16 Quốc tế - Thứ Ba 24-6-2025 Iran sẽ mở “hộp Pandora” thế nào sau đòn không kích của Mỹ? THẢO VY Đòn không kích của Mỹ vào các căn cứ hạt nhân Iran vào ngày 22-6 đánh dấu bước leo thang căng thẳng nhất trong quan hệ Washington - Tehran trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhiều quan chức và nhà quan sát cảnh báo rằng “chiếc hộp Pandora” đã mở và thế giới lo ngại chờ phản ứng tiếp theo từ các bên, đặc biệt là Iran. Những phản ứng từ Iran Trong ngày 23-6, một ngày sau đòn không kích của Mỹ, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Iran - Đại tướng Abdolrahim Mousavi đưa ra cảnh báo mạnh mẽ rằng Mỹ đã mở đường cho sự trả đũa. “Mỹ đã mở cánh cửa cho những chiến binh Hồi giáo trong lực lượng vũ trang Iran hành động chống lại lợi ích và quân đội Washington. Chúng tôi sẽ không bao giờ lùi bước trong vấn đề này” - truyền thông nhà nước Iran dẫn lời ông Mousavi. Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Trung ương lực lượng vũ trang Iran Ibrahim Zolfaqari cảnh báo rằng Iran sẽ đáp trả bằng “các chiến dịch mạnh mẽ và có mục tiêu, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đầy tiếc nuối và khó lường”. “Không chỉ vô ích, cuộc tấn công của Mỹ còn khiến phạm vi các mục tiêu hợp pháp và đa dạng của lực lượng vũ trang chúng tôi được mở rộng, đồng thời tạo tiền đề cho sự lan rộng của chiến tranh trong khu vực” - hai hãng thông tấn Fars và Mehr đưa tin về thông điệp của ông Zolfaqari. Cùng ngày, giới chính trị gia theo đường lối cứng rắn ở Iran đã lên mạng xã hội kêu gọi đáp trả mạnh đòn không kích của Mỹ. Nghị sĩ Amir Hussein Sabeti viết trên mạng xã hội X rằng “Mỹ đã chính thức bước vào chiến tranh với Iran” và “nếu không nhận được một đòn đáp trả mạnh mẽ, khả năng răn đe của Iran sẽ tiêu tan”. Nghị sĩ Hamid Rasaee cho rằng việc tấn công bất kỳ điểm nào trên đất Mỹ sẽ không hiệu quả bằng đánh vào các căn cứ Mỹ ở Saudi Arabia - điều ông ví như “một mũi tên trúng nhiều đích”. Ông Rasaee nói rằng vụ không kích của Mỹ là “sự vi phạm không phận Iran, là cuộc xâm lược lãnh thổ lần thứ hai” và “phải được đáp trả một cách nghiêm khắc và quyết liệt”. Ngày 23-6, Ngoại trưởng Iran - ông Abbas Araghchi đã đến thủ đô Moscow (Nga) và cho biết ông sẽ thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về “những mối đe dọa chung” giữa hai nước, hãng thông tấn IRNA đưa tin. “Iran và Nga luôn có những mối quan ngại chung và đối thủ chung. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ để đối phó với những thách thức và mối đe dọa mà hai nước đang phải đối mặt. Chúng tôi sẽ thảo luận điều này trong cuộc gặp với Tổng thống Nga” - ông Araghchi nói. Về phía Moscow, cố vấn cấp cao của điện Kremlin Yury Ushakov, trợ lý của ông Putin xác nhận tổng thống sẽ gặp ông Ushakov, theo hãng thông tấn TASS. Các lựa chọn của Iran Giới phân tích đã vạch ra loạt kịch bản mà Iran có thể đáp trả Mỹ. Phản ứng đầu tiên của Iran sau khi bị Mỹ không kích là tấn công Israel, chứ không phải các căn cứ của Mỹ. Phương án tiếp theo có thể là lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) kích hoạt các nhóm ủy nhiệm ở Iraq, Yemen và Syria để tấn công vào tài sản của Mỹ tại Trung Đông. Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), Mỹ duy trì hiện diện tại tổng cộng 19 địa điểm trong khu vực. Tính đến ngày 13-6, CFR ước tính có khoảng 40.000 binh sĩ Mỹ đang đóng tại Trung Đông. Iran đã nhiều lần tuyên bố rằng nếu Mỹ “tham chiến và tấn công các cơ sở hạt nhân của họ, họ sẽ trả đũa các lực lượng Mỹ trong khu vực, nhắm vào lợi ích của Mỹ và những mục tiêu như vậy rất nhiều” - chuyên gia phân tích chính trị và toàn cầu Barak Ravid lưu ý. Các cuộc tấn công từ Yemen Trung Quốc lên tiếng trước khả năng Iran đóng cửa eo biển Hormuz Ngày 23-6, khi được hỏi về việc Quốc hội Iran ủng hộ việc đóng eo biển Hormuz, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn nhấn mạnh rằng vùng vịnh Ba Tư và các vùng biển lân cận là những tuyến giao thương quan trọng đối với thương mại hàng hóa và năng lượng quốc tế. “Duy trì an ninh và ổn định tại khu vực này phục vụ lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực nhằm giảm căng thẳng xung đột và ngăn khu vực rơi vào bất ổn, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu” - người phát ngôn nói thêm. Bình luận của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 22-6 kêu gọi Trung Quốc thuyết phục Iran không đóng eo biển Hormuz. “Ông Trump, ông có thể khởi đầu cuộc chiến nhưng chúng tôi sẽ là người kết thúc” - ông Ibrahim Zolfaqari, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Trung ương lực lượng vũ trang Iran, nhấn mạnh. Tiêu điểm Nhiều quan chức và nhà quan sát cảnh báo rằng “chiếc hộp Pandora” đã mở và thế giới lo ngại chờ phản ứng tiếp theo từ các bên, đặc biệt là Iran. nhắm vào tài sản của Mỹ cũng được thảo luận trở lại. Nhóm vũ trang Houthis, từng đe dọa sẽ tấn công tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ nếu Washington tham gia vào cuộc xung đột giữa Iran và Israel. Hiện chưa rõ điều này có đồng nghĩa với việc chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn mà Mỹ và Houthis đạt được hồi tháng 5 hay không. Tehran cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến “toàn bộ hoạt động vận chuyển hàng hóa thương mại trong vùng Vịnh” nếu quyết định phong tỏa eo biển Hormuz - tuyến vận chuyển dầu mỏ then chốt của thế giới, chuyên gia Barak Ravid nói thêm. Đến nay, chưa có sự gián đoạn đáng kể nào đối với dòng chảy dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, nếu xuất khẩu dầu bị cản trở hoặc Iran tìm cách phong tỏa eo biển Hormuz, thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng mang tính sống còn. Ngoài ra, Iran cũng có khả năng sẽ rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), một cam kết mà nước này từng đưa ra nhằm không phát triển bom hạt nhân. Cũng có ý kiến cho rằng Tehran có thể sẽ dùng các biện pháp “bất đối xứng” như tấn công mạng hoặc khủng bố để trả đũa Mỹ. “Tôi cho rằng họ sẽ thận trọng hơn và có thể chuyển sang các biện pháp bất đối xứng: Tấn công mạng, khủng bố. Họ có thể sẽ tìm kiếm những cách tấn công mà Mỹ không thể dễ dàng dựng lên các hàng rào phòng thủ truyền thống” - nhà phân tích an ninh David Sanger của CNN nhận định. Ngày 22-6, Mỹ đã phát cảnh báo nguy cơ khủng bố trong nước sau đòn tấn công Iran. Một kịch bản tích cực hơn là Iran sẽ quay lại đàm phán hạt nhân với Mỹ. Iran từng tuyên bố từ chối quay lại bàn đàm phán nếu Israel vẫn tiếp tục tấn công. “Mục tiêu của Iran là buộc ông Trump phải ngăn (Thủ tướng Israel Benjamin) Netanyahu tiếp tục chiến tranh. Nhưng tuyên bố của Tehran đã trao cho Israel quyền phủ quyết đối với ngoại giao Mỹ - Iran - chỉ cần tiếp tục cuộc chiến, Israel sẽ có thể ngăn chặn các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran” - ông Parsi, Phó Chủ tịch điều hành Viện Quincy (trụ sở Mỹ), nêu quan điểm.• quocte@phapluattp.vn Đòn không kích của Mỹ vào căn cứ hạt nhân của Iran được cho là đã mở “chiếc hộp Pandora”, viễn cảnh leo thang hay xuống thang hiện tùy thuộc vào phản ứng của Tehran và nhiều vấn đề khác. Một địa điểm ở Israel sau cuộc tấn công tên lửa của Iran ngày 22-6. Ảnh: THE NEW YORK TIMES Ngày 22-6, ít nhất 22 người thiệt mạng và 63 người bị thương trong một vụ đánh bom liều chết xảy ra tại một nhà thờ Chính thống giáo ở thủ đô Damascus, tờ The Guardian đưa tin. Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc. Theo Bộ Nội vụ Syria, một đối tượng (là nam giới) đã nổ súng vào đám đông tại nhà thờ Mar Elias trước khi kích nổ áo vest chứa chất nổ. Đối tượng này có liên hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Vụ tấn công xảy ra khi nhà thờ đang tổ chức thánh lễ. Hãng thông tấn Syria SANA cho biết vào thời điểm xảy ra vụ tấn công có khoảng 400 người bên trong nhà thờ. Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội Syria cho thấy cảnh tượng hỗn loạn bên trong nhà thờ với thi thể nạn nhân, kính vỡ, ghế gãy và máu vương vãi khắp nơi. Lực lượng Phòng vệ dân sự Syria cho biết các đội cứu hộ đã khẩn trương đưa thi thể các nạn nhân đến bệnh viện và phong tỏa hiện trường. Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Geir O. Pedersen đã bày tỏ sự phẫn nộ trước “tội ác ghê tởm” này, theo tuyên bố từ văn phòng của ông. “Ông Pedersen kêu gọi tất cả các bên hãy đoàn kết trong việc lên án chủ nghĩa khủng bố, cực đoan, kích động thù hận và các hành vi tấn công nhắm vào bất kỳ cộng đồng nào ở Syria. Ông gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình các nạn nhân và hy vọng những người bị thương sẽ sớm hồi phục” - theo tuyên bố. NGUYỄN DUY Syria: Đánh bom liều chết, ít nhất 22 người thiệt mạng và 63 người bị thương Hiện trường vụ đánh bom liều chết ở Syria hôm 22-6. Ảnh: MOHAMMED AL RIFAI/EPA
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==