14 Bạn đọc - Thứ Sáu 27-6-2025 bandoc@phapluattp.vn Hộp thư Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM có nhận được đơn, thư của các bạn đọc: Nguyễn Thị Viễn (quận 4, TP.HCM) phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Nguyễn Thị Kim Thủy (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) phản ánh về việc công ty bất động sản lừa đảo khách hàng; Hồ Tuyết Như (TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về việc cơ sở dệt gây ồn; Nguyễn Kim Nhiều (tỉnh Bình Dương) phản ánh về việc dự án treo lâu năm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân; Nguyễn Đức Hưng (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) phản ánh về một phòng khám. Nguyễn Thị Thanh (TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) phản ánh về việc bị tái chiếm tài sản sau thi hành án; Ngô Mỹ Ngọc (quận 1, TP.HCM) phản ánh về việc ăn nhậu, hát karaoke gây ồn; Phạm Văn Phụ (huyện Cần Giờ, TP.HCM) phản ánh về việc chưa được bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất; Thạch Thị Bé (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) phản ánh về việc bị cướp tài sản; Cao Thị Sang (quận 8, TP.HCM) phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dương Thị Hết (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) phản ánh về việc không đồng ý với văn bản trả lời của cơ quan chức năng; Nguyễn Thị Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh về việc không đồng ý với quyết định thi hành án; Nguyễn Thị Minh Châu (quận Tân Bình, TP.HCM) phản ánh về việc không được hiệu trưởng giải quyết đơn; Huỳnh Quốc Bảo (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh về bạo lực học đường; Nguyễn Văn Toàn (quận 8, TP.HCM) phản ánh về việc có người tự ý mở két sắt. Lê Đức Toàn (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) phản ánh về việc bị phong tỏa thửa đất; Huỳnh Tuấn Hùng (TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về việc sử dụng tiền vay sai mục đích; Nguyễn Đức Tiến (quận Đống Đa, Hà Nội) phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trần Quốc Bảo (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) phản ánh về việc bị mất con đường dân sinh; Hoàng Trần Thảo Trinh (quận 1, TP.HCM) phản ánh về việc bị tai biến y khoa. Nguyễn Văn Lợi (huyện Bình Chánh, TP.HCM) phản ánh về việc bị cưỡng chế thu hồi đất; Võ Hoàng Văn (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) phản ánh về việc không đồng ý với bản án của tòa tranh chấp đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất; Nguyễn Thành Phước (thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) phản ánh về việc bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hoàng Nhất Phương (quận 8, TP.HCM) phản ánh về việc không được cấp số nhà; Lê Phát Triển (quận Bình Thạnh, TP.HCM) phản ánh về việc trả lương không đúng quy định; Dương Ái Dung (quận 6, TP.HCM) phản ánh về việc bị ngăn cản thăm nuôi con; Trương Thị Kim Phúc (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phản ánh về việc không đồng ý với bản án của tòa; Vũ Thị Xuân Hương (quận 5, TP,HCM), Trương Phương Khanh (quận 8, TP.HCM) phản ánh về việc công ty bất động sản huy động vốn không đúng quy định. Nguyễn Văn Hoan (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) phản ánh về việc bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lê Thị Mộng Hồng (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) phản ánh về việc mượn tiền không trả; Mai Văn Lời (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) phản ánh về việc không có biện pháp ngăn chặn để bị đơn chuyển dịch tài sản đang tranh chấp; Nguyễn Tấn Trung (quận Bình Thạnh, TP.HCM) phản ánh về việc không đồng ý với bản án của tòa… người dân phản ánh. Trưởng ấp Xóm Lớn là ông Ngô Văn Thuấn cho biết: “Nghe bà con báo, tôi đến thấy và vận động gia đình tháo dỡ cái bồn. Họ hứa vài hôm tháo dỡ nhưng đến nay hơn tháng chưa tháo dỡ. Tôi cũng đã báo lên xã và sáng nay cán bộ xã đến hiện trường lập biên bản, mời chủ đất sáng thứ Hai tới làm việc”. Về việc ai đã làm cái bồn này và nguyên nhân do đâu, ông Thuấn bảo chưa ai nhận đã xây cái bồn này, chính quyền chỉ biết mời gia đình chủ đất tại khu vực có cái bồn đến xã làm việc. Còn nguyên nhân thì ông Thuấn cũng chưa xác định được. “Chỉ nghe thông tin là có sự tranh chấp về việc mua bán đất gì đó. Chứ chúng tôi không nhận được bất kỳ đơn từ yêu cầu phản ánh gì cả từ hộ có cái bồn trước nhà” - ông Thuấn nói. Ông Đỗ Anh, một người dân địa phương thường đi qua lại con đường này rất bức xúc: “Đâu hai tuần trước tôi chở máy bơm vào bơm nước ruộng bị vướng không đi được. Tôi phải mở đường khác, đi nhờ vườn người ta. Ai đời xây cái bồn vậy”. Còn anh Ngô Hoàng Em, nhà gần cái bồn gạch thì xác định: “Phía đồng, tức kể từ cái bồn gạch khó coi đó về hướng đồng có bốn hộ dân sinh sống nhưng mỗi ngày cô bác đi làm đồng qua lại bị cái bồn cản trở lên đến 30-40 người, ai cũng kêu trời vì cái bồn kỳ cục đó”. TRẦN VŨ Ngày 25-6, nhiều người dân ở ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau phản ánh với PV báo Pháp Luật TP.HCM thể hiện sự bức xúc vì con đường thôn bỗng xuất hiện bồn gạch chắn mất hơn nửa đường. Thậm chí ai đó còn đặt thêm một cái chậu kiểng lớn ở phần đường còn lại khiến nhiều người gặp khó khăn khi đi chăm ruộng. “Hôm qua ai đó đặt thêm cái chậu kiểng khiến con đường thôn bị chắn gần như hoàn toàn. Nhưng sáng nay họ dời cái chậu kiểng vào trong. Cái bồn gạch thì vẫn còn nguyên vẹn đó. Nó tồn tại gần hai tháng qua” - anh Trần Thanh Tùng, người dân địa phương nơi đây, nói. Trước đó, vào ngày 20-6-2025, PV đã có mặt tại con đường mà “Đâu hai tuần trước tôi chở máy bơm vào bơm nước ruộng bị vướng không đi được. Tôi phải mở đường khác, đi nhờ vườn người ta. Ai đời xây cái bồn vậy”. Anh Trần Thanh Tùng cho biết đã báo cho cán bộ xã Lý Văn Lâm bốn lần trong tháng qua nhưng cái bồn vẫn nguyên hiện trạng. Ảnh: TRẦN VŨ Cà Mau: Nhiều hộ dân bức xúc vì cái bồn giữa đường Bồn gạch án ngữ giữa đường ấp gần hai tháng qua, dân báo xã nhiều lần nhưng vẫn tồn tại khiến người dân qua lại bị ảnh hưởng. PV đến nhà có bồn gạch phía trước để hỏi thì được những người ở trong nhà này cho biết mình không phải chủ đất. Họ nói rằng chủ đất, chủ nhà ở huyện, ít về đây. Những người trong nhà cũng không cho xin số điện thoại của chủ đất hoặc chủ nhà, bảo cứ ra xã mà hỏi.• Hình sự đặc nhiệm TP.HCM giải cứu nam sinh bị “bắt cóc online” để lừa chuyển tiền Ngày 26-6, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cho biết đang điều tra mở rộng vụ việc một nam sinh 18 tuổi bị lừa theo hình thức “bắt cóc online”, buộc cách ly trong khách sạn và chuyển tiền cho nhóm giả danh công an. Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 24-6, Đội Hình sự đặc nhiệm (Đội 2), PC02 nhận tin báo từ một gia đình tại quận 3 về việc con trai sinh năm 2006 mất liên lạc bất thường sau khi nhận cuộc gọi từ số điện thoại lạ. Nạn nhân cho biết đã bị một nhóm người gọi điện thoại tự xưng là công an, thông báo đang liên quan đến một vụ án mua bán ma túy và yêu cầu chuyển khoản 600 triệu đồng để “giải quyết”. Nhóm này còn yêu cầu nam sinh tự bắt xe công nghệ đến khách sạn trên đường Hoàng Sa (quận Phú Nhuận), tắt điện thoại và không liên lạc với bất kỳ ai ngoài chúng. Nhận định đây là thủ đoạn “bắt cóc online” nguy hiểm, các trinh sát của Đội 2 đã vào cuộc khẩn trương. Đến khoảng 1 giờ 30 sáng 25-6, công an xác định chính xác nơi nạn nhân đang ở tại một phòng khách sạn ở quận Phú Nhuận. Qua xác minh, nam sinh đã chuyển 51 triệu đồng vào tài khoản mang tên người lạ theo yêu cầu của nhóm giả danh trước khi được giải cứu. Công an TP.HCM khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn “bắt cóc online” ngày càng tinh vi, lợi dụng yếu tố tâm lý hoang mang để khống chế tinh thần nạn nhân. Các vụ việc tương tự đang tiếp tục được đội đặc nhiệm PC02 đấu tranh, điều tra làm rõ. NGUYỄN TÂN Ngày 20-6, PV đến UBND xã Lý Văn Lâm để nắm thông tin chính thức từ chính quyền về cái bồn vô lý này. Tuy nhiên, văn phòng ghi nhận thông tin PV cần nắm, hứa báo lãnh đạo rồi bố trí gặp cung cấp thông tin cho PV. Đến tối 23-6, công chức văn phòng UBND xã Lý Văn Lâm báo lại là chủ tịch xã yêu cầu gửi văn bản để xã cung cấp thông tin và trả lời bằng văn bản. PV hiện đã gửi văn bản và đang chờ câu trả lời từ phía UBND xã Lý Văn Lâm.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==