142-2025

5 Thời sự - Thứ Sáu 27-6-2025 Việt Nam hiện có 80 triệu người dùng Internet, 72 triệu người dùng mạng xã hội, 170 triệu kết nối di động. Theo thống kê của Bộ Công an trong năm 2024, có 6.000 vụ việc lừa đảo, thiệt hại hơn 12.000 tỉ đồng. Tiêu điểm thoisu@phapluattp.vn Tội phạm lừa đảo có thể đưa người Việt sang Trung Đông, Bắc Phi Theo Đại tá Nguyễn Huy Lục, Trưởng phòng 5 Cục An ninh mạng, tội phạm lừa đảo ngày càng tinh vi, phức tạp và đang có xu hướng hình thành tập đoàn lừa đảo xuyên quốc gia tập trung ở một số quốc gia lân cận Việt Nam như Campuchia, Lào, Philippines. Thời gian tới, tội phạm còn có thể đưa người Việt Nam sang hoạt động lừa đảo tại Bắc Phi, Trung Đông. Hiện có bả y hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến: Lừa đảo giả danh nhân viên cơ sở giáo dục; lừa đảo“thu hồi vốn treo”; thanh toán dịch vụ; mua bán và du lịch trực tuyến; mạo danh cơ quan tố tụng (Bộ Công an, VKS, tòa án); lừa đảo tình cảm, trục lợi tài chính; đầu tư trên nền tảng giả tạo. Vì vậy, liên tục nâng cao nhận thức cho người dân là vô cùng cần thiết bởi đã có những nạn nhân bị lừa lần đầu lại bị lừa thêm lần tiếp theo, thậm chí bị lừa số tiền lớn hơn cả lần đầu. Chiều 26-6, tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, Thượng tá Đỗ Văn Đồng, Phó Trưởng phòng PC08 Công an TP.HCM, thông tin về việc tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ. Theo Thượng tá Đỗ Văn Đồng, sau khi tiếp nhận bàn giao việc sát hạch, cấp GPLX từ Sở GTVT (nay là Sở Xây dựng), PC08 đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, thống kê lại số lượng học viên để tổ chức kỳ sát hạch. Đồng thời, phối hợp với các trung tâm sát hạch để rà soát điều kiện cơ sở vật chất, cài đặt chương trình phần mềm, chạy thử nghiệm. Từ ngày 14-5 đến nay, Công an TP đã tổ chức 47 kỳ sát hạch GPLX cho hơn 13.400 học viên. Từ nay đến cuối năm 2025, PC08 sẽ tiếp tục tham mưu Công an TP.HCM tổ chức các kỳ sát hạch và tăng số lượng học viên tham gia. Đối với học viên có giấy khám sức khỏe gần hết hạn và học viên được đào tạo từ trước ngày 1-1-2025 sẽ được PC08 ưu tiên thi sát hạch. Bộ đề thi sát hạch gồm 600 câu hỏi, được triển khai từ ngày 1-6-2025, đầy đủ các nhóm liên quan đến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đạo đức nghề nghiệp của người lái xe, kỹ thuật lái xe, xử lý tình huống giao thông nguy hiểm, văn hóa giao thông, kỹ năng cứu hộ, cứu nạn… Qua đó, buộc thí sinh phải nắm vững, toàn diện các nội dung đào tạo. Trong 600 câu hỏi có 60 câu được quy định điểm liệt, tập trung vào các hành vi nghiêm trọng như vi phạm nồng độ cồn, vượt đèn đỏ, không nhường đường cho xe ưu tiên… Đáng chú ý, bộ đề thi được xây dựng trên chương trình phần mềm, cả phần thi lý thuyết cũng như phần thi sa hình và được chấm điểm tự động, các sát hạch viên không thể can thiệp vào kết quả thi. Chưa kể còn có hệ thống camera giám sát quá trình thi để lưu trữ, phục vụ thanh tra, kiểm tra. Học viên vào dự thi phải được đối chiếu thông tin trên CCCD, tránh việc thi hộ cũng như đảm bảo học viên không đem theo thiết bị kỹ thuật vào phòng thi. LÊ THOA - BẢO PHƯƠNG NGỌ C DIỆ P Ngày 26-6 tại Hà Nội, Bộ Công an và Google Việt Nam tổ chức lễ công bố “Chiến dịch phòng, chống lừa đảo trực tuyến: An toàn hơn cùng Bộ Công an và Google”. Quyết tâm tạo lập môi trường số lành mạnh, an toàn Tại buổi lễ, Thượng tá Nguyễn Bá Sơn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (gọi tắ t là Cụ c An ninh mạ ng), Bộ Công an, thông tin về thực trạng lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam. Theo ông Sơn, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng cả về số vụ việc, mức độ tinh vi, cũng như thiệt hại đối với người dân và doanh nghiệp. Tội phạm tăng cường lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng hoặc các chương trình, hoạt động liên quan đến công tác chuyển đổi số quốc gia để lên kịch bản tiếp cận, lừa đảo người dân. Một số thủ đoạn nổi lên gần đây như giả mạo lực lượng công an các cấp gọi điện thoại đe dọa người dân liên quan đến vụ việc vi phạm pháp luật hoặc đề nghị cập nhật thông tin CCCD; sử dụng AI để cắt ghép video, hình ảnh nhạy cảm để tống tiền; giả danh nhân viên điện lực, công ty cấp thoát nước, giáo viên gọi điện thoại đề nghị thanh toán hóa đơn dịch vụ, hoàn tiền học phí... Hành vi của tội phạm không chỉ gây thiệt hại kinh tế, làm suy giảm lòng tin của người dân vào lực lượng thực thi pháp luật, mà còn đe dọa đến trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên số; ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Thời gian qua, lực lượng công an đã tăng cường đấu tranh, triệt phá nhiều ổ nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoạt động xuyên quốc gia được dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, tình hình tội phạm lừa đảo trực tuyến vẫn còn diễn ra nhức nhối và dự báo thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Thượng tá Nguyễn Bá Sơn cho rằng trong thời gian tới sẽ cần đến sự tham gia của doanh nghiệp xuyên quốc gia có lượng người dùng lớn như Google, phát động chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chiến dịch thể hiện sự chủ động quyết tâm của doanh nghiệp công nghệ, tài chính, viễn thông, tạo lập môi trường số lành mạnh, an toàn. Hơn 200 nhà sáng tạo YouTube đã đăng ký tham gia Phát biểu tại sự kiện, ông Marc Woo (Tổng Giám đốc Google Việt Nam) bày tỏ vinh dự khi được hợp tác với Bộ Công an Việt Nam trong nhiều chương trình hợp tác, trong đó có các chương trình ngăn lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng. “Một không gian mạng Internet an toàn và bảo mật là nền tảng thiết yếu để xây dựng một nền kinh tế số Việt Nam năng động. Google nhận thức rõ mối đe dọa ngày càng gia tăng của các hình thức lừa đảo trực tuyến và chúng tôi cam kết tận dụng công nghệ Đại diện Bộ Công an và Google khởi động “Chiến dịch phòng, chống lừa đảo trực tuyến: An toàn hơn cùng Bộ Công an và Google”. Ảnh: NGỌC DIỆP Bộ Công an và Google công bố chiế n dịch phòng, chống lừa đảo trực tuyến Chiến dịch thể hiện sự chủ động quyết tâm của doanh nghiệp công nghệ, tài chính, viễn thông, tạo lập môi trường số lành mạnh, an toàn. của mình để đối phó với các thách thức đáng báo động này. Chức năng bảo vệ chống gian lận của Google Play đã chặn 4,5 triệu lượt cài đặt các ứng dụng nghi ngờ có mã độc trên 1 triệu thiết bị Android” - ông Marc Woo chia sẻ. Cũng theo ông Marc Woo, Bộ Công an và Google Việt Nam phối hợp thực hiện một chiến dịch tuyên truyền tập trung trên các nền tảng trực tuyến, được thiết kế kỹ lưỡng nhằm thúc đẩy phong trào toàn quốc về an toàn số. Hơn 200 nhà sáng tạoYouTube đã đăng ký tham gia với vai trò truyền tải thông điệp chiến dịch. Với sức ảnh hưởng lớn và giá trị chân thật trong chia sẻ của mình, các nhà sáng tạo nội dung này sẽ lồng ghép các thông tin quan trọng liên quan đến chống lừa đảo, kết hợp cùng câu chuyện cá nhân thông qua cách thức tương tác và gắn kết để chia sẻ đến hàng triệu người theo dõi của mình. Điều này đảm bảo mọi người, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, được trang bị kiến thức cần thiết để tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng. Ngoài ra, chiến dịch cũng sẽ giới thiệu chuỗi tám video giáo dục với sự tham gia của các chuyên gia từ Google và Cục An ninh mạng. Các video này sẽ làm rõ bả y hình thức lừa đảo phổ biến nhất và cung cấp cho khán giả các lời khuyên và công cụ phòng ngừa hữu ích.• Theo ông Marc Woo, chức năng bảo vệ chống gian lận của Google Play đã chặn 4,5 triệu lượt cài đặt các ứng dụng nghi ngờ có mã độc trên 1 triệu thiết bị Android. Công an TP.HCM thông tin về chống thi hộ, gian lận trong sát hạch cấp giấy phép lái xe Thượng tá Đỗ Văn Đồng thông tin về việc tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Ả nh: BẢ O PHƯƠNG

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==