142-2025

2 Thời sự - Thứ Sáu 27-6-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Chiều 26-6, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội (QH) đã thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Không để ai bị bỏ lại phía sau Theo nghị quyết vừa được thông qua, đối tượng được miễn, hỗ trợ học phí là công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể, QH quyết nghị miễn học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình GDPT trong cơ sở giáo dục công lập; hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình GDPT trong cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Mức hỗ trợ đóng học phí do HĐND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quyết định theo khung học phí do Chính phủ quy định nhưng không vượt mức thu học phí của cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Kinh phí thực hiện do ngân thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3-5 tuổi. Việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3-5 tuổi do Nhà nước bảo đảm nguồn lực và huy động xã hội hóa theo quy định của pháp luật. “Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, bãi ngang, ven biển, khu đông dân cư, địa bàn có khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất” - nghị quyết nêu rõ. Nghị quyết này cũng có hiệu lực thi hành từ ngày được QH thông qua. Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi nói việc sửa đổi toàn diện Luật Thuế SDĐNN cần được đặt trong tổng thể công tác tổng kết, đánh giá toàn bộ chính sách thuế và phí liên quan đến SDĐ. “Hiện nay, Chính phủ chưa triển khai đánh giá tổng thể các vấn đề nêu trên để có thể báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định” - ông Phan Văn Mãi cho biết. Đồng tình với quan điểm trước mắt tiếp tục ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn miễn thuế SDĐNN như đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị Chính phủ triển khai tổng kết, đánh giá chính sách miễn thuế SDĐNN qua thời gian dài thực hiện. Cùng với đó, đánh giá tổng thể các chính sách về thuế, phí đối với đất đai nói chung để đề xuất các chính sách về thuế và phí áp dụng với việc SDĐ, trong đó có đất nông nghiệp một cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra hiện nay. “Trường hợp cần thiết, nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Thuế SDĐNN cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới, đáp ứng các yêu cầu đã được nêu trong các kết luận, nghị quyết của Đảng” - ông Mãi nêu quan điểm của Ủy ban Thường vụ QH. Theo báo cáo của cơ quan chủ trì soạn thảo, với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế như quy định hiện hành đến hết ngày 31-12-2030, số thuế SDĐ nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỉ đồng/năm. Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026. Ảnh: QH Ngày 26-6, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp. Nêu ý kiến, các đại biểu QH đều tán thành việc ban hành luật trên cơ sở nâng cấp Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp từ năm 2000. Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng tất cả vướng mắc trong quá trình thực hiện thời gian qua, về bản chất, do chưa có cơ quan thường trực tổ chức thực hiện tình trạng khẩn cấp. Dẫn chứng trong đợt dịch COVID-19 ban đầu có rất nhiều lực lượng tham gia nhưng cuối cùng, Bộ Quốc phòng phải tham gia khi tình trạng rất gay cấn như ở TP.HCM, ông Huân nói “chỉ lúc đó mới có hiệu quả”. “Thực sự cũng chỉ có Bộ Quốc phòng mới có đủ lực lượng, các phương tiện và đã quen ứng phó với những tình trạng khẩn cấp như chiến tranh. Tình trạng khẩn cấp cũng ở dạng cấp thấp nhưng rất gần với chiến tranh và đòi hỏi phải phản ứng nhanh, phải có lực lượng và phải hết sức chuyên nghiệp” - ông Huân nói thêm. Đại biểu đoàn Bình Dương đề nghị nên quy định rõ cơ quan thường trực của tình trạng khẩn cấp là Bộ Quốc phòng, còn lực lượng phản ứng nhanh là Bộ Công an. Phát biểu tại phiên họp, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cho rằng khi pháp lệnh năm 2000 được nâng lên thành luật, chúng ta sẽ thực hiện tình trạng khẩn cấp hiệu quả hơn và khắc phục được những bất cập trong tình trạng an ninh phi truyền thống đang vấp phải ngày một nhiều hơn. “Ý kiến của các đại biểu chúng tôi rất trân trọng, đặc biệt là những góp ý để chúng ta quy định chặt chẽ, bài bản, chuẩn mực hơn và dễ giải quyết trong các trường hợp, nhất là các tình huống khó xảy ra chúng ta phải xử lý, phản ứng một cách nhanh nhất để phòng và ngăn ngừa được các hậu quả đem lại mà chúng ta phải gánh chịu” - Đại tướng Phan Văn Giang nói. Liên quan đến ý kiến xác định cơ quan thường trực ứng phó với tình trạng khẩn Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: PHẠM THẮNG sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách. Tại báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo nghị quyết, Chính phủ cho hay có ý kiến đại biểu QH đề nghị chỉ nên áp dụng chính sách miễn, hỗ trợ cho đối tượng học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Về nội dung này, Chính phủ cho rằng với quan điểm để đảm bảo cơ hội được tiếp cận giáo dục bình đẳng, công bằng, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, việc miễn, hỗ trợ học phí cho toàn bộ trẻ em, học sinh còn là trách nhiệm chính trị, quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Nội dung quy định này đã được thể hiện đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Công văn 15029 của Văn phòng Trung ương Đảng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được QH thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026. Chiều cùng ngày, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3-5 tuổi. Nghị quyết vừa được thông qua đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% tỉnh, TP trực Kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2030 Cũng trong ngày, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Theo đó, QH quyết nghị kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết 55/2010 của QH về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 28/2016 và Nghị quyết 107/2020 đến hết ngày 31-12-2030. Nghị quyết vừa được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2026. Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo cho biết quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN). Nêu quan điểm của Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Kinh phí thực hiện chính sách miễn, hỗ trợ học phí do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách. Ngày 26-6, QH đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân với đa số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành. Luật vừa được thông qua có 5 chương, 39 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2026. Tiêu điểm thoisu@phapluattp.vn Quốc hội thông qua nghị quyết cho toàn bộ học sinh công lập Đại tướng Phan VănGiangnóivề dự án Luật Tình trạng khẩn cấp Quốc hội quyết nghị miễn học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục công lập; hỗ trợ học phí đối với học sinh dân lập, tư thục.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==