3 Thời sự - Thứ Ba 24-6-2025 thoisu@phapluattp.vn LÊ NGHIÊM (*) Luật Báo chí (sửa đổi) 2025 phải thể hiện được tất cả điều chỉnh chính sách quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, phù hợp với thực tiễn nền báo chí - truyền thông trong nước hiện nay và xu hướng quốc tế, xứng tầm như một đạo luật mới liên quan đến báo chí tiến bộ, toàn diện, mới mẽ về tư duy lẫn chiến lược. Từ bao cấp đến xây dựng năng lực tự chủ Một trong những điều chỉnh chính sách trọng tâm mà Luật Báo chí (sửa đổi) cần chú ý là cơ chế tài chính và mô hình kinh doanh của báo chí, nhằm giúp báo chí hoạt động vững mạnh và đáp ứng nhu cầu của người dân, khách hàng. Từ lâu nhiều cơ quan báo chí (CQBC) hoạt động dựa hoàn toàn hoặc hầu hết nhờ vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, mô hình này không bền vững. Nhà nước cần đổi mới mô hình tài chính của các CQBC để báo chí có thể tự nuôi sống mình bằng các hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, các dịch vụ khác mà luật pháp không cấm. Cụ thể, Nhà nước cần coi báo chí là một chủ thể quan trọng trong ngành kinh doanh truyền thông. Trong một thị trường truyền thông đang phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam, báo chí nên được xem là một doanh nghiệp công lập đặc biệt, có khách hàng của riêng mình và sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, chịu sự chi phối của Luật Báo chí, Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác. Khách hàng sẽ là người nuôi sống báo chí, thay vì ngân sách nhà nước. Chỉ khi sống được bằng thị trường, báo chí mới có thể phát triển khỏe mạnh. Việc chuyển đổi CQBC từ đơn vị sự nghiệp phụ thuộc ngân sách sang đơn vị công lập đặc biệt hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết để tồn tại. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi về thuế cho các CQBC như ưu đãi dành cho các doanh nghiệp công ích, hoạt động xã hội, những đơn vị làm nhiệm vụ chính trị - xã hội đặc biệt. Thúc đẩy các cơ chế đặt hàng Một trong những nội dung mà Luật Báo chí (sửa đổi) tới đây cần chú ý là thúc đẩy vai trò truyền thông chính sách theo tinh thần truyền thông chính sách phải đi trước một bước, tạo nhận thức, đồng thuận trong xã hội. Báo chí cần làm tốt Cơ quan báo chí nào mạnh, tự chủ tài chính thì nên ưu tiên phát triển Luật Báo chí (sửa đổi) cần tạo không gian để báo chí tinh gọn nhưng mạnh, đa dạng, phát huy được vai trò, vươn tầm ra khu vực và thế giới. gợi ý Hiện nay, ở hai TP lớn Hà Nội và TP.HCM có thể thành lập tổ hợp báo chí - truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, cần làm rõ nội hàm và mô hình quản trị tổ hợp trước khi quyết định thành lập. Ba là, tên gọi các CQBC đang có thương hiệu và tự chủ gần như hoàn toàn tài chính nên được giữ lại. Các cơ quan này sẽ tự xây dựng chiến lược phát triển theo định hướng tuyên truyền nói chung, giữ vững tôn chỉ mục đích, thương hiệu, gia tăng tiềm lực tài chính và có thể trở thành tổ hợp báo chí - truyền thông trong tương lai khi hội tụ đủ các điều kiện. Đa dạng, cạnh tranh thời đại bùng nổ thông tin . Nói như ông, chúng ta nên phân tầng các nhóm/CQBC một cách đa dạng về quy mô, tổ chức? + Đúng như vậy, phải đa dạng thì báo chí mới có thể phát triển. Tôi muốn nhấn mạnh dù hình thái nào thì tất cả cơ quan, mô hình báo chí - truyền thông đều thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, tùy vào thực tế mà tổ chức sắp xếp theo chiều ngang hay chiều dọc. Có những CQBC địa phương nhưng họ tự chủ tài chính, thương hiệu và thể hiện trách nhiệm cao, gắn với sự tin cậy của CCXH thì khoan hãy can dự về mặt tổ chức, vận hành, có thể điều chỉnh cơ quan chủ quản về cơ quan Đảng cho phù hợp. Thiết nghĩ dùng thuật ngữ CQBC, trung tâm báo chí - truyền thông, tổ hợp báo chí - truyền thông đa phương tiện rồi tập đoàn báo chí chủ lực là một quá trình nâng cấp tên gọi. Quy đồng tất cả thành một hay hai tên gọi, trong bối cảnh báo chí hàng chục tỉnh, TP ở Việt Nam phát triển rất đa dạng, khác nhau về quy mô, tổ chức, hiệu quả… thì chưa đúng, chưa sát thực tiễn. Cần có sự phân tầng để CQBC vừa có không gian ổn định, vừa có động lực phấn đấu phát triển. Có tập đoàn với tầm nhìn quốc gia, khu vực thì cũng cần có tổ hợp tập trung vào những bản sắc riêng của đất nước, hay các trung tâm báo chí - truyền thông cũng như những CQBC địa phương đơn lẻ phục vụ, chạm đến lợi ích và sự quan tâm của những cộng đồng cư dân theo các nhóm đối tượng và CCXH đặc thù ở các vùng, địa phương. Đảng và Nhà nước luôn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm là đúng. Riêng chính sách cho báo chí thì sau khi đầu tư ban đầu cho các tổ hợp báo chí - truyền thông đa phương tiện thì chính sách đặt hàng có vai trò quan trọng. Tùy theo từng thời điểm, ngoài đặt hàng cho các tổ hợp được ưu tiên, cũng cần quan sát CQBC nào có thị phần thông tin lớn thì sẽ đặt hàng ưu tiên cho mỗi đợt và chủ đề tuyên truyền, tùy vào nhóm công chúng - đối tượng ưu tiên hướng tới. Như thế đặt hàng sẽ linh hoạt, sát thực tế và hiệu quả hơn. Chẳng hạn, tuyên truyền chính sách kinh tế thì ưu tiên cho nhóm báo chí - truyền thông kinh tế; tuyên truyền pháp luật thì ưu tiên đặt hàng cho nhóm báo chí - truyền thông pháp luật… Quan trọng nhất để báo chí - truyền thông phát triển tạo môi trường pháp lý bình đẳng, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, là để cho báo chí cạnh tranh thông tin trong môi trường bùng nổ thông tin. Nếu Luật Báo chí (sửa đổi) tạo hành lang đủ mạnh để khuyến khích báo chí thực hiện tốt các chức năng như giám sát thực thi công vụ và phản biện chính sách công, chú trọng vấn đề an sinh và phát hiện các vấn đề kinh tế - xã hội thì báo chí - truyền thông sẽ làm tốt bổn phận là tạo ra dòng thông tin chủ lưu, chủ động cung cấp thông tin chính thức, chính thống cho CCXH và nhân dân; đồng thời mở rộng tương tác với CCXH để đón nhận các luồng ý kiến phản hồi; gắn kết và chiếm lĩnh mạng xã hội. Như vậy, báo chí - truyền thông thật sự là cầu nối hai chiều giữa dân với Đảng, Nhà nước, giúp Đảng, Nhà nước nối dài tầm tay, mở rộng tầm mắt khi cuộc sống số phát triển nhanh và ngày càng phức tạp. . Xin cảm ơn ông.• hơn chức năng truyền thông chính sách một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, mang lại lợi ích to lớn cho Đảng, Nhà nước và xã hội. Muốn vậy, thay vì tuyên truyền một chiều, cần chuyển sang mô hình truyền thông chuyên nghiệp tương tác và hiện đại. Báo chí phải trở thành cầu nối hiệu quả giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, chính quyền cần coi báo chí là một đối tác chiến lược. Ngược lại, báo chí cũng cần hoạt động chuyên nghiệp hơn, sáng tạo hơn, thấu hiểu công chúng hơn để biến chính sách thành thông điệp dễ tiếp nhận, góp phần tăng hiệu quả thực thi và củng cố niềm tin xã hội. Hoạt động truyền thông chính sách hiệu quả cần có tổ chức, con người chuyên nghiệp và kinh phí tương xứng. Báo chí là đối tác chiến lược trong hoạt động này sẽ được hưởng kinh phí thông qua các hợp đồng truyền thông, tài trợ đặt hàng, không phải hoạt động theo cơ chế “xin-cho”. Đối với các chính sách dài hơi, phức tạp, chương trình mục tiêu quốc gia, cần có cơ chế đặt hàng để báo chí thực hiện các chương trình truyền thông liên tục. Từ tổ hợp đến tập đoàn báo chí - truyền thông Về việc sắp xếp mô hình báo chí, dù ở Trung ương hay địa phương, cần tập trung vào hai loại hình chính: Tổ hợp hoặc tập đoàn. Nếu coi một CQBC hay tổ hợp báo chí là một doanh nghiệp công lập đặc biệt hoặc nhiều doanh nghiệp ghép lại thành tập đoàn nhà nước thì cơ chế tài chính của nó phải theo kiểu doanh nghiệp, chịu sự quản lý của Đảng và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Báo chí và các quy định liên quan. Đây là mô hình phổ quát tại nhiều quốc gia trên thế giới và hoạt động thực sự hiệu quả. Mô hình tổ hợp được xem là một bước quá độ. Tổ hợp chưa thể hiện được sự thay đổi về cơ chế tài chính mà vẫn giữ nguyên cơ chế đơn vị sự nghiệp, phụ thuộc ngân sách. Để báo chí phát triển khỏe mạnh về lâu dài, tốt nhất là hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp truyền thông công lập, liên thông với thị trường truyền thông thế giới, không chỉ giới hạn trong thị trường cắt khúc ở Việt Nam. Báo chí Việt Nam phải cạnh tranh với báo chí các nước trên thế giới. Đối với những đơn vị báo chí chưa đủ khỏe, cần hỗ trợ chuyển đổi một thời gian, có thể duy trì mô hình tổ hợp hoặc đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần. Tuy nhiên, tư duy lâu dài là báo chí phải sống hoàn toàn bằng thị trường. Nhà nước nên coi báo chí là đối tác chiến lược trong hoạt động truyền thông, cấp tiền thông qua các hợp đồng truyền thông, tài trợ đặt hàng với các công cụ đong đếm hiệu quả thật sự, thay vì bao cấp. Hầu hết các nước trên thế giới, kể cả Trung Quốc, đều đã giảm thiểu việc bao cấp cho báo chí. Khi đó, độc giả chính là khách hàng của báo chí. Những CQBC nào không theo cơ chế bao cấp của Nhà nước (ví dụ như một số tờ báo ở TP.HCM và Hà Nội đã tự chủ 100% tài chính) thì nên tạo điều kiện cho họ thực hiện ngay mô hình doanh nghiệp truyền thông công lập, tuân thủ luật pháp và chịu trách nhiệm về nội dung. Các đơn vị này cần được coi là tiên phong trong việc thực hiện chính sách mới về báo chí và cần được quan tâm, ưu tiên, khuyến khích. ĐỖ THIỆN ghi (*) Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT; nguyên Trưởng ban Nhân dân điện tử báo Nhân Dân Cần có sự phân tầng để cơ quan báo chí vừa có không gian ổn định, vừa có động lực phấn đấu phát triển. Ảnh: HOÀNG GIANG
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==