133-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Ba 17-6-2025 phapluat@phapluattp.vn HỮU ĐĂNG Trên số trước, Pháp Luật TP.HCM đã thông tin tới bạn đọc về những đề xuất mới trong nhiệm vụ, quyền hạn của thừa phát lại (TPL) tại dự thảo Luật Thi hành án dân sự (THADS) sửa đổi. Xoay quanh những đề xuất này, báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội TPL TP.HCM, Trưởng Văn phòng TPL TP.HCM. Giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu quả THADS Ông Lê Mạnh Hùng cho biết TPL đã được thí điểm và triển khai chính thức trong nhiều năm qua, bước đầu cho thấy tính hiệu quả và sự cần thiết trong việc hỗ trợ cơ quan THADS, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Dù vậy, theo ông Hùng, việc chưa có một khung pháp lý đầy đủ, độc lập và nhất quán (chỉ quy định tại văn bản dưới luật) để xác định vai trò và địa vị pháp lý khiến thiết chế TPL chưa phát huy hết tiềm năng. “Địa vị pháp lý chưa rõ ràng khiến vai trò của TPL bị xem nhẹ, làm giảm tính uy tín và sự chuyên nghiệp. Hoạt động của TPL vẫn phụ thuộc nhiều vào cơ quan THADS nên thiếu tính độc lập và chủ động” - ông Hùng nói. Do đó, ông Hùng đánh giá việc bổ sung thêm một chương riêng về TPL trong Luật THADS là cần thiết và phù hợp. Việc này sẽ giúp cho TPL có địa vị pháp lý rõ ràng, hoạt động với tính độc lập cao hơn, giảm thiểu sự can thiệp từ các cơ quan quản lý không cần thiết khác. Đồng thời, tăng niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống TPL và tạo nền tảng pháp lý để TPL phát huy tối đa năng lực, giảm tải áp lực cho cơ quan nhà nước, giảm chi ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả công tác THADS. Đề xuất TPL được thi hành phán quyết của trọng tài Để hoạt động của TPL trong THADS thực chất hơn, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và xã hội, chủ tịch Hội TPL TP.HCM cho rằng cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ hơn để khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Từ đó, ông Hùng đề xuất bổ sung thẩm quyền THA của TPL đối với phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại (được thi hành phán quyết của trọng tài); quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án. Vì hiện nay trong hoạt động thương mại khi xảy ra tranh chấp các bên lựa GÓP Ý SỬA ĐỔI LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Nhiều lợi ích khi tăng thẩm quyền cho thừa phát lại Thừa phát lại đang thực hiện hoạt động lập vi bằng. Ảnh: HỮU ĐĂNG chọn cơ quan trọng tài để giải quyết. Bổ sung thêm thẩm quyền THA đối với phán quyết trọng tài là việc cần thiết theo tinh thần xã hội hóa và giảm tải cho hoạt động của cơ quan THADS. Ông Hùng cũng cho rằng là cần mạnh dạn giao quyền chủ động cho phép trưởng văn phòng TPL được ra quyết định THA, thay vì chỉ được quyền kiến nghị thủ trưởng cơ quan THA ra quyết định như quy định hiện nay tại dự thảo. Về quyền hạn của TPL khi tổ chức THA, đại diện Hội TPL TP.HCM đồng ý với đề xuất giống như trong dự thảo. Cụ thể, tinh thần khi tổ chức THA, TPL có quyền và nghĩa vụ tương tự chấp hành viên, trừ một số thẩm quyền chuyên biệt của cán bộ, công chức như quyền xử phạt vi phạm hành chính, sử dụng công cụ hỗ trợ...• “Đề xuất bổ sung quy định thừa phát lại được thi hành phán quyết của trọng tài thương mại; vì hiện nay trong hoạt động thương mại khi xảy ra tranh chấp các bên lựa chọn cơ quan trọng tài để giải quyết.” Ông Lê Mạnh Hùng Bước tiến lớn trong xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự Việc quy định thẩm quyền THA, tống đạt, xác minh điều kiện THADS của TPL là một bước tiến dài của quá trình xã hội hóa hoạt động THADS trong tiến trình cải cách tư pháp. Việc xây dựng một hành lang pháp lý toàn diện cho TPL cũng phù hợp với cải cách tư pháp theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/ TW về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới. Quy định rõ ràng và đầy đủ về TPL sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình một cách thuận tiện hơn. Bên cạnh đó là giảm gánh nặng cho cơ quan nhà nước, tạo điều kiện để cơ quan tư pháp tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng, trong khi TPL đảm nhiệm phần lớn các công việc THADS thông thường. Nguồn lực xã hội hóa hoạt động THADS không có giới hạn, sẽ phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc chuyên nghiệp hóa hoạt động của TPL còn phù hợp với thông lệ quốc tế khi phần lớn các quốc gia trên thế giới có thể giao cho TPL hoặc chấp hành viên nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhưng giao cho TPL tổ chức THADS vẫn là nhiệm vụ phổ biến và mang tính chất truyền thống. Việt Nam cần tiệm cận các chuẩn mực quốc tế này, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong nước. Ông NGUYỄN TIẾN PHÁP, Trưởng Văn phòng TPL Sài Gòn Bộ Tư pháp nói về thẩm quyền ra quyết định thi hành án Theo Bộ Tư pháp, quyết định THADS mang tính tư pháp vì nó có mục đích thực thi bản án, quyết định của tòa án và của các cơ quan có thẩm quyền khác. Quyết định này không chỉ là một hành động hành chính, mà còn là một phần trong quá trình tố tụng. Quyết định THA không chỉ để thực hiện một hành động cụ thể mà còn phải tuân thủ nguyên tắc công lý và công bằng trong hệ thống tư pháp. Hơn nữa, quyết định THA có tính chất bắt buộc thi hành, sau khi quyết định THA được ban hành thì phải được thực thi một cách nghiêm túc. Nếu đương sự không tự nguyện thi hành, các biện pháp cưỡng chế THA sẽ được áp dụng. Tính bắt buộc thi hành của quyết định THA phản ánh tính công quyền của quyết định này và đảm bảo rằng quyền lợi hợp pháp của các đương sự sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, văn phòng TPL là đơn vị không có thẩm quyền tư pháp, hơn nữa nếu giao quyền ra quyết định THA cho trưởng văn phòng TPL sẽ có nguy cơ lạm dụng quyền lực trong trường hợp các quyết định THA không được xem xét kỹ lưỡng và công bằng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc ra quyết định THA cần phải được kiểm soát và giám sát bởi cơ quan có thẩm quyền, có năng lực tư pháp. Chiều 16-6, TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên án phúc thẩm đối với bị cáo Trần Tùng, cựu phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên và 10 bị cáo khác trong vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2. Sau khi đánh giá bối cảnh thực hiện hành vi phạm tội, tình tiết giảm nhẹ mới, HĐXX quyết định giảm 1 năm tù với mỗi tội danh cho bị cáo Trần Tùng. Cụ thể, phạt bị cáo 6 năm tù về tội nhận hối lộ, 4 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt là 10 năm tù. Án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 12 năm tù cho cả hai tội danh. HĐXX cũng giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo khác. Trong đó, cùng về tội đưa hối lộ, các bị cáo Bùi Đăng Khoa (giám đốc Công ty TNHH MTV Du ngoạn thế giới), Phạm Quốc Thắng (giám đốc Công ty TNHH PNR), Trương Thị Mỹ Dung (giám đốc Công ty TMDVDL Ánh Sao Thiên), mỗi người bị xử phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Trần Thanh Nhã (lao động tự do) bị xử phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo (án sơ thẩm các bị cáo này đều là tù giam). HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng, xâm phạm tài sản của nhân dân, cần xử lý theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, các bị cáo đã thể hiện thái độ ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân…, HĐXX phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo và giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo. Bị cáo Trần Tùng thực hiện hai hành vi phạm tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ba lần nhận hối lộ. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo xuất trình tài liệu mới thể hiện đã nộp xong thu lợi bất chính, thể hiện gia đình bị cáo có công với cách mạng… Các bị cáo đưa hối lộ phạm tội do sự gây khó khăn của các bị cáo là cán bộ, là nạn nhân của cơ chế “xin-cho” để khuyến khích người đưa hối lộ phát giác hành vi nhũng nhiễu của cán bộ nên HĐXX giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo… Trước đó, tại phiên xử sơ thẩm, có bốn bị cáo cũng được HĐXX tuyên cho hưởng án treo. BÙI TRANG Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Thêm 4 bị cáo được hưởng án treo Chuyên nghiệp hóa hoạt động thừa phát lại sẽ đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cần phải có hành lang pháp lý toàn diện để phát huy hết nguồn lực của lực lượng này. Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: HOÀNG HUY

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==