2 Thời sự - Thứ Ba 24-6-2025 thoisu@phapluattp.vn Cả nước, trong đó có ngành báo chí, đang thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy để không còn chồng chéo, kém hiệu quả, phát triển mạnh, trở thành dòng thông tin chính thống chủ lưu, có sức mạnh định hướng và dẫn dắt xã hội. Chính phủ cũng đang lấy ý kiến về Luật Báo chí (sửa đổi), mở rộng hành lang pháp lý để nền báo chí tinh gọn, mạnh hơn. Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Văn Dững, nguyên Trưởng khoa Báo chí Học viện Báo chí Tuyên truyền, cho rằng cần xác định rõ các tiêu chí khi sắp xếp, sáp nhập các cơ quan báo chí (CQBC), đồng thời xây dựng hệ thống mô hình báo chí phân cấp, phân tầng phù hợp với xu hướng phát triển truyền thông hiện đại. Bốn nguyên tắc khi sắp xếp báo chí . Phóng viên: Thưa ông, cần dựa vào những nguyên tắc nào, tiêu chí nào để xác định đâu là CQBC cần được giữ lại và tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn; CQBC nào thì nên sáp nhập vào các CQBC khác để có hệ sinh thái hoạt động hiệu quả hơn? + PGS-TS Nguyễn Văn Dững: Với thực tế hoạt động của báo chí nước ta hiện nay, việc sắp xếp lại là cần thiết, để giảm chồng chéo, trùng lặp Thứ hai, các CQBC không hoặc hầu như không chi dùng NSNN, đã có thương hiệu lâu năm, có CCXH, chiếm lĩnh thị phần, có uy tín không chỉ với CCXH trong nước mà còn nước ngoài thì không chỉ nên giữ lại, mà còn có chính sách khuyến khích phát triển. Bởi vì để có được thương hiệu và uy tín như thế, các thế hệ nhà báo đã cống hiến nhiệt thành và đồng hành cùng sự nghiệp này trong nhiều thập niên, không dễ gì để có được thương hiệu truyền thông như thế. Thương hiệu báo chí, truyền thông gắn với việc truyền tải, phát huy sức mạnh mềm và thương hiệu quốc gia nên được bảo toàn và khuyến khích phát triển. Thứ ba, các CQBC, dù là báo chí địa phương nhưng hoạt động lâu năm, có tên tuổi, thương hiệu, thực hiện nhà quản lý và chuyên gia truyền thông thì đang thảo luận về tập đoàn báo chí. Ông nghĩ gì về vấn đề này? + Tôi nhớ trước năm 2004, ở Hà Nội và TP.HCM, ý tưởng khởi động thành lập tập đoàn báo chí - truyền thông đã xuất hiện. Tháng 3-2005, trong khi phê duyệt chiến lược thông tin quốc gia đến năm 2010, trong tám giải pháp, có giải pháp cho phép thí điểm thành lập tập đoàn báo chí - truyền thông quốc gia. Khi đó, tập đoàn báo chí được đề xuất hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Báo chí. Mọi thứ được nêu rõ, chờ xây dựng quy chế và các CQBC bắt tay vào làm nhưng sau đó mọi việc dường như đi vào quên lãng. Thiết nghĩ nếu chúng ta thúc đẩy mô hình tập đoàn truyền thông từ khoảng 20 năm trước thì đến nay mọi thứ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Hiện nay, cần thêm thời gian để có thể phát triển thành các tập đoàn báo chí đúng nghĩa nhưng luật pháp cũng nên trù liệu mô hình này để quản trị trong tương lai. Đối với tổ hợp báo chí đa phương tiện, trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, trong môi trường truyền thông số trên nền tảng công nghệ số thì báo chí - truyền thông nên bổ sung nhận thức mới. Ở đây có hai khái niệm nên lưu ý: Báo chí đa nền tảng, truyền thông đa phương tiện. Do vậy, theo tôi, nhận thức thêm về các khái niệm sau đây: Một là, tổ hợp báo chí - truyền thông đa phương tiện. Hình thức tổ chức này như là bước chuẩn bị cho giai đoạn tiến tới tập đoàn báo chí - truyền thông, khi phát triển tốt về cả nội dung, phân phối sản phẩm và nhất là tiềm lực kinh tế - dịch vụ xã hội. Tập đoàn là do tổ hợp phát triển đến độ đủ lớn, cần thay tên, thay áo. Hiện nay, ở hai TP lớn Hà Nội và TP.HCM có thể thành lập tổ hợp báo chí - truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, cần làm rõ nội hàm và mô hình quản trị tổ hợp trước khi quyết định thành lập. Hai là, trung tâm báo chí - truyền thông. Tên gọi này đã được hình thành ở tỉnh Quảng Ninh từ năm 2018 như một thí điểm đang thành công; quá trình phát triển sẽ có thể thành tổ hợp rồi đến tập đoàn. Trung tâm báo chí - truyền thông cách thức tổ chức này phù hợp với điều kiện của nhiều tỉnh, TP nước ta hiện nay. Nếu những thành công và điểm nghẽn của Trung tâm truyền thông Quảng Ninh được giải quyết, đây sẽ là mô hình phù hợp nhất trong trung hạn. 4 nguyên tắc sắp xếp và 4 mô hình báo chí sắp tới thông tin, nâng cao hiệu quả tuyên truyền và tiết kiệm ngân sách nhà nước (NSNN). Việc sắp xếp, tinh gọn phải được tính toán kỹ lưỡng để tránh gây ảnh hưởng đến những CQBC đã trải qua nhiều vất vả, thử thách mới phát triển lớn mạnh như hôm nay. Thực tế, hiện chúng ta có những CQBC làm rất tốt nhiệm vụ truyền thông chính trị - xã hội hơn so với mặt bằng chung, có lượng bạn đọc trung thành đông, thị phần rộng và được công chúng xã hội (CCXH) tin yêu. Trong bối cảnh đó, theo tôi, việc tinh gọn để nâng cao hiệu quả nên tính toán kỹ và có nguyên tắc trong sắp xếp lại theo các nguyên tắc sau đây. Thứ nhất, các CQBC đang sử dụng hoặc hầu như toàn bộ chi tiêu đến từ nguồn NSNN thì đương nhiên nằm trong diện sắp xếp, tinh gọn. nhiệm vụ chính trị - xã hội tốt tại địa phương và thậm chí ở phạm vi cả nước, đặc biệt là không hoặc hầu như không sử dụng NSNN thì cần được ưu tiên giữ lại, không nên sáp nhập. Về việc này, hơn 20 năm trước, Thường trực Ban Bí thư Trung ương, đồng chí Phan Diễn, triệu tập nhóm chuyên gia để bàn về kinh tế báo chí và tính hiệu quả trong đầu tư NSNN, chúng tôi đã đề xuất cần có kiểm toán cụ thể để đánh giá và ưu tiên CQBC tự bảo đảm thu chi, minh bạch và đạt hiệu quả tuyên truyền và thông tin tốt, có công chúng, thị phần và uy tín. Thứ tư, nên xem CQBC là doanh nghiệp công ích, phục vụ công tác tuyên truyền và phát triển kinh tế - dịch vụ xã hội. Vấn đề này, giúp CQBC vừa thông tin - tuyên truyền chính trị tốt, vừa kết nối CCXH tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và các hoạt động cộng đồng, mà không phải lúc nào Nhà nước cũng bao quát hết. Cần mô hình phân cấp, phân tầng đa dạng . Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) 2025 có nhắc đến các khái niệm chưa từng có trong luật, đó là tổ hợp báo chí đa phương tiện chủ lực, tổ hợp báo chí địa phương. Một số Các cơ quan báo chí đã và đang tự chủ tài chính, hoạt động hiệu quả, có thương hiệu mạnh thì dù là báo chí địa phương cũng nên được giữ lại và tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn. Cơ chế nào để báo chí Việt Nam vươn tầm? - Bài 5 ĐỖ THIỆN thực hiện . Dự thảo luật hiện nay có đề cập “tổ hợp báo chí của địa phương”, mô hình hoạt động có nhiều loại hình báo chí, có các CQBC trực thuộc, có vai trò nòng cốt định hướng dư luận xã hội tại địa phương. Ông nghĩ gì về mô hình này trong bối cảnh hiện nay? + Trong môi trường truyền thông số, công nghệ số, xã hội số thì năng lực và hiệu quả tác động của báo chí - truyền thông không phụ thuộc vào giới hạn hành chính. Một tờ báo tuy ở địa phương nhưng có thể ảnh hưởng tầm quốc gia, khu vực. Hãy nhìn một số CQBC ở Hà Nội, TP.HCM sẽ rõ. Cũng như ca sĩ, có ai phân biệt ca sĩ trung ương hay ca sĩ địa phương đâu. Tác động, ảnh hưởng của báo chí - truyền thông trong môi trường số là không biên giới. Về chính sách đầu tư, thiết nghĩ với các tỉnh, TP thì nên đầu tư ban đầu ở hai mức. Trung ương đầu tư cho tổ hợp báo chí - truyền thông TP.HCM và Hà Nội; ngoài ra, ngân sách bản địa có thể bổ sung thêm, theo năng lực và điều kiện cụ thể. Với các tỉnh cũng như thế. Vấn đề là tạo ra chính sách mặt bằng bình đẳng tương đối, sau đó khuyến khích năng lực tự chủ gia tăng. Đầu tư cho báo chí Hà Nội, TP.HCM thế nào? Việc tinh gọn để nâng cao hiệu quả nên tính toán kỹ và có nguyên tắc trong sắp xếp lại để phù hợp với thực tiễn. Ảnh: HOÀNG GIANG PGS-TS Nguyễn Văn Dững.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==