3 Thời sự - Thứ Ba 17-6-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 16-6, Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành 34 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của 34 tỉnh, TP mới. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày đượ c thông qua. Giảm gần 67% ĐVHC cấp xã Sau khi sắp xếp, cả nước giảm từ 10.035 ĐVHC cấp xã xuống còn 3.321 ĐVHC cấp xã (giảm gần 67%). Sau khi sắ p xế p, TP Hà Nội có 126 ĐVHC cấp xã, gồm 51 phườ ng và 75 xã. TP.HCM có 168 ĐVHC cấp xã, gồm 113 phườ ng, 54 xã và 1 đặc khu. Trong đó có 112 phường, 50 xã, 1 đặc khu hình thành sau sắp xếp là Côn Đảo và 5 ĐVHC cấp xã không thực hiện sắp xếp là phường Thới Hòa, các xã Long Sơn, Hòa Hiệp, Bình Châu, Thạnh An. TP Hải Phòng có 114 ĐVHC cấp xã, gồm 67 xã, 45 phường và 2 đặc khu là Cát Hải và Bạch Long Vĩ. TP Huế có 40 ĐVHC cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã; trong đó có 20 phường, 19 xã hình thành sau sắp xếp và 1 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ. TP Đà Nẵng có 94 ĐVHC cấp xã, gồm 23 phường, 70 xã, 1 đặc khu. Trong đó có 23 phường, 68 xã, 1 đặc khu hình thành sau sắp xếp là Hoàng Sa và 2 xã không thực hiện sắp xếp là Tam Hải và Tân Hiệp. TP Cần Thơ có 103 ĐVHC cấp xã, gồm 31 phường và 72 xã; trong đó có 30 phườ ng, 65 xã hình thành sau sắp xếp và 8 ĐVHC cấp xã không thực hiện sắp xếp là phường Tân Lộc và các xã Trường Long, Thạnh Phú, Thới Hưng, Phong Nẫm, Mỹ Phước, Lai Hòa, Vĩnh Hải. Đảm bảo chính thức hoạt động từ ngày 1-7 Tại các nghị quyết vừa được ký ban hành, Ủy ban Thường vụ QH yêu cầu các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các Chủ tịch Quốc hội ký ban hành nghị quyết sắp xếp cấp xã của 34 tỉnh, TP Cũng trong ngày làm việc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Việc làm (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Đáng chú ý, Điều 39 Luật Việc làm mới vẫn giữ quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc. Tuy nhiên, mức này tối đa không quá năm lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại tháng cuối đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cuối giờ chiều 16-6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy QH, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy QH và Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về công tác nhân sự. Phiên họp đã xem xét về công tác nhân sự tại Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Công tác đại biểu; xem xét công tác nhân sự trình QH tại kỳ họp thứ 9; xem xét quyết định trình QH về số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ QH khóa XV; trình QH bầu chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và phê chuẩn danh sách phó chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia. 34 nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh, TP trong cả nước có hiệu lực thi hành từ ngày 16-6. chương mới Nghị quyết sửa Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức CQĐP sửa đổi là nền tảng pháp lý cho tổ chức, hoạt động của CQĐP theo mô hình CQĐP hai cấp từ ngày 1-7. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban của HĐND ở ĐVHC hình thành sau sắp xếp hoặc làm đại biểu HĐND để hình thành HĐND lâm thời ở các phường đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức HĐND. Nâng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Với Luật Tổ chức CQĐP sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết luật lần này Chính phủ phân định rõ thẩm quyền giữa tập thể UBND và cá nhân chủ tịch UBND. Điều này nhằm tạo điều kiện thực hiện cơ chế điều hành linh hoạt, hiệu quả, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chính phủ cũng đã sửa đổi, bổ sung các quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền. Cụ thể, Chính phủ bổ sung chủ thể phân cấp là HĐND và chủ tịch UBND cấp tỉnh; bổ sung cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát để điều chỉnh kịp thời các nội dung phân quyền, phân cấp. Đáng chú ý, luật trao quyền cho chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc cấp mình và của UBND, chủ tịch UBND cấp xã, không để việc giải quyết công việc, thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp bị đình trệ, ùn tắc, kém hiệu quả. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin luật đã thiết kế lại toàn diện nhiệm vụ và quyền hạn của CQĐP hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã), bảo đảm phân định rõ, không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp chính quyền, phù hợp với mô hình quản trị địa phương hiện đại. Trong đó, Chính phủ đã rà soát, chỉnh lý các điều quy định về CQĐP cấp tỉnh, cấp xã. Cụ thể, điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cho chủ tịch UBND (UBND tỉnh có 12 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; chủ tịch UBND tỉnh có 23 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; UBND xã có 10 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn; chủ tịch UBND xã có 17 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn). Đồng thời, bổ sung quy định chủ tịch UBND được quyết định các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND (trừ những nội dung theo yêu cầu phải thảo luận tập thể UBND) và báo cáo UBND tại phiên họp UBND gần nhất. “Đây là một bước cải cách mạnh mẽ nhằm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, tạo động lực đổi mới trong quản trị địa phương. Các quy định này của luật sẽ bảo đảm phát huy sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt, nâng cao hơn trách nhiệm của công tác chuẩn bị cần thiết, bảo đảm để chính quyền địa phương ở các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1-7-2025. Chính quyền địa phương ở ĐVHC cấp xã trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi chính quyền địa phương ở ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động. Ủy ban Thường vụ QH giao Chính phủ, HĐND, UBND, chính quyền địa phương các ĐVHC liên quan đến việc thực hiện sắp xếp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết này. “Sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn” - Ủy ban Thường vụ QH yêu cầu. Cơ quan này cũng giao Chính phủ tổ chức việc xác định chính xác diện tích tự nhiên của các ĐVHC cấp xã và công bố công khai trước ngày 30-9-2025; đồng thời khẩn trương triển khai công tác đo đạc, xác định phạm vi ranh giới của các ĐVHC trên thực địa để lập hồ sơ về địa giới ĐVHC theo quy định. Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của QH, đoàn đại biểu QH và đại biểu QH trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện nghị quyết.• chủ tịch UBND, hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý hành chính nhà nước ở địa phương phù hợp với yêu cầu thực tiễn” - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh. Cuối giờ chiều 16-6, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức CQĐP (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua cùng ngày.• Họ đã nói Dấu ấn lịch sử, khởi đầu cuộc cải cách về thể chế Tất cả ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị quyết sửa Hiến pháp năm 2013 dù là đa số hay thiểu số đều được nghiên cứu, xem xét một cách đầy đủ, khách quan, kỹ lưỡng, không vì là ý kiến của thiểu số mà không được xem xét. Việc Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp được Quốc hội thông qua sẽ là dấu ấn lịch sử, có ý nghĩa hết sức quan trọng, khởi đầu cho cuộc cải cách sâu sắc về thể chế, thể hiện tư duy đổi mới có tính cách mạng trong tổ chức hệ thống chính trị và quản trị quốc gia. Đồng thời là cơ sở hiến định cho việc thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tạo nền tảng để kiến tạo một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân hạnh phúc, yên vui. Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH làm đối với nhà giáo. Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho hay có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cấm nhà giáo dạy thêm trái quy định của pháp luật, cấm dạy thêm học sinh mà nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy. “Dự thảo luật không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan” - ông Nguyễn Đắc Vinh nêu và cho biết yêu cầu nhà giáo không được dạy thêm cho học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy hiện đã quy định trong thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT. NHÓM PHÓNG VIÊN Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp của Đảng ủy Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự. Ảnh: TTXVN “Sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn” - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==