9 kinhtedothi@phapluattp.vn Cầu Bình Khánh có độ tĩnh không cao nhất Việt Nam Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với tổng chiều dài 57,8 km, dự án đi qua địa bàn tỉnh Long An (2,7 km), TP.HCM (26,4 km) và Đồng Nai (28,7 km). Dự án có tổng mức đầu tư 29.587 tỉ đồng. Riêng cầu Bình Khánh có tổng chiều dài hơn 2,76 km, trong đó phần cầu chính dài 763 m. Thiết kế dây văng hai mặt phẳng với trụ tháp hình chữ H cao 135 m không chỉ mang tính thẩm mỹ hiện đại mà còn đảm bảo độ chịu lực cho tĩnh không thông thuyền 55 m, cao nhất Việt Nam hiện nay. Mặt cầu rộng 21,75 m, bố trí bốn làn xe cơ giới và hai làn dừng khẩn cấp, hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn cao tốc thế hệ mới. hai cây cầu dây văng lớn nhất tuyến cao tốc. Được khởi công từ tháng 8-2015, với tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỉ đồng, công trình từng hứa hẹn là biểu tượng mới của kỹ thuật cầu đường Việt Nam. Thế nhưng “giấc mơ” ấy đã bị ngưng trệ khi dự án buộc phải dừng lại vào cuối năm 2018 do vướng mắc về nguồn vốn, khi mới đạt khoảng 70% khối lượng. Gần năm năm gián đoạn, cầu nằm im giữa lòng sông. Đến cuối năm 2023, với quyết tâm tái khởi động cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án được hồi sinh. Tính đến hiện tại, gần 95% khối lượng cầu Bình Khánh đã hoàn thành. Thông xe cao tốc Bến Lức - Long Thành vào năm 2026 Bên cạnh đó, sau thời gian gián đoạn, cầu Phước Khánh cũng đã chính thức thi công trở lại từ đầu tháng 5. Nhờ đó, toàn bộ dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tiếp tục bám sát tiến độ, hướng tới mục tiêu thông tuyến vào năm 2026. Giờ đây, khi cả hai cây cầu dây văng quan trọng đã đồng loạt vào guồng, bức tranh cao tốc Bến Lức - Long Thành đang dần được hoàn thiện. Đây là tuyến đường không chỉ kết nối giao thông, mà còn mở ra kỳ vọng lớn về liên kết vùng, giảm tải Quốc lộ 1A, rút ngắn hành trình từ miền Tây đến sân bay Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện cho phía Nam. Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, từng bị “ngủ quên” nay đang từng bước thức dậy, với nhịp đập sôi động từ công trường, từ dây văng kéo căng đến mặt cầu đổ bê tông rộn ràng. Hợp long cầu Bình Khánh, tái khởi động cầu Phước Khánh - chính là những nhịp cầu nối lại niềm tin vào những công trình trọng điểm được hoàn thành, dù đi qua nhiều gian khó. Công trình cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu, nối Cần Giờ (TP.HCM) với Nhơn Trạch (Đồng Nai), được xem là điểm kết nối chiến lược giữa vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Cầu dài hơn 3,1 km, có khẩu độ NHƯ NGỌC Sự kiện hợp long cầu Bình Khánh không chỉ là một cột mốc kỹ thuật đáng nhớ, mà còn là sự xác nhận cho sự trở lại mạnh mẽ của một trong những dự án hạ tầng chiến lược quan trọng phía Nam. Cầu dây văng lớn nhất trên tuyến cao tốc Ngày 26-6, ông Đặng Hữu Vị, Giám đốc Ban quản lý các đường cao tốc phía Nam (thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC), xác nhận với PV, cầu Bình Khánh, một trong hai cây cầu dây văng lớn nhất trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, đã hợp long nhịp chính. Lễ hợp long dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 28-6. Theo kế hoạch dự kiến, cầu Bình Khánh sẽ về đích vào tháng 9-2025. Việc hợp long cầu Bình Khánh là một bước tiến quan trọng, tạo tiền đề để thông xe toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành vào năm 2026, kết nối trục giao thông liên vùng trọng điểm phía Nam. Theo ghi nhận của PV, trên công trường cầu Bình Khánh, không khí thi công diễn ra nhộn nhịp với sự phối hợp liên tục giữa máy móc và đội ngũ công nhân. Cầu đã dần thành hình, hai bờ sông Soài Rạp nay được nối liền bằng những nhịp kết cấu vững chắc. Hiện các hạng mục đúc hẫng và lắp đặt dây văng đang được tập trung triển khai với 15 trong tổng số 18 đốt cầu đã hoàn thành. Cầu Bình Khánh, thuộc gói thầu J1, nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ (TP.HCM), là một trong Cầu Bình Khánh sẽ làm lễ hợp long vào ngày 28-6. Ảnh: LƯƠNG Ý nhịp chính 300 m, trụ tháp cao 135 m, mặt cầu rộng 22 m với bốn làn xe và hai làn dừng khẩn cấp. Dự án từng đạt gần 81% khối lượng trước khi bị đình trệ vào năm 2019 vì vướng cơ chế tài chính và nguồn vốn. Đến tháng 4-2025, VEC đã hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu thi công phần còn lại của gói thầu J3, gồm liên danh Công ty CP Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam và Công ty TNHH Freyssinet Việt Nam, với giá trị hợp đồng hơn 635 tỉ đồng và thời gian thi công dự kiến 450 ngày. Trước đó, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, VEC đã đưa vào khai thác tạm hai đoạn tuyến, gồm đoạn từ nút giao TP.HCM - Trung Lương đến nút giao Quốc lộ 1A và đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51, với tổng chiều dài khoảng 10 km. Ngày 19-4, VEC tiếp tục thông xe kỹ thuật đoạn từ nút giao Quốc lộ 1 đến nút giao Nguyễn Văn Tạo dài gần 20 km.• Việc hợp long cầu Bình Khánh là một bước tiến quan trọng, tạo tiền đề để thông xe toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành vào năm 2026, kết nối trục giao thông liên vùng trọng điểm phía Nam. Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan về việc đóng cửa tạm thời Cảng hàng không quốc tế Vinh nhằm triển khai gói thầu số 11 “thi công xây dựng công trình, cung cấp và lắp đặt thiết bị” thuộc dự án sửa chữa hạ tầng sân bay. Trong thời gian này, Vietnam Airlines sẽ tạm dừng toàn bộ chuyến bay đi và đến sân bay Vinh. Hãng đang chủ động điều chỉnh lịch bay và bố trí lại kế hoạch khai thác để đảm bảo quyền lợi đi lại của hành khách. Với các hành khách đã mua vé, hãng triển khai chính sách hỗ trợ linh hoạt gồm: Đổi hành trình sang các sân bay lân cận hoặc hoàn vé miễn phí nếu hành khách không còn nhu cầu di chuyển. Ngoài ra, hãng hàng không Vietjet Air sẽ hỗ trợ chuyển miễn phí cho hành khách sang các chuyến bay cùng hành trình trước ngày 1-7 hoặc có thể chuyển sang các chuyến bay khác đến và đi Thanh Hóa, Hà Nội, Đồng Hới. Ngoài ra, hành khách cũng có thể hoàn bảo lưu định danh theo chính sách dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu di chuyển tại khu vực Bắc Trung Bộ, các hãng hàng không cũng dự kiến tăng tần suất các chuyến bay đến các sân bay lân cận như Thọ Xuân (Thanh Hóa), Nội Bài (Hà Nội) hay Đồng Hới (Quảng Bình). Việc điều chỉnh này nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến hành khách, nhất là trong mùa cao điểm du lịch và dịp cuối năm. Đại diện Vietnam Airlines cũng cho biết hãng sẽ theo dõi sát tiến độ sửa chữa, phối hợp với các đơn vị liên quan để lên phương án khai thác trở lại ngay khi sân bay Vinh đủ điều kiện hoạt động, đặc biệt trong dịp cao điểm cuối năm. Cục Hàng không yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Cảng hàng không quốc tế Vinh tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật trong suốt quá trình thi công, đảm bảo an toàn, an ninh hàng không, PCCC, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh. THU TRINH Hợp long cầu Bình Khánh, kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành Sau gần một thập niên thi công đầy trắc trở, cầu Bình Khánh - cây cầu dây văng hiện đại bắc qua sông Soài Rạp đã chính thức hợp long nhịp chính, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoàn thiện tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Hướng dẫn mới nhất cho hành khách khi tạm ngừng khai thác sân bay Vinh Trong thời gian tạm ngưng khai thác sân bay Vinh, các hãng bay sẽ đảm bảo quyền lợi đi lại của hành khách. Ảnh: CTV Cầu Phước Khánh cũng đang được gấp rút thi công. Ảnh: LƯƠNG Ý
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==