Thời sự - Thứ Ba 17-6-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 16-6, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) sửa đổi. Nghị quyết và luật này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Đây được coi là những nội dung quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử để tạo nền tảng pháp lý cho tổ chức, hoạt động của các ĐVHC dưới tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do luật định. ĐVHC - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. thủ tục do Quốc hội quy định. Điều 111 quy định CQĐP được tổ chức ở các ĐVHC của nước CHXHCN Việt Nam. Cấp CQĐP gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở ĐVHC phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo do Quốc hội quy định. CQĐP ở ĐVHC - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập ĐVHC - kinh tế đặc biệt đó. Nghị quyết nêu rõ việc kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện trong cả nước từ ngày 1-7-2025. Khi chính thức bỏ cấp huyện, các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp không bầu các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, trưởng các ban của HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên UBND tại ĐVHC hình thành sau sắp xếp; không bầu trưởng đoàn, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội. Căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, trưởng các ban của HĐND, trưởng đoàn, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội ở các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp. Thủ tướng Chính phủ chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch UBND ở các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp. Thường trực HĐND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ định ủy viên UBND cùng cấp và chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, trưởng các ban của HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch UBND của ĐVHC cấp dưới hình thành sau sắp xếp. Thường trực HĐND ở ĐVHC dưới tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp chỉ định ủy viên UBND cùng cấp. Quyết nghị lịch sử - mở ra của đất nước CQĐP theo mô hình CQĐP hai cấp, kết thúc cấp huyện từ ngày 1-7. Thủ tướng chỉ định chủ tịch tỉnh, TP mới Tại Nghị quyết sửa Hiến pháp năm 2013, Quốc hội chỉ sửa đổi, bổ sung 5/120 điều, khoản thay vì 8/120 điều, khoản như dự kiến ban đầu. Trong đó, Điều 110 quy định các đơn vị hành chính (ĐVHC) của nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức thành hai cấp, gồm tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC phải lấy ý kiến của nhân dân địa phương và theo trình tự, Việc vận hành chính quyền hai cấp thay vì ba cấp như hiện nay là một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chính quyền địa phương, mở ra một chương mới trong kỷ nguyên phát triển của đất nước. Để đẩy mạnh phân quyền từ Trung ương, Luật Tổ chức CQĐP sửa đổi đã bổ sung nhiều thẩm quyền cho cấp tỉnh như ban hành các cơ chế, chính sách, các lĩnh vực quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư… CQĐP cấp tỉnh có trách nhiệm đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho CQĐP cấp xã. Cấp xã được giao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP cấp huyện và cấp xã hiện nay; được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và phạm vi, nhiệm vụ quản lý của xã, phường mới. Về tổ chức và hoạt động của CQĐP, luật quy định HĐND cấp xã có hai ban là Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội; giữ nguyên số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã trong khung tối thiểu và tối đa. Riêng số lượng đại biểu HĐND của TP.HCM và TP Hà Nội có 125 đại biểu. Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban, phó trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp xã, ủy viên của ban của HĐND cấp tỉnh có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể số lượng phó chủ tịch, phó trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp xã, việc bố trí đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã hoạt động chuyên trách. Quy định này nhằm bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của đất nước, của địa phương theo từng giai đoạn phát triển của đất nước hoặc khi có chủ trương, định hướng mới của cấp có thẩm quyền thì không phải sửa đổi, bổ sung các quy định này của luật. Việc chuyển đổi từ mô hình CQĐP ba cấp sang hai cấp là một bước cải cách quan trọng và có tính chất lịch sử. Để đảm bảo sự liên tục, thông suốt và ổn định trong quá trình chuyển đổi này, dự thảo luật đã quy định đầy đủ, bao quát và có tính đến các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn, từ việc tổ chức bộ máy, nhân sự cho đến quy trình xử lý hành chính và cơ chế hoạt động. Với các phường thuộc TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng thực hiện mô hình chính quyền đô thị đang chỉ tổ chức UBND, không tổ chức HĐND, từ ngày 1-7 sẽ chuyển sang mô hình tổ chức cấp CQĐP có đầy đủ HĐND và UBND. Quy định khái quát, bảo đảm tính ổn định lâu dài Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên làm việc tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 16-6. Ảnh: PHẠM THẮNG Cải cách đột phá trong tuyển dụng và chế độ tiền lương cho nhà giáo Luật Nhà giáo trao quyền chủ động tuyển dụng cho các cơ sở giáo dục, đồng thời đưa ra nhiều quy định mới về lương, phụ cấp cho nhà giáo. Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua các dự luật vào sáng 16-6. Ảnh: PHẠM THẮNG Ngày 16-6, trong chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà giáo với đa số đại biểu có mặt tán thành. Luật mới được thông qua có nhiều quy định mới về tuyển dụng, chế độ, lương của nhà giáo. Đáng chú ý về thẩm quyền tuyển dụng, luật quy định với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục ĐH công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện. Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục. Đối với cơ sở giáo dục khác, thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo theo quy định của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đối với trường của lực lượng vũ trang nhân dân, thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo do bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bộ trưởng Bộ Công an quy định… Liên quan đến chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập, Điều 23 luật quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định… Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quá trình thảo luận, có ý kiến băn khoăn về quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Có ý kiến đề nghị thay bằng quy định xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo… Nêu quan điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nhà giáo được hưởng lương, phụ cấp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách nhà giáo. Điều này không trái với tinh thần cải cách chính sách tiền lương. “Về tiền lương của nhà giáo khu vực ngoài công lập cần theo nguyên tắc thỏa thuận, do vậy dự thảo luật đã chỉnh lý theo hướng thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động” - theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Dự luật vừa được Quốc hội thông qua dành một điều quy định về những việc không được làm (Điều 11), trong đó nêu rõ những việc nhà giáo không được làm và những việc tổ chức, cá nhân không được
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==