11 Trưa 23-6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới ảnh hưởng tới phát triển kinh tế Việt Nam (VN). Các đại biểu cho biết sau khi xảy ra xung đột tại Trung Đông, cụ thể là các cuộc tấn công lẫn nhau giữa Israel - Iran và việc Mỹ tấn công Iran đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh tế và nhiều mặt khác trên thế giới; trong đó giá dầu, giá năng lượng tăng; vận tải, thương mại thế giới bị ảnh hưởng; nguy cơ gia tăng lạm phát. Trong bối cảnh đó, kinh tế VN không khỏi bị ảnh hưởng, nhất là về vận tải và xuất nhập khẩu hàng hóa, mặc dù quan hệ thương mại, đầu tư giữa VN với khu vực Trung Đông mà trực tiếp là với Israel, Iran không lớn. Sau khi các đại biểu thảo luận, kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường có thể tiếp tục tác động đến kinh tế toàn cầu, trong đó có VN, nhất là ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng giá cả, giá cước vận tải, đứt gãy các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, logistics, thu hẹp tiêu dùng, tỉ giá. Thủ tướng khẳng định mặc dù tình hình có khó khăn nhưng đây cũng là thời cơ, thuận lợi để VN tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng xanh, nhanh, bền vững; đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường, tái cơ cấu sản phẩm, tái cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng về thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, đơn vị, người dân, doanh nghiệp tiếp tục phát huy kinh nghiệm ứng phó với tình hình từ đầu nhiệm kỳ tới nay và phát huy thành quả, bình tĩnh, kiên định, kiên trì các mục tiêu đã đề ra; tiếp tục theo dõi nắm chắc tình hình, chủ động đề ra đối sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền. Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các chính sách tài khóa như miễn, giảm, giãn hoãn thuế, phí, lệ phí, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục tăng thu, giảm chi, đẩy mạnh việc tiết kiệm. Cùng với đó, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chắc chắn, kiểm soát chặt, linh hoạt tỉ giá; kiểm soát lạm phát, linh hoạt, phù hợp, kịp thời, hiệu quả, chú ý lãi suất để bảo đảm tiếp cận vốn thuận lợi hơn; chia sẻ khó khăn với đất nước, doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu cơ vàng, ngoại tệ. Thủ tướng yêu cầu tiếp tục mở rộng đàm phán FTA mới; khai thác mọi thuận lợi các FTA đã ký kết; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, logistics, cải cách thông quan, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ; kiên trì, kiên định các mục tiêu trong đàm phán thuế quan với Mỹ… Các bộ, ngành phải tăng cường phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng; tăng cường tuyên truyền về thành tựu của đất nước, tạo đồng thuận trong dư luận xã hội, nhà đầu tư yên tâm, tránh tạo tâm lý hoang mang, đầu cơ, tích trữ; vượt qua mọi thách thức, đạt các mục tiêu đề ra. PV Kinh tế - Thứ Ba 24-6-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Nếu eo biển Hormuz đóng, điều gì sẽ xảy ra? Giá vàng và giá dầu đứng trước nguy cơ bùng lên sau khi căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông leo thang. PHƯƠNG MINH Quốc hội Iran vừa bỏ phiếu thông qua việc đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến đường hàng hải huyết mạch vận chuyển hơn 20% lượng dầu mỏ toàn cầu, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguồn cung năng lượng. Quyết định này được đưa ra sau khi Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran vào cuối tuần qua. Nguồn cung dầu và khí đốt nguy cơ bị gián đoạn Eo biển Hormuz là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), trong năm 2024, trung bình 20 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đã đi qua eo biển này, chiếm khoảng 20% tổng lượng tiêu thụ dầu mỏ và sản phẩm dầu khí lỏng toàn cầu. Ngoài ra, khoảng 1/5 lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của thế giới cũng trung chuyển qua đây. Nếu eo biển bị đóng, nguồn cung dầu và khí đốt toàn cầu sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng, đẩy giá năng lượng tăng vọt đến mức chưa từng thấy. Theo các tổ chức quốc tế, giá dầu thô toàn cầu có thể tăng tối thiểu lên 100 USD/thùng hoặc thậm chí cao hơn nhiều nếu nguồn cung bị gián đoạn hoàn toàn. Điều này sẽ gây ra một cú sốc kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ. Theo giới phân tích, giá năng lượng tăng cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển trên toàn thế giới, dẫn đến lạm phát leo thang ở nhiều quốc gia. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người dân và làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Iran đã nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz trong quá khứ, như vào năm 2012 để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu hoặc khi căng thẳng leo thang vào năm 2019. Song Iran chưa bao giờ thực sự đóng cửa hoàn toàn eo biển này. Lần này, quyết định của Quốc hội Iran về việc bỏ phiếu thông qua đề xuất đóng cửa Hormuz cần sự phê chuẩn của Hội đồng An ninh quốc gia Tối cao Iran để có hiệu lực. Dù vậy, thông tin về việc Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz đang khiến giá dầu thô toàn cầu bắt đầu nhích lên. Giá dầu đã tăng khoảng 10% kể từ khi Israel phát động cuộc tấn công vào Iran nhưng dầu thô Mỹ và Brent đều duy trì dưới 80 USD/thùng. Ngân hàng Goldman Sachs thừa nhận rằng giá dầu có thể vượt 90 USD/thùng nếu xảy ra gián đoạn nguồn cung từ Iran. Tương tự, Ngân hàng Barclays cho biết giá dầu thô có thể vượt 100 USD/thùng nếu căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông leo thang và một nửa lượng dầu xuất khẩu của Iran bị gián đoạn. Iran hiện xuất khẩu hơn 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Giá xăng dầu, tỉ giá USD/VND chịu áp lực TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, nhận định nếu giá dầu tăng mạnh, giá xăng Việt Nam (VN) sẽ bị ảnh hưởng. Hiện giá xăng A95 cũng đã vượt mức 21.000 đồng/lít sau khi Israel tấn công Iran. Đồng thời, giá xăng dầu tăng có thể kéo theo lạm phát gia tăng tại VN, tạo áp lực lên tỉ giá USD/VND. “Nếu lạm phát tăng cao, quá trình hạ lãi suất của các ngân Từ đầu năm đến nay, tiền đồng đã mất giá khoảng 3%, gần hết “room” mục tiêu 3%-4% cho cả năm, tạo áp lực lớn cho sáu tháng cuối năm. Nhu cầu USD của Nhà nước lẫn doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục mạnh cũng áp lực lên tỉ giá. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nhu cầu USD hiện tại không chỉ tập trung vào các quý cao điểm như trước mà trở nên liên tục quanh năm. Điều này phù hợp với cơ chế điều hành tỉ giá mới của Ngân hàng Nhà nước, cho phép tỉ giá biến động đều đặn quanh năm thay vì giật cục. Theo giới phân tích, thị trường chứng khoán VN có thể chịu áp lực tâm lý trong ngắn hạn nhưng khả năng phục hồi vẫn cao nếu các yếu tố nội tại nền kinh tế duy trì tích cực. Các nhà đầu tư nên theo dõi sát sao diễn biến và có chiến lược phân bổ tài sản hợp lý.• Giá xăng có thể tăng cao nếu giá dầu thô thiết lập mức 100 USD/thùng. Ảnh: PHƯƠNG MINH Hiện giá xăng A95 cũng đã vượt mức 21.000 đồng/lít sau khi Israel tấn công Iran. Đồng thời, giá xăng dầu tăng có thể kéo theo lạm phát gia tăng tại Việt Nam, tạo áp lực lên tỉ giá USD/VND. Tiêu điểm Mặc dù là một quốc gia sản xuất dầu, VN vẫn là nước nhập khẩu ròng dầu thô và các sản phẩm xăng dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Khi giá dầu thế giới tăng, chi phí nhập khẩu năng lượng của VN sẽ tăng theo. Việc nhập khẩu dầu với giá cao hơn sẽ làm tăng tổng giá trị nhập khẩu, tạo áp lực lên cán cân thương mại của VN. Thâm hụt thương mại lớn hơn có thể làm giảm nguồn cung ngoại tệ vào thị trường, đẩy tỉ giá USD/ VND đi lên. hàng trung ương lớn có thể bị chậm lại, ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường VN” - ông Hiếu phân tích. Theo nghiên cứu của JPMorgan, từ năm 1979 đến nay, đã có tám trường hợp thay đổi chế độ tại các quốc gia sản xuất dầu lớn. Trong những sự kiện này, giá dầu tăng đỉnh điểm với mức bình quân 76%, sau đó giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao hơn khoảng 30% so với trước khủng hoảng. Nếu giá dầu tăng kéo theo áp lực lạm phát, các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu như Mỹ có thể duy trì hoặc thậm chí tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Khi đó, chênh lệch lãi suất giữa VN và Mỹ có thể nới rộng. Nếu Ngân hàng Nhà nước VN giữ lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng sẽ khiến dòng vốn chảy ra khỏi VN để tìm kiếm lợi suất cao hơn ở Mỹ, làm tăng nhu cầu USD và gây áp lực lên tỉ giá. Theo TS Quách Mạnh Hào, ĐH Lincoln (Anh), tỉ giá USD/ VND đang trên 26.000 đồng ở chiều bán ra. Ngân hàng Nhà nước không can thiệp mạnh để giữ tỉ giá ổn định như trước. Điều này cũng cho thấy lượng tiền đồng trong hệ thống đang rất nhiều. Ông Trần Ngọc Báu, Giám đốc điều hành Công ty WiGroup, chuyên phân tích dữ liệu tài chính, cho biết năm nay Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỉ giá một cách đặc biệt, chấp nhận nâng biên độ và tỉ giá trung tâm ngay từ đầu năm. Ứng phó kịp thời tình hình Trung Đông, kiên định mục tiêu tăng trưởng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh:TTXVN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==