144-2025

16 Quốc tế - Thứ Hai 30-6-2025 Thấy gì từ thỏa thuận khung về thương mại Mỹ - Trung? THẾ VINH Tuần qua, Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã ký một thỏa thuận khung về thương mại sau hai vòng đàm phán tại Geneva và London vào tháng 5 và tháng 6. Động thái này đánh dấu một diễn biến tích cực nhằm giải quyết các bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thỏa thuận khung Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ đã ký một thỏa thuận khung về thương mại với TQ hôm 25-6. “Trong thỏa thuận với TQ, chúng ta đang bắt đầu tiếp cận thị trường TQ. Những điều trước đây gần như không thể xảy ra” - ông Trump nói thêm nhưng không công bố thông tin chi tiết về thỏa thuận. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick nói rằng Mỹ và TQ đã ký một thỏa thuận chính thức hóa các điều khoản đã đạt được trong các cuộc đàm phán thương mại trước đó. “Họ sẽ cung cấp đất hiếm cho chúng tôi” - ông Lutnick nói trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Bloomberg, đồng thời cho biết Washington sẽ dỡ bỏ các “biện pháp đối phó” của mình sau khi cam kết đó được thực hiện. Ngày 27-6, Bộ Thương mại TQ xác nhận về thỏa thuận trên, nói rằng Bắc Kinh sẽ xem xét và phê duyệt các đơn xin xuất khẩu đối với các mặt hàng thuộc diện kiểm soát nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã đề ra. Trong khi đó, Mỹ sẽ dỡ bỏ hàng loạt biện pháp hạn chế trước đây áp đặt đối với TQ, theo tờ China Daily. Hai bên cũng đã nhất trí tiếp tục tận dụng cơ chế tham vấn kinh tế và thương mại song phương nhằm mở rộng đồng thuận, giảm thiểu hiểu lầm, tăng cường lòng tin lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác thực chất. Mục tiêu là cùng nhau thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững của quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ, theo Bộ Thương mại TQ. Theo đài CNN, phát ngôn trên được đưa ra như một phản hồi cho câu hỏi cụ thể về việc “TQ sẽ đẩy nhanh xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ”. Đất hiếm - yếu tố thiết yếu trong mọi thứ từ thiết bị điện tử hằng ngày đến tiêm kích chiến đấu - đã trở thành tâm điểm trong căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quá trình hướng tới một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung bắt đầu khi các nhà đàm phán TQ và Mỹ đồng ý thiết lập một “cơ chế tham vấn thương mại” trong các cuộc gặp tại Geneva (Thụy Sĩ) tháng trước. Tại đây, hai bên nhất trí giảm thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hàng hóa TQ từ 145% xuống còn 30%, thuế của TQ đối với hàng hóa Mỹ từ 125% xuống 10%. Đầu tháng này, quan chức Mỹ và TQ đã gặp nhau tại thủ đô London (Anh) để thảo luận về vấn đề thuế quan và đạt được đồng thuận “trên nguyên tắc về một thỏa thuận khung” . Bước tiến tích cực Giới quan sát nhận định rằng tiến triển hiện tại giữa TQ và Mỹ phản ánh nỗ lực chuyển đổi đồng thuận thành hành động cụ thể. Những biện pháp thực tiễn như vậy mang lại sự hỗ trợ quan trọng cho tất cả các bên, bao gồm doanh nghiệp Mỹ, bằng cách giúp ổn định chuỗi cung ứng và tăng cường khả năng chống chịu trong phát triển. Ông Vương Chí Dân, nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu kinh tế mở TQ trực thuộc ĐH Kinh tế và Thương mại Quốc tế (TQ), cho biết rằng mối quan hệ kinh tế và thương mại được cải thiện giữa TQ và Mỹ có thể mang lại sự chắc chắn và ổn định hơn cho nền kinh tế toàn cầu. Bà Cốc Linh Bình, Trưởng bộ phận xuất khẩu của một Mỹ nêu thời điểm hoàn tất thỏa thuận thương mại với các nước Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent hôm 27-6 cho biết ông hy vọng Washington có thể đạt được các thỏa thuận thương mại với hơn một chục quốc gia trong những tháng tới và hoàn tất chương trình nghị sự thương mại vào đầu tháng 9. Ông Bessent cho biết Bộ trưởng Bộ Thương mại Howard Lutnick đã bày tỏ kỳ vọng sẽ đạt được 10 thỏa thuận với các đối tác thương mại. Người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh rằng có 18 đối tác chủ chốt mà Mỹ đang tập trung hướng tới việc ký kết các thỏa thuận. “Nếu chúng ta có thể ký được 10 hoặc 12 trong số 18 đối tác quan trọng đó thì vẫn còn khoảng 20 mối quan hệ thương mại quan trọng khác và tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể hoàn tất các thỏa thuận thương mại trước ngày Lao động (1-9)” - ông Bessent nói. GS Thái Thanh Phong từ Trường Kinh tế thuộc ĐH Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) cho rằng bản chất cốt lõi của thương mại quốc tế là lợi ích song phương và kết quả cùng thắng. “Với mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu, các nền kinh tế hiện đang phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết khiến thịnh vượng chung trở thành một kết quả tất yếu” - ông Thái nói. Tiêu điểm Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick nói rằng Mỹ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận chính thức hóa các điều khoản đã đạt được trong các cuộc đàm phán thương mại trước đó. công ty linh kiện ở tỉnh Chiết Giang (TQ), nói rằng động thái này sẽ giúp xóa bỏ tâm lý chờ đợi giữa các doanh nghiệp TQ và Mỹ, từ đó thúc đẩy họ tham gia tích cực hơn vào thương mại song phương. “Chúng tôi hy vọng cả hai bên sẽ đạt được nhiều tiến triển hơn trong các cuộc đàm phán sắp tới dựa trên nguyên tắc bình đẳng thương mại, công ty tin tưởng vào khả năng tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới tại thị trường Mỹ cũng như ở các quốc gia khác” - bà Cốc nói. Ông Alfredo Montufar-Helu, cố vấn cấp cao tại Trung tâm TQ thuộc tổ chức tư vấn The Conference Board (Mỹ), nhận định rằng thỏa thuận trên là “đáng khích lệ” nhưng không nên đặt quá cao kỳ vọng, chỉ ra việc thiếu thông tin chi tiết về việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm nào sẽ được nới lỏng, ngoài nam châm. Mặc dù thỏa thuận khung đánh dấu một bước tiến nhưng nhiều vấn đề thương mại kéo dài giữa Mỹ và TQ vẫn chưa được giải quyết, đòi hỏi hai bên trao đổi, tiếp xúc nhiều hơn nữa. Những vấn đề này bao gồm: Mức thuế quan áp đặt lên hàng trăm tỉ USD hàng hóa, tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như lo ngại liên quan chuyển giao công nghệ. Chính quyền ông Trump cũng đã áp đặt mức thuế 20% lên TQ liên quan đến fentanyl (một loại ma túy cực độc). TQ và Mỹ đang tiến hành đàm phán về vấn đề fentanyl và các quan chức trong chính quyền ông Trump bày tỏ sự lạc quan về những tiến triển đạt được sau cuộc gặp tại Geneva. Ông Hầu Kiến Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Tổ chức Thương mại thế giới TQ, nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng kết quả của các cuộc đàm phán tại London đóng vai trò là phép thử cho sự chân thành và uy tín của cả hai bên. “Liệu hai nước có thực sự tiến tới gần nhau hay không phụ thuộc vào hành động của họ để thực hiện sự đồng thuận và các cam kết đã đạt được” - ông Hầu lưu ý và nói thêm rằng nếu vòng hợp tác này diễn ra suôn sẻ, nó sẽ đặt nền tảng vững chắc cho các cuộc đàm phán trong tương lai và giúp xây dựng khuôn khổ tin cậy lẫn nhau mạnh mẽ hơn giữa TQ và Mỹ.• quocte@phapluattp.vn Thỏa thuận khung về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mở ra cơ hội để hai nước giải quyết những vấn đề căng thẳng trong thương mại song phương, đồng thời góp phần ổn định hơn cho nền kinh tế toàn cầu. Cột khói bốc lên từ vụ đánh bom liều chết nhắm vào đoàn xe quân sự ở khu vực Waziristan (Pakistan) hôm 28-6. Ảnh: X Phái đoàn Mỹ và Trung Quốc tại cuộc đàm phán ở London (Anh) vào ngày 9-6. Ảnh: LiYin/TÂN HOA XÃ Ngày 29-6, Bộ Ngoại giao Ấn Độ bác bỏ cáo buộc của quân đội Pakistan cho rằng New Delhi đứng sau vụ đánh bom liều chết khiến ít nhất 13 binh sĩ thiệt mạng ở khu vực Waziristan (tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan), theo hãng tin Reuters. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng lên án động thái của giới chức quân sự Islamabad “tìm cách đổ lỗi” cho New Delhi. Trước đó, vào trưa 28-6, xảy ra vụ đánh bom liều chết nhắm vào một đoàn xe quân sự ở làng Khadi (huyện North Waziristan, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa). Quân đội Pakistan cho biết vụ tấn công khiến 13 binh sĩ thiệt mạng và 3 dân thường gồm 2 trẻ em và 1 phụ nữ bị thương nặng. Trong một tuyên bố trên trang web chính thức, quân đội Pakistan hôm 28-6 cáo buộc Ấn Độ “lên kế hoạch và dàn dựng” vụ tấn công ở Waziristan. Quân đội Pakistan cáo buộc rằng các phần tử Fitna al-Khwarij, một tổ chức khủng bố thường được biết tới với tên gọi Tehreek-i-Taliban Pakistan (TTP), là thủ phạm trực tiếp gây ra vụ đánh bom liều chết hôm 28-6. Không lâu sau vụ đánh bom hôm 28-6 ở Waziristan, nhóm vũ trang Hafiz Gul Bahadur, một nhánh của TTP, đã lên tiếng nhận trách nhiệm, theo hãng tin AFP. Islamabad cáo buộc TTP là một nhóm “ủy nhiệm” do tình báo Ấn Độ hậu thuẫn. HOÀN ĐỨC Ấn Độ bác cáo buộc liên can vụ đánh bom làm 13 binh sĩ thiệt mạng ở Pakistan

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==