7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Ba 24-6-2025 phapluat@phapluattp.vn NHÓ M PHÓ NG VIÊN Sáng 23-6, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của QH về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. “Việc ban hành nghị quyết này tại thời điểm hiện nay là rất cấp bách. Những con tàu tốc hành đang mang đến cho đất nước rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng thời gian tàu dừng lại ở mỗi ga rất ngắn, không thể để lỡ cơ hội phát triển của đất nước chỉ vì những điểm nghẽn của pháp luật” - đại biể u (ĐB) Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) nói. Tương tự bà Thủy, tất cả ý kiến khác phát biểu đều đồng thuận về sự cần thiết ban hành nghị quyết nói trên, chỉ góp ý để hoàn thiện dự thảo. Đề xuất các trường hợp loại trừ Theo dự thảo nghị quyết, Chính phủ được ban hành nghị quyết quy phạ m phá p luậ t để điều chỉnh một số quy định có liên quan tại luật, nghị quyết của QH do Chính phủ trình, nhằm kịp thời tháo gỡ ngay những điểm nghẽn; báo cáo Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH, QH tại phiên họp, kỳ họp gần nhất. UBTVQH ban hành nghị quyết để điều chỉnh một số quy định có liên quan tại luật, nghị quyết của QH không do Chính phủ trình. Cơ bản đây là những nội dung liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan khác, như TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan của QH… Nêu ý kiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Thị Thủy đề nghị cần quy định rõ: Đối với những nội dung liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, liên quan đến tội phạm và hình phạt, liên quan đến tố tụng tư pháp thì không áp dụng cơ chế đặc biệt tại nghị quyết này để xử lý. “Tức là không trao quyền cho Chính phủ và UBTVQH được sửa luật, nghị quyết của QH về vấn đề này” - bà Thủy nhấn mạnh. “Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của con người, liên quan đến có tội hay không có tội, liên quan đến tù hay không tù, liên quan đến hoạt động bắt giam, tha, thả” - ĐB Thủy nêu lý do vì sao bà đề nghị những quy định nói trên phải do QH thảo luận và điều chỉnh. Mặt khác, theo ĐB Thủy, thực tế vừa qua những lĩnh vực pháp luật này “không phải là những điểm nghẽn gây ra sự cản trở phát triển của kinh tế đất nước”. Về nguyên tắc xử lý, bà Thủy đề nghị bổ sung thêm một nguyên tắc: Việc xử lý những khó khăn, vướng mắc cần phải bảo đảm tính hợp hiến và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Điều này giúp tránh việc sau khi tháo gỡ được những vướng mắc ở văn bản pháp luật Không để lỡ cơ hội phát triển vì những điểm nghẽn pháp luật ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn). Ảnh: PHẠM THẮNG này lại làm nảy sinh những mâu thuẫn, vướng mắc mới ở các văn bản pháp luật khác... Cùng quan điểm, ĐB Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) cho rằng cơ chế nêu tại dự thảo khác quy định hiện hành, chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn, phải xử lý nghiêm, chuẩn, đồng thời phải có sự giám sát cao để bảo đảm sự thống nhất của pháp luật. Ông Thân đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm phạm vi điều chỉnh, cần phải có “quy định loại trừ”. Theo đó, ĐB Khánh Hòa đề xuất bổ sung nội dung kết luận của UBTVQH hôm 18-6 vào dự thảo nghị quyết: “… Các quy định về hạn chế quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tội phạm, hình phạt, tố tụng tư pháp thì không áp dụng cơ chế xử lý theo nghị quyết này”. Phát biểu giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đánh giá ý kiến của các ĐB là xác đáng, cơ quan chủ trì soạn thảo “hoàn toàn đồng tình” và sẽ tiếp thu, chỉnh lý nội dung này. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế “sandbox lập pháp” ĐB Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đánh giá dự thảo nghị quyết “là một sáng kiến quan trọng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”. “Thực tiễn đã chứng minh việc chậm xử lý các vướng mắc do quy định pháp luật không rõ, không phù hợp hoặc chồng chéo đã gây cản trở đáng kể cho hoạt động đầu tư công, sản xuất kinh doanh, cải cách hành chính, chuyển đổi số và các chương trình mục tiêu quốc gia” - ông Đồng nói. Ông cho hay dù đã có các báo cáo tổng hợp, kiến nghị từ các bộ, ngành, địa phương trong nhiều năm nhưng quá trình sửa luật thường kéo dài. Góp ý thêm, ông Đồng cho rằng cần bổ sung nguyên tắc bảo đảm minh bạch, không làm phát sinh cơ chế “xin-cho”. “Một số nội dung giao thẩm quyền xử lý cho bộ, ngành, địa phương, nếu không có nguyên tắc minh bạch, rõ ràng sẽ dễ dẫn đến tùy nghi áp dụng. Đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình và công khai phương án xử lý” - ĐB Đồng nói. Ông Đồng cũng kiến nghị cần đánh giá tác động sau khi nghị quyết được thực hiện để làm cơ sở trong lộ trình sửa đổi luật. “Việc xử lý tình huống hiện tại không thể thay thế sửa luật một cách căn cơ. Vì vậy, đề nghị Chính phủ đồng thời lập danh mục các luật cần sửa đổi trên cơ sở các nhóm vướng mắc đã nêu, để QH giám sát tiến độ sửa đổi phù hợp” - ông Đồng nói thêm. Đáng chú ý, ông Đồng đề xuất tiếp tục hoàn thiện cơ chế “sandbox lập pháp”. Theo đó, ông kiến nghị QH nghiên cứu, thể chế hóa cơ chế “thí điểm lập pháp có kiểm soát”, tức là cho phép xử lý linh hoạt trong khuôn khổ nghị quyết nhưng phải có báo cáo, giám sát chặt chẽ. Điều này cũng phù hợp với định hướng của Nghị quyết 66 của Bộ Chính trị. “Tôi đồng tình cao với việc ban hành nghị quyết này và đề nghị QH giao Chính phủ hướng dẫn thi hành kịp thời, nhất quán, tránh tình trạng nghị quyết có mà không dám làm” - ông Đồng nói, trước khi kết thúc bài phát biểu trước QH.• Ông Hà Sỹ Đồng kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, thể chế hóa cơ chế “thí điểm lập pháp có kiểm soát”, tức là cho phép xử lý linh hoạt trong khuôn khổ nghị quyết nhưng phải có báo cáo, giám sát chặt chẽ. Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định nói tên gọi của dự thảo nghị quyết có phần “hơi giản dị”. Ông cho rằng phải tăng tính chất của nghị quyết này là “cấp bách, đặc biệt”. Phó Chủ tịch QH cho biết dự thảo nghị quyết QH đang cho ý kiến chính là để thể chế hóa Nghị quyết 66 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư làm trưởng ban, có đến hơn nửa thành viên là ủy viên Bộ Chính trị. Ban Chỉ đạo đã họp và kết luận xử lý vướng mắc do quy định của pháp luật là công việc cấp bách, hệ trọng và phức tạp, nếu không giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến ách tắc, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Đây là công việc cần phải làm ngay và làm quyết liệt, làm đến nơi, đến chốn; đây không chỉ là mục tiêu mà còn là mệnh lệnh chính trị đã được xác định trong Nghị quyết 66” - ông Định nhấn mạnh. Theo ông Định, để triển khai thực hiện chính quyền hai cấp, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành cùng với các cơ quan QH rà soát trên 19.000 văn bản bị tác động và phải sửa. Trong số này, có trên 200 luật và nhiều nghị quyết, pháp lệnh của UBTVQH, nghị quyết của QH - con số thống kê chưa dừng lại do vẫn đang trong quá trình rà soát. “QH không thể họp thường xuyên để xử lý được, trong bối cảnh như vậy, việc giao cho Chính phủ, UBTVQH là phù hợp. Nhưng các ĐBQH nói rất đúng, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu cùng với Chính phủ để tiếp thu, làm rõ phạm vi điều chỉnh của nghị quyết” - ông Định nói. Ngoài ra, Phó Chủ tịch QH cũng đồng tình với các ý kiến đề nghị việc ban hành các văn bản phải đặt trong sự kiểm soát và giám sát rất chặt chẽ, đồng thời làm rõ trách nhiệm giải trình. “Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chỉ có làm cho tốt lên chứ không được làm cho xấu đi, không được làm tăng nặng gánh cho doanh nghiệp và nhân dân, tức là phải giảm chi phí tuân thủ, thúc đẩy phát triển chứ không làm chậm phát triển, làm tăng chứ không làm giảm ngân sách nhà nước…” - lời ông Định. Tiêu điể m Dự thảo nghị quyết dự kiế n có hiệu lực thi hành từ ngà y 1-7-2025 đến hết 28-2-2027. Nêu ý kiến, nhiều ĐB đề xuất nghị quyết có hiệu lực ngay kể từ ngày QH bấm nút thông qua để các cơ quan có đủ thời gian vật chất tập trung cho công tác rà soát xử lý, tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật. Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định cho hay sẽ tiếp thu ý kiến trên của các ĐBQH khi chỉnh lý dự thảo. Đạ i biể u cho rằ ng không thể để lỡ cơ hội phát triển của đất nước chỉ vì những điểm nghẽn của pháp luật. ĐBQH Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị). Ảnh: PHẠM THẮNG Hơn 200 luật phải sửa đổi, bổ sung
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==