142-2025

12 kiện khen thưởng NLĐ...” - ông Hoàng Quang Phòng cho hay. Về thời điểm tăng lương, đại diện người sử dụng lao động và NLĐ đều đề xuất áp dụng từ ngày 1-1-2026. Ngoài đề xuất các bên, bộ phận kỹ thuật của hội đồng cũng tính toán mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2026 từ 6,5% đến 7%. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc trọng, cấp bách và hết sức cần thiết đối với NLĐ và gia đình họ” - đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định. Chênh lệch mức đề xuất Trên cơ sở đó, đại diện NLĐ đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2026 dao động ở mức 8,3% đến 9,2%. Ông Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Tạp chí Lao động - Công đoàn, thành viên hội đồng, cho rằng mức đề xuất trên còn rất khiêm tốn. “Từ năm 2023 đến nay, tiền điện có bốn lần tăng giá, tổng mức tăng 17%, trong khi lương tối thiểu chỉ tăng 6%...” - đại diện NLĐ dẫn chứng. Trái ngược, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết mức đề xuất điều chỉnh lương năm 2026 của đại diện người sử dụng lao động từ 3% đến 5%. “Tôi cho rằng đây là mức vừa phải, nhằm tăng cường dư địa để doanh nghiệp có khả năng thích ứng, có điều “Từ năm 2023 đến nay, tiền điện có bốn lần tăng giá, tổng mức tăng 17%, trong khi lương tối thiểu chỉ tăng 6%...” - đại diện NLĐ dẫn chứng. doisongxahoi@phapluattp.vn VIẾT LONG Sáng 26-6, Hội đồng Tiền lương quốc gia nhóm họp phiên thứ nhất để bàn về việc tăng lương tối thiểu vùng 2026. Tuy nhiên, đại diện người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động chưa tìm được tiếng nói chung. Các khảo sát cho thấy người lao động rất khó khăn Trình bày tại phiên họp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng năm 2024, Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh cho một bộ phận NLĐ có mức lương thấp, chỉ để đóng bảo hiểm nên tiền lương thực tế của NLĐ không tăng. Từ đó, đại diện NLĐ nhận định vấn đề trên phản ánh sự thiếu nghiêm túc trong thực thi pháp luật hoặc có thể do doanh nghiệp thiếu năng lực tài chính hoặc cố tình lách luật. Theo kết quả khảo sát trên 3.000 NLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận thấy có 54,9% NLĐ cho biết tiền lương, thu nhập của họ vừa đủ chi tiêu cơ bản cho gia đình; 26,3% phải tằn tiện, chi tiêu kham khổ; 7,9% không đủ sống, phải làm thêm các công việc khác để có thêm thu nhập. Đáng chú ý, 12,5% NLĐ hằng tháng phải vay mượn tiền và gần 30% NLĐ thỉnh thoảng (3-4 tháng/lần) phải vay mượn tiền để ổn định cuộc sống. Thêm vào đó, có 55,5% NLĐ đủ điều kiện ăn thịt, cá trong tất cả bữa ăn chính. Điều này dẫn đến chất lượng sống gia, cho biết do các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung nên phiên họp thứ hai sẽ tiếp tục diễn ra vào đầu tháng 8. Theo thông lệ, Hội đồng Tiền lương quốc gia nhóm họp ba phiên, nếu các bên vẫn không có được sự đồng thuận sẽ tiến hành bỏ phiếu. Trên cơ sở đó, hội đồng tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị quyết điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ theo quy định của pháp luật. Lần gần nhất, Hội đồng Tiền lương quốc gia tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024. Theo đó, từ ngày 1-7-2024, lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6% so với mức năm 2023.• Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận và trả lương cho NLĐ, áp dụng với những trường hợp làm đủ thời gian theo quy định và hoàn thành định mức công việc. Mức lương thực trả không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo vùng. Mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng như sau: Vùng I là 4,96 triệu đồng/ tháng, vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng Tiêu điểm Hội đồng Tiền lương quốc gia nhóm họp bàn về tăng lương tối thiểu vùng năm 2026. Ảnh: NK NLĐ sụt giảm, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới 72,6% tổng số người chưa lập gia đình cho biết tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình. Có 72,5% NLĐ đã lập gia đình cho biết tiền lương, thu nhập hiện tại ảnh hưởng đến quyết định sinh thêm con. Song song đó, có 6,9% NLĐ nhận thấy tiền lương của họ không đáp ứng được nhu cầu chi cho giáo dục con cái. “Đây là một con số đáng lo ngại, có thể dẫn đến việc con cái họ không được tiếp cận với giáo dục chất lượng, ảnh hưởng đến khả năng phát triển và cơ hội nghề nghiệp của thế hệ tương lai…” - đại diện Tổng Liên đoàn Lao động nhận định. Về chi phí khám chữa bệnh, có 44,1% NLĐ cho biết thu nhập của họ chỉ đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ở mức cơ bản. “Với thực trạng trên, việc tiếp tục điều chỉnh sớm tiền lương tối thiểu vùng là quan Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng thêm 9,2% từ 1-1-2026 Đại diện người lao động đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 8,3% đến 9,2%. Cách đây gần ba năm, do bị phù lan dần từ chân đến khắp cơ thể, chị Ngọc Anh, 34 tuổi, được gia đình đưa đi khám. “Các bác sĩ xác định cháu bị bệnh suy thận giai đoạn cuối, khi ấy, chúng tôi tưởng đã mất con”, mẹ của bệnh nhân nhớ lại. Đồng thời cho biết trước đó con gái có sở thích uống nước ngọt, ăn đồ ăn nhanh. Thời gian bắt đầu chạy thận, tình trạng sức khỏe của chị Ngọc Anh yếu hẳn, liên tục thở dốc, da dẻ xám xịt, không leo nổi cầu thang. “Bệnh đến thì chúng tôi cũng phải chịu. Giờ thì cứ đến ngày, tôi và chồng thay nhau đưa cháu vào viện” - mẹ của bệnh nhân nói. Cũng tại khoa Thận nhân tạo BV Thanh Nhàn, chị Linh (tên nhân vật đã thay đổi), 31 tuổi, đã chạy thận chu kỳ được hai năm. Trong một lần đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, chị Linh được chẩn đoán suy thận giai đoạn muộn, chưa rõ cấp tính hay mạn tính, được chỉ định nhập viện để làm thêm các xét nghiệm và theo dõi. “Lúc ấy tôi vẫn hy vọng. Nhưng khi các bác sĩ kết luận tôi bị suy thận giai đoạn 4, tôi giật mình, sốc, suy sụp hẳn” - chị Linh chia sẻ. Sau đó, vì “không biết trước mọi chuyện sẽ như thế nào” - chị Linh quyết định chia tay chồng sắp cưới. Chị Linh thừa nhận bản thân quá chủ quan, từng mắc viêm cầu thận từ nhỏ, đã được chữa khỏi nhưng sau đó không đi khám lại. Hiện tại, chị vẫn cố gắng duy trì cuộc sống bình thường vào những ngày không phải đến viện, làm một công việc với thời gian linh hoạt, phù hợp. Khoa Nội tiết - Đái tháo đường BV Bạch Mai cũng vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân, 32 tuổi, là nhân viên văn phòng yêu thích gym và thường xuyên sử dụng thực phẩm chức năng “bổ thận tráng dương, tăng cơ” được quảng cáo trên mạng mà không rõ nguồn gốc trong thời gian dài. Bệnh nhân đến khám vì mệt mỏi, chán ăn và tiểu ít. Kết quả xét nghiệm cho thấy chức năng thận đã suy giảm nặng, có thể đã kéo dài từ rất lâu. BS Dương Minh Tuấn, khoa Nội tiết - Đái tháo đường BV Bạch Mai, cho biết tại Việt Nam hiện có hơn 8,7 triệu người mắc bệnh thận mạn, tức khoảng 12,8% dân số trưởng thành. Đáng nói, tỉ lệ người trẻ (dưới 40 tuổi) mắc bệnh suy thận đang tăng nhanh. Tại nhiều trung tâm thận nhân tạo lớn như BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, số bệnh nhân trẻ chiếm tới 20%- 30% số ca chạy thận định kỳ. Theo BS Nguyễn Đăng Quốc, Trưởng khoa Thận nhân tạo BV Thanh Nhàn, một vài nguyên nhân khiến tình trạng bệnh suy thận hoặc mắc bệnh lý về thận tiết niệu có xu hướng gia tăng ở người trẻ có thể kể đến như chế độ ăn uống không điều độ, nhiều đạm; lười vận động dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, acid uric... “Để phòng ngừa các bệnh lý về thận nói chung, người dân nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ sáu tháng/lần, đồng thời thực hiện lối sống điều độ, khoa học để giảm tải các yếu tố nguy cơ” - BS Quốc khuyến cáo. Hiện nay, việc điều trị bệnh suy thận khá thuận lợi bởi có thể dễ dàng tiếp cận được các thuốc, máy móc hiện đại. Nếu được phát hiện sớm tình trạng suy thận thì hiệu quả điều trị cũng như chất lượng sống nói chung của người bệnh sẽ khá tích cực. THANH THANH Người trẻ 25-30 tuổi mắc bệnh suy thận mạn ngày càng nhiều Hai phương án tăng lương tối thiểu vùng do đại diện người lao động đề xuất. Ảnh: CTV Đời sống xã hội - Thứ Sáu 27-6-2025

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==