11 Kinh tế - Thứ Hai 30-6-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Giải pháp tính thuế hộ kinh doanh hài hòa lợi ích các bên Chính sách xóa bỏ thuế khoán từ năm 2026, phân loại lại hộ kinh doanh để quản lý được đánh giá là bước cải cách văn minh, công bằng nhưng các chuyên gia cho rằng cần giải pháp hỗ trợ khi áp dụng thực tế. QUANG HUY - THU HÀ TP.HCM những ngày cuối tháng 6, câu chuyện thuế vẫn là đề tài được các tiểu thương, hộ kinh doanh quan tâm hàng đầu. Lộ trình tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình thức thuế khoán chậm nhất vào năm 2026, theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị là một chủ trương lớn. Chuyển đổi sang nộp thuế theo phương pháp kê khai, dựa trên hóa đơn điện tử được xem là bước đi tất yếu để đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và chống thất thu ngân sách. Tuy nhiên, thay vì áp đặt một mô hình duy nhất, việc xây dựng một “thực đơn” các phương pháp kê khai thuế, cho phép hộ kinh doanh lựa chọn hình thức phù hợp nhất với quy mô và đặc thù của mình, được xem là chìa khóa để quá trình chuyển đổi diễn ra thành công và ít gây xáo trộn nhất. Kỳ vọng xen lẫn lo lắng Ghi nhận của PV, nỗi lo lớn nhất của nhiều hộ kinh doanh không nằm ở số thuế phải nộp, mà còn ở gánh nặng tuân thủ các thủ tục hành chính đi kèm. Bà Thu Ba (65 tuổi), chủ một sạp vải khu vực chợ Tân Bình (TP.HCM), với doanh thu mỗi năm ước chừng 700-800 triệu đồng, không giấu được sự bối rối. Hiện tại, bà đang nộp thuế theo hình thức khoán, mọi việc khá đơn giản. “Nghe nói sắp tới không cho đóng thuế khoán nữa, phải có máy tính tiền, xuất hóa đơn điện tử gì đó..., tôi lo lắm. Tuổi này rồi, mắt mờ tay chậm, bảo tôi dùng điện thoại thông minh còn khó chứ đừng nói đến máy móc, sổ sách kế toán. Chúng tôi không trốn thuế nhưng nếu thủ tục rắc rối quá thì thật không biết xoay xở thế nào. Rất mong Nhà nước có cách nào đó hỗ trợ những người lớn tuổi như chúng tôi” - bà Ba chia sẻ. Câu chuyện của bà Ba không phải là cá biệt. Đó là tâm lý chung của nhiều hộ kinh doanh quy mô nhỏ, đặc biệt là những người đã lớn tuổi, có thói quen kinh doanh truyền thống và hạn chế về công nghệ. Họ cần một “bước đệm” và sự hỗ trợ thực chất để có thể thích ứng với sự thay đổi. Ở một quy mô khác, ông ĐTV, đại diện một hộ kinh doanh thời trang có tiếng trên đường Lê Văn Sỹ, lại là một câu chuyện khác. Với doanh thu xấp xỉ ngưỡng 1 tỉ đồng/năm, cửa hàng của ông đã chủ động trang bị máy tính tiền và xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng từ hơn một năm nay. Dù đã tiệm cận với sự minh bạch, ông V vẫn bày tỏ nhiều lo ngại và chưa sẵn sàng lên doanh nghiệp (DN) vì không đủ tiềm lực về nhân sự, quy mô vận hành. “Tôi cho rằng không cần vội vàng thúc đẩy hộ kinh doanh lên DN. Ngay cả ở mô hình hộ kinh doanh, các đơn vị như chúng tôi cũng đóng góp thuế cho Nhà nước và thực hiện tất cả thủ tục theo pháp luật. Điều cần thiết là phải xây dựng một “khu vực kinh tế” riêng cho hộ kinh doanh hoặc DN siêu nhỏ, để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, một cách tự nhiên và không khiên cưỡng” - ông V đề xuất. Do đó, ngay cả với những hộ đã sẵn sàng về công nghệ, rào cản về thủ tục và mô hình vận hành của DN vẫn là một nỗi lo lớn. Lắng nghe để gỡ rối, hỗ trợ để chuyển đổi Trước những băn khoăn từ thực tiễn, các chuyên gia cho rằng mấu chốt của vấn đề là tìm ra một lộ trình hợp lý và các giải pháp hỗ trợ đủ mạnh. Đứng ở góc độ người làm chính sách lâu năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, nhận định chính sách thuế cần thời gian 3-5 năm để đánh giá tác động. Tuy nhiên, để tiệm cận với kinh tế thị trường - có sự cạnh tranh bình đẳng thì cần có quy định để hộ kinh doanh tiếp cận với các hình thức ghi chép sổ sách kế toán. Không áp dụng mức thuế khoán như hiện nay là bước cải cách, theo ông Hải là văn minh, khởi đầu cho việc chấp hành pháp luật về thuế một cách công bằng. Nhưng để gỡ rối cho các hộ kinh doanh siêu nhỏ, ông Hải đề xuất các giải pháp hỗ trợ rất cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, chỉ cần trang bị máy tính tiền điện tử, chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp. Nhà nước cần khuyến khích bằng các hình thức ưu đãi như cho thuê máy tính tiền với mức giá 0 đồng; xổ số hóa đơn điện tử để khuyến khích người mua nhận hóa đơn. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN vừa và nhỏ (HUBA), nhấn mạnh đến tính hiệu quả của việc thu thuế. Ông Nghĩa đề xuất chia nhóm cụ thể hơn: Nhóm 1 dưới 200 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế; nhóm 2 từ 200 triệu đến 3 tỉ đồng (sản xuất) hoặc 10 tỉ đồng (thương mại, dịch vụ) thì được lựa chọn cách tính thuế. “Nếu họ chọn hình thức khấu trừ thì áp dụng tính thuế như DN; còn nếu chọn kê khai thì tính trên doanh thu. Điều này vừa linh hoạt vừa tạo sự đồng bộ, thống nhất với Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, vốn quy định DN siêu nhỏ có doanh thu 3 tỉ đồng” - ông Nghĩa phân tích. Chia hộ kinh doanh thành bốn nhóm để quản lý Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Chính sách, thuế quốc tế (Cục Thuế), cho biết định hướng từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để quản lý. Cụ thể, có bốn nhóm. Nhóm 1 sẽ gồm các hộ kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng chịu thuế, tức dưới 200 triệu đồng/năm, áp dụng từ năm 2026. Nhóm 2 là các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng/năm. Hộ kinh doanh thuộc nhóm 1 và nhóm 2 được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bỏ thuế khoán. Trong đó, nhóm 2 sẽ có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ 2027 đến 2028. Ngoài ra, hai nhóm này được đề xuất sẽ chỉ phải ghi chép thu chi đơn giản theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính. Nhóm 3 là các hộ trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu 1-3 tỉ đồng/năm và lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu 1-10 tỉ đồng/năm. Còn lại là nhóm 4, gồm các hộ kinh doanh có doanh thu trên 10 tỉ đồng. Hộ kinh doanh nhóm 3 và nhóm Đề xuất giữ thuế khoán cho hộ nhỏ Liên quan vấn đề thu thuế hộ kinh doanh, mới đây tại diễn đàn Quốc hội, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng việc bỏ thuế khoán hết sức đúng đắn và đã được thể hiện chung trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp thẩm quyền quy định đối với vấn đề thuế khoán ở mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho các hộ nghèo, hộ buôn bán nhỏ và đảm bảo cho vấn đề dân sinh. “Với những khoản của các hộ buôn bán nhỏ mà doanh thu dưới 1 tỉ đồng thì nên khoán, bởi nếu xuất hóa đơn, hộ kinh doanh thiệt thòi do không có hóa đơn đầu vào. Mà không có hóa đơn đầu vào sẽ không được hoàn thuế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những người nghèo, yếu thế. Bởi bản chất thuế hộ có ba khoản thuế, gồm thuế môn bài vẫn đóng bình thường, thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, áp dụng chính sách thuế đối với các hộ có doanh thu nhỏ sẽ đảm bảo thuận lợi cho cơ quan thuế và đảm bảo cho hộ kinh doanh mà không thất thu ngân sách nhà nước” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Ngược lại, các hộ kinh doanh trên 1 tỉ đồng cần áp dụng thuế theo hóa đơn để “minh bạch, chống thất thu” và quan trọng là tạo điều kiện để họ “lớn lên” thành DN. 4 thuộc diện bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền khi bán lẻ. Trong đó, nhóm 3 sẽ thực hiện chế độ kế toán đơn giản. Còn nhóm 4 sẽ phải thực hiện các chế độ kế toán theo Thông tư 88 như ghi sổ kế toán chi tiết doanh thu, chi phí, quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nghĩa vụ thuế... Theo bà Hằng, các hộ kinh doanh tự khai doanh thu, cơ quan thuế hậu kiểm dựa trên dữ liệu, nếu các hộ vi phạm sẽ bị xử phạt và ấn định thuế.• Nhiều hộ kinh doanh nhỏ mong muốn thủ tục kê khai thuế sao cho đơn giản, thuận tiện nhất. Ảnh: TH Các hộ kinh doanh tự khai doanh thu, cơ quan thuế hậu kiểm dựa trên dữ liệu, nếu các hộ vi phạm sẽ bị xử phạt và ấn định thuế. Tiêu điểm Ngành thuế sẽ kiến nghị sửa đổi các pháp luật liên quan nhằm hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh phát triển. Chẳng hạn, cơ quan thuế dự kiến đề xuất tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân lên mức 400 triệu đồng/năm; sửa đổi tỉ lệ % thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh phân biệt theo quy mô doanh thu.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==