144-2025

3 Thời sự - Thứ Hai 30-6-2025 thoisu@phapluattp.vn Lịch sử giao cho chúng ta nhiệm vụ hết sức quan trọng là kiến tạo một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời kỳ mới. Tổng Bí thư TÔ LÂM “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công” - câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ giữa thế kỷ XX đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết không chỉ là bài học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống ngàn đời của nhân loại, mà còn là cội nguồn làm nên những thành tựu vĩ đại của xã hội loài người. Điều này đặc biệt đúng trong lịch sử cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua. Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đã và đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị, sáp nhập các đơn vị hành chính, “sắp xếp lại giang sơn”, tổ chức không gian phát triển bền vững cho đất nước, tinh thần đoàn kết càng phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đòi hỏi tất yếu của đổi mới Đất nước đang tiến hành quyết liệt chủ trương đổi mới mà Đảng đã đề ra từ Đại hội lần thứ VI, cải cách mạnh mẽ tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Mục tiêu là tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, quản trị nhà nước, đồng thời thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương. Mô hình này không chỉ cắt bỏ cấp trung gian không cần thiết, mà điều quan trọng hơn là tổ chức lại không gian cho phát triển bền vững để chính quyền gần dân, sát dân, vì dân, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Trung ương cũng phân định rõ thẩm quyền và trao quyền chủ động nhiều hơn cho chính quyền địa phương để mỗi nơi năng động, sáng tạo, phát triển phù hợp với thực tiễn. Từ Trung ương đến địa phương đều đang vào cuộc quyết liệt, đồng bộ với mục tiêu kép là vừa tinh gọn bộ máy, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phục vụ nhân dân tốt hơn để đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; sắp xếp lại đơn vị hành chính cũng tác động, ảnh hưởng đến một bộ phận cán văn hóa, tập quán và trình độ phát triển giữa các đơn vị hành chính cũng đặt ra thách thức lớn. Việc sáp nhập giữa tỉnh miền núi với tỉnh đồng bằng, hay giữa tỉnh “giàu” với tỉnh “nghèo” đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo phải thực sự công tâm và có tầm nhìn, nhằm bảo đảm cân đối nguồn lực và hài hòa lợi ích phát triển. Thiếu công bằng trong phân bổ nguồn lực rất dễ dẫn tới bất bình đẳng vùng miền, làm rạn nứt khối đoàn kết chung. Năm giải pháp quan trọng Thiếu đoàn kết, đồng thuận sẽ làm chệch hướng hoặc kìm hãm hiệu quả vận hành bộ máy. Bởi vậy giữ gìn đoàn kết chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để mọi công việc cải cách khác diễn ra thuận lợi. Để giữ gìn và củng cố đoàn kết trong không gian phát triển mới, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp quan trọng. Một là, tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất. Trong giai đoạn sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, vai trò lãnh đạo tập trung từ Trung ương đến địa phương phải được duy trì và phát huy cao độ. Các cấp ủy, chính quyền cần bảo đảm sự thống nhất trong triển khai các nghị Sức mạnh của đoàn kết bộ, đảng viên, công chức... điều đó đòi hỏi sự công minh, đồng thuận và quyết tâm chính trị rất cao và đặc biệt là sự hy sinh lợi ích cá nhân. Chưa bao giờ yêu cầu “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong bộ máy của hệ thống chính trị lại quan trọng như lúc này. Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, việc thiếu đoàn kết có thể làm nảy sinh nhiều thách thức và nguy cơ chia rẽ. Trước hết là lo ngại trong đội ngũ cán bộ, bởi khi sáp nhập, một số người sẽ mất vị trí hoặc phải chuyển đổi công tác. Nếu không có những chính sách rõ ràng và hợp lý dành cho số cán bộ bị ảnh hưởng do quá trình tổ chức lại hệ thống, rất dễ phát sinh tâm lý tiêu cực, trạng thái “bằng mặt không bằng lòng”, gây mất đoàn kết nội bộ. Bên cạnh đó, tâm lý cục bộ địa phương cũng là một vấn đề đáng lưu ý, bởi mỗi cá nhân đều có tình cảm đặc biệt và niềm tự hào với quê hương, bản quán hay nơi mình đã từng gắn bó. Khi sáp nhập địa phương, những băn khoăn về tên gọi mới, vị trí trụ sở, hay việc phân bổ nhân sự dễ tạo nên tâm lý so sánh thiệt hơn, cản trở quá trình hợp nhất. Thêm vào đó, khác biệt về quyết, kết luận, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, tránh tình trạng cục bộ, tự ý làm trái quy định chung. Đồng thời, cần phát huy tối đa vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tập hợp, vận động nhân dân, tạo sự đồng thuận sâu rộng. Mọi chủ trương, chính sách khi xây dựng và thực hiện đều phải đặt lợi ích của nhân dân làm trung tâm, gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, làm sao để nhân dân hiểu, tin tưởng, đồng tình và tích cực ủng hộ. Hai là, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự là tấm gương về giữ gìn đoàn kết nội bộ, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Việc sắp xếp, bố trí cán bộ sau sáp nhập phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, đúng tiêu chí, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện bè phái, “lợi ích nhóm”, hay tư tưởng cục bộ vùng miền. Song song với đó, kỷ luật hành chính cần được tăng cường mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực, trì trệ trong thời gian chuyển tiếp. Đặc biệt, phải thường xuyên biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể hy sinh lợi ích riêng vì đại cục, tạo động lực và lan tỏa tinh thần đoàn kết, vì lợi ích chung trong toàn hệ thống. Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây có bài viết về “Sức mạnh của đoàn kết”, báo Pháp Luật TP.HCM xin trân trọng giới thiệu trích lược bài viết này. Ba là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích và công bằng xã hội, góp phần củng cố đoàn kết trong quá trình tái cơ cấu. Cần tiếp tục xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ hợp lý, thiết thực đối với các địa phương và cán bộ chịu tác động trực tiếp từ quá trình sáp nhập, từ các chính sách hỗ trợ tài chính, phụ cấp, động viên, khen thưởng, khuyến khích... đến công tác an sinh xã hội, đầu tư hạ tầng cho các địa phương mới sáp nhập. Ngoài ra, cần rà soát, chỉnh sửa và bổ sung kịp thời các quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, rõ ràng và dễ thực hiện, giảm tối đa các vướng mắc pháp lý. Công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật phải được tăng cường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm giữ vững kỷ cương phép nước, tạo dựng niềm tin và sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân. Tuyệt đối không để xảy ra bè phái, cục bộ địa phương Một giải pháp nữa là cần đẩy mạnh công tác tư tưởng, tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, lợi ích của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giúp mọi người hiểu rõ đây là chủ trương đúng đắn, cần thiết và có lợi cho phát triển lâu dài của đất nước, từ đó đồng lòng, tự giác thực hiện… Năm là, phát huy mạnh mẽ “tính Đảng” và bản lĩnh chính trị trong mỗi tổ chức Đảng và từng đảng viên. Mọi cán bộ, đảng viên cần phải kiên định đặt lợi ích chung của đất nước, của Đảng lên trên hết, chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và kỷ luật Đảng. Những ý kiến khác biệt trong nội bộ cần được đưa ra thảo luận dân chủ, thẳng thắn và xây dựng; sau khi đã thống nhất thì phải đoàn kết, nghiêm túc thực hiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bè phái, cục bộ địa phương, gây rạn nứt đoàn kết nội bộ. Người đứng đầu các tổ chức Đảng phải là trung tâm đoàn kết, là hạt nhân gương mẫu trong việc giải quyết hài hòa các mâu thuẫn phát sinh, đồng thời luôn cảnh giác cao độ và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch... Đoàn kết đã, đang và sẽ mãi là sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn chuyển mình sắp xếp lại bộ máy đầy thách thức hiện nay, tinh thần ấy càng phải được quán triệt sâu sắc và phát huy cao độ. Lịch sử giao cho chúng ta nhiệm vụ hết sức quan trọng là kiến tạo một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời kỳ mới. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, không có “vũ khí” nào lợi hại và hiệu quả hơn sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của toàn dân.• Họ đã nói Với tầm nhìn chiến lược và bản lĩnh lãnh đạo của Đảng, chúng ta kiên quyết giữ vững và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là“mạch nguồn”, là“sợi chỉ đỏ”xuyên suốt, bảo đảm mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện triệt để, nhất quán, hiệu quả, đáp ứng tốt nhất mọi nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tổng Bí thư TÔ LÂM Chiến sĩ trong vòng tay nhân dân tại sự kiện diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: NGUYỆT NHI

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==