144-2025

4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Hai 30-6-2025 Hôm nay (30-6), lễ công bố các nghị quyết, quyết định về thực hiện mô hình chính quyền địa phương (CQĐP) hai cấp sẽ đồng loạt diễn ra trên cả nước. Chia sẻ với báo chí trước thời khắc ghi dấu ấn lịch sử quan trọng này, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình nói bộ máy của chúng ta trong suốt thời gian dài mấy chục năm qua đã phát huy tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bộ máy cũng bộc lộ những bất cập như tổ chức không khoa học, còn cồng kềnh, tạo ra tầng nấc trung gian, biên chế đông… nên khó cải thiện chế độ tiền lương. Chính vì vậy, Trung ương, Bộ Chính trị quyết định phải làm một cuộc cách mạng về tổ chức, theo đó, chúng ta đã tổ chức CQĐP hai cấp, bỏ cấp huyện, tổ chức cấp tỉnh và cấp xã với quy mô khác. Từ thời điểm 1-7-2025, cả nước chính thức giảm từ 63 tỉnh, TP xuống còn 34; giảm từ 10.035 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 3.321 đơn vị. Ba mục tiêu quan trọng . Phóng viên: Thưa Phó Thủ tướng, việc tổ chức CQĐP hai cấp hướng đến những mục tiêu cụ thể gì? + Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình: Nói một cách ngắn gọn, việc tổ chức CQĐP hai cấp hướng đến mấy mục tiêu. Đầu tiên là để tổ chức bộ máy CQĐP khoa học hơn, gọn nhẹ hơn, xóa được tầng nấc trung gian, làm cho chính quyền gần dân hơn. Đây cũng là dịp để sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tinh gọn. Những người phát huy hiệu lực không được tốt, những cán bộ có vấn đề về sức khỏe, những người có hoàn cảnh và có nguyện vọng xin nghỉ, chúng ta đã cho nghỉ. Đây là việc cần thiết để bộ máy gọn hơn và cũng tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực khác. Hiện nay, các cháu tốt nghiệp, học hành rất bài bản, trình độ rất cao, chúng ta có dư địa để thu nạp đội ngũ như vậy. Ngoài ra, việc sắp xếp này cũng tạo ra một không gian kinh tế đủ lớn, kết nối giữa các vùng kinh tế, các thế mạnh của các vùng miền để chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình. Cho đến giờ này, hầu hết các tỉnh sáp nhập có dân số khoảng 2-3 triệu người; quy mô kinh tế đều rất lớn và có kết hợp cả miền núi, đồng bằng, miền biển… Đặc biệt, chúng ta cũng sẽ có những không gian kinh tế vượt trội, có thể so sánh với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, khi TP.HCM sáp nhập với Bình Dương - một trung tâm công nghiệp và Bà Rịa-Vũng Tàu cũng là một trung tâm công nghiệp và du lịch. Chưa kể sắp tới, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ có khu thương mại tự do giống như Đà Nẵng, giúp nơi đây trở thành một vùng kinh tế đầy sức mạnh, rất tiềm lực. Hành trình “lột xác, phá kén” . Vậy chúng ta đã chuẩn bị những gì cho hành trình “lột xác, phá kén” này, thưa ông? + Chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Việc sắp xếp bộ máy nằm trong không gian kinh tế như vậy, cùng với những chủ trương lớn về hạ tầng kinh tế, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đường sắt tốc độ cao, năng lượng nguyên tử, trung tâm tài chính… Đó là hàng loạt chủ trương lớn để chuẩn bị tạo không gian kinh tế, chuẩn bị tăng tốc. Vừa qua, Bộ Chính trị đã cử 19 đoàn công tác do các ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư làm trưởng đoàn, đi các địa phương để chỉ đạo và nắm bắt, ghi nhận tình hình thực tiễn việc chuẩn bị cho sáp nhập (trung tâm hành chính của tỉnh, trung tâm của xã, nhân sự chủ chốt của tỉnh, nhân sự của xã…), chuẩn bị văn kiện cho đại hội… Bộ Chính trị tuần nào cũng nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và đã quyết định ngày 30-6 cả nước đồng loạt công bố các quyết định đã được Quốc hội thông qua. Bộ Chính trị đã phân công các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các địa phương để tham dự sự kiện có tính chất quốc gia này. Đối với các địa phương, các cấp ủy, CQĐP đã rất chủ động, rất trách nhiệm trong tổ chức lấy ý kiến của người dân. Tôi nhớ không nhầm thì hai địa phương có kết quả là 100%, đa số là 98%-99%... Như vậy, sự ủng hộ, đồng thuận của người dân đối với chủ trương này rất là lớn. Chúng ta nhận được rất nhiều ủng hộ, tạo sự phấn khởi trong nhân dân. Nhiều địa phương, doanh nghiệp đề nghị được tổ chức bắn pháo hoa, coi đây là ngày bắt đầu lịch sử của một tỉnh mới. Tôi cũng được biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị tất cả chùa, tự viện cả nước cử ba hồi chuông, trống cầu nguyện quốc thái dân an vào sáng 1-7, ngày đầu tiên vận hành mô hình CQĐP hai cấp trên cả nước. Có thể nói không khí của đất nước rất tốt, người dân, doanh nghiệp và thế giới đánh giá cao quyết định này. Chúng tôi tiếp xúc với rất nhiều lãnh đạo các quốc gia, họ nói đây là một việc làm rất mạnh mẽ, táo bạo, hết sức sáng suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Có người nhận xét đây là quyết định rất khí phách của lãnh đạo Việt Nam. Đẩy mạnh kết nối hạ tầng . Vậy còn sự chuẩn bị của Chính phủ? + Chúng tôi đã rà soát lại tất cả hệ thống pháp luật. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, hơn 1.000 nội dung cũng đã được phân cấp. Trong hơn 600 nhiệm vụ cấp huyện đang đảm nhiệm thì có khoảng 90 nhiệm vụ giao cho cấp tỉnh thực hiện, còn lại hơn 500 nhiệm vụ giao về cho cấp xã. Trước thời điểm vận hành chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp chưa có tiền lệ trong lịch sử, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho hay các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã rất chủ động, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân. Vành đai 3 TP.HCM là một dự án giao thông quan trọng, kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, trong đó có Đồng Nai. Ảnh: THUẬN VĂN ĐỨC MINH Mô hình chính quyền địa phương Chính quyền gần dân hơn! Đại biểu LÊ ĐÀO AN XUÂN (Phú Yên): Chọn đúng người, giao đúng việc Việc đưa mô hình CQĐP hai cấp đi vào hoạt động là một quyết tâm chính trị rất lớn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra một thử thách không nhỏ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, với mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền thực sự phục vụ nhân dân. Đặc biệt, tiêu chí chất lượng đối với đội ngũ cán bộ cấp xã được xác định là yếu tố then chốt. Trong quá trình sắp xếp, bố trí cán bộ thời gian qua, các địa phương đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, lấy tiêu chuẩn “chọn người theo việc”, ưu tiên cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần phục vụ nhân dân để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã. Với tinh thần cán bộ “dám nghĩ, dám làm”, tôi tin tưởng rằng thời gian tới, CQĐP cấp xã sẽ thực sự trở thành cầu nối hiệu quả giữa Nhà nước với nhân dân, là kênh quan trọng bảo đảm quyền lợi, lợi ích chính đáng và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Đại biểu NGUYỄN NGỌC SƠN (Hải Dương): Xác lập vị trí cán bộ, công chức cấp xã Mô hình CQĐP hai cấp được triển khai đồng bộ trên cả nước với thời điểm chính thức vận hành là từ ngày 1-7-2025. Với mô hình này, cơ chế phân cấp, phân quyền cho cấp xã đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Để thực hiện, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao bởi họ là những người gần dân nhất, trực tiếp xử lý nhanh nhất các vấn đề người dân phản ánh. Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã chính thức xác lập vị trí của cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống công vụ - đây là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý. Theo đó, có cơ chế ghi nhận, khen thưởng xứng đáng đối với người làm tốt, những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị xử lý kỷ luật... Điều này sẽ góp phần làm cho bộ máy ngày càng tinh gọn, hiệu quả hơn. Khi ý kiến phản ánh của người dân được xử lý ngay từ cấp xã, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hiện thực hóa một trong những mục tiêu lớn mà Trung ương đã đề ra… Ý kiến

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==