4 Thời sự - Thứ Ba 17-6-2025 Ông TRẦN ĐĂNG TÂN, Chánh văn phòng TAND TP.HCM: Truyền thông tốt chính sách, pháp luật của ngành tòa án Trong việc truyền thông chính sách pháp luật của ngành tòa án, báo chí đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa TAND, phản ánh tiếng nói của người dân đối với hoạt động của hệ thống tòa án. So với các hình thức truyền thông khác, báo chí có lợi thế đó là đông đảo bạn đọc, phản ánh và cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ, kịp thời về chính sách pháp luật cũng như hoạt động của tòa án. Thông qua báo chí, người dân và doanh nghiệp hiểu và thực hiện chính sách pháp luật của ngành tòa án, đồng thời thực hiện việc giám sát đối với hoạt động của tòa án. Trong những năm qua, báo Pháp Luật TP.HCM đã hỗ trợ hoạt động của TAND TP.HCM với các hình thức đa dạng, từ việc đưa tin, phản ánh, định hướng. Điều đó đã góp phần tuyên truyền chính sách pháp luật của ngành tòa án, trong đó có nội dung tổ chức tòa án hai cấp TP.HCM đến với người dân một cách gần gũi nhất. Trong thời gian tới, báo cần tích cực hơn nữa, đa dạng hóa hình thức truyền thông, như tổ chức các diễn đàn để người dân có thể phản ánh, tham gia đóng góp ý kiến về chính sách pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, hoàn thiện chính sách pháp luật ngày càng phù hợp với thực tiễn đời sống. GS-TS ĐỖ VĂN ĐẠI, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM: Là địa chỉ tin cậy các vấn đề pháp lý thực tiễn Báo Pháp Luật TP.HCM ở phiên bản giấy và online hoạt động rất tích - SONG MAI Từ việc bám sát hơi thở cuộc sống, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, báo chí nói chung và Pháp Luật TP.HCM đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân, chuyên gia và chính quyền để trao đổi, xem xét các vấn đề pháp lý thực tiễn. Góp phần quan trọng vào cải cách tư pháp Trung tướng Dương Văn Thăng, Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, chia sẻ: “Tôi vẫn còn nhớ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, khi đồng chí Nguyễn Hòa Bình được bầu làm chánh án TAND Tối cao thì báo Pháp Luật TP.HCM đã đăng tải một bài phỏng vấn phân tích khá kỹ về mô hình phòng xử án. Ngay sau đó, nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức và TAND Tối cao đã ra Thông tư 01/2017 quy định về phòng xử án. Từ ngày 1-1-2018, mô hình phòng xử án được áp dụng, bên gỡ tội và bên buộc tội ngồi đối diện với nhau để bảo đảm tính bình đẳng về mặt hình thức trong tranh tụng, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bị cáo. Sau này, tôi biết rằng báo Pháp Luật TP.HCM đã theo đuổi việc đổi mới mô hình phòng xử án trong suốt 25 năm. Điểm qua một sự việc tiêu biểu như vậy để thấy rằng báo chí nói chung, báo Pháp Luật TP.HCM nói riêng, đã và đang góp phần vào việc thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp”. Phó Chánh án TAND Tối cao Dương Văn Thăng nhìn nhận: Thời điểm xây dựng, triển khai Nghị quyết 08, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp cho đến Nghị quyết 27 gần đây về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, báo chí luôn là một kênh truyền tải chủ trương của Đảng về tư pháp hữu hiệu. Báo chí không chỉ là cầu nối giữa hệ thống tư pháp và người dân mà còn là kênh thông tin quan trọng giúp công chúng hiểu rõ hơn về các chính sách, quy định pháp luật và những nỗ lực cải cách của hệ thống tòa án trong sứ mệnh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Báo chí cũng góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, từ đó tạo những tác động tích cực để các cơ quan tư pháp không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc. Ở góc độ khác, Trung tướng Dương Văn Thăng cho rằng báo chí cũng như một “người giám sát” hữu hiệu, góp phần phát hiện và phản ánh những bất cập, hạn chế trong hoạt động tư pháp. Nhiều vụ việc được báo chí đưa tin đã giúp các cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh, khắc phục sai sót, đảm bảo quyền lợi của người dân. Đặc biệt, báo Pháp Luật TP.HCM đã từng có những bài viết, phóng sự về những trường hợp oan, sai và các cơ quan tư pháp đã vào cuộc nhanh chóng, giải quyết được nút thắt về áp dụng luật pháp nhằm trả lại quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên. Những điều này luôn có tác dụng góp phần vào quá trình xây dựng một nền tư pháp công bằng, dân chủ và văn minh. “Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, tôi mong muốn báo chí nói chung, báo Pháp Luật TP.HCM nói riêng, tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử mà Đảng, Nhà nước và nhân dân kỳ vọng. Đối với ngành tư pháp, tôi kỳ vọng báo chí luôn đồng hành để phản ánh trung thực rằng: Mọi hoạt động của tòa án đều tuân thủ đúng quy định pháp luật, minh bạch và công khai, nhất là trong bối cảnh cải cách tư pháp vẫn đang là một trọng tâm chiến lược của Đảng, Nhà nước theo Nghị quyết 27 của Trung ương” - ông Thăng gửi gắm. Kênh góp ý hoàn thiện thể chế Nguyên Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM Trần Văn Châu khái quát: Báo chí là phương tiện thông tin, là cơ quan ngôn luận tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, nhất là yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên thịnh vượng hùng cường của đất nước mà Đảng ta đã đề ra. Trong bối cảnh đó, vai trò và nhiệm vụ của báo chí ngày càng quan trọng, nhất là đối với nhiệm vụ chính trị, tuy rằng mỗi tờ báo có những tôn chỉ mục đích và mức độ lan tỏa khác nhau. Theo ông Châu, báo Pháp Luật TP.HCM đã tương tác với TAND các cấp, trong đó có TAND Cấp cao tại TP.HCM, chuyển tải nhiều thông tin về hoạt động xét xử. Qua đó, báo đã tạo ra rất nhiều thông điệp quan trọng cho xã hội; giúp nhận thức cũng như hành xử trong cuộc sống ngày càng chuẩn mực hơn, đạo đức, phẩm giá con người ngày càng được phát huy, lan tỏa. “Tôi rất ấn tượng với các hoạt động của báo liên quan đến các vấn đề luật pháp như tọa đàm, hội thảo về “Tiền kỹ thuật số”, “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”, “Giải pháp xử lý tài sản thi hành án trong các vụ án kinh tế tham nhũng”… Đó là một trong các kênh quan trọng để các cơ quan soạn thảo hoàn thiện quy định, bởi nó là thực tiễn, vướng mắc đang đặt ra. Qua đó cho thấy báo thực sự là cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền và tiếng nói của nhân dân, góp ý xây dựng chính sách, xây dựng các thể chế đột phá phục vụ cho sự phát triển” - nguyên Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM nói và gửi gắm: “Báo cần tiếp tục phát huy tính chiến đấu, chống lại những tư tưởng sai trái, thù địch, phát hiện tiêu cực, lên án cái xấu, đồng thời phát hiện, lan tỏa, tôn vinh người tốt, việc tốt!”. Góp phần xây dựng nền pháp Báo chí nói chung và Pháp Luật TP.HCM nói riêng đã có những góp phần vào quá trình xây dựng một nền tư pháp công bằng, dân chủ và văn minh. Báo chí tác nghiệp tại một phiên tòa ở TAND TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG Các đại biểu, chuyên gia trao đổi bên lề Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức. Ảnh: NGUYỆT NHI Báo chí cần mạnh dạn lên tiếng đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước tháo gỡ những bất cập mà cuộc sống đặt ra, sửa đổi, bổ sung kịp thời những chồng chéo, xung đột trong các quy định hiện hành. CHÂN LUẬN - YẾN CHÂU KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG Báo chí với kỷ nguyên phát triển mới của đất nước - Bài 2 Ý kiến
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==