144-2025

5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Hai 30-6-2025 Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương rà soát các công trình trọng điểm, đặc biệt là những công trình kết nối. Như Bình Định và Gia Lai, Quốc hội đã thông qua chủ trương xây dựng đường cao tốc từ Pleiku đến Quy Nhơn. Với đường cao tốc như thế, khoảng cách giữa Bình Định - Gia Lai được rút ngắn đáng kể, hỗ trợ và tạo điều kiện cho Tây Nguyên phát triển. Tương tự, nhiều tuyến đường mới sẽ tiếp tục được khởi công trong tương lai. Theo chỉ đạo của Chính phủ, vào ngày 19-8 tới, nếu không có gì thay đổi, khoảng 80 công trình giao thông sẽ được đồng loạt khởi công. Tôi khẳng định kết nối hạ tầng là yếu tố rất quan trọng. Việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế mới nhưng nếu không đồng thời phát triển hệ thống hạ tầng kết nối thì mục tiêu đề ra khó đạt được. Vì vậy, về mặt kinh tế, chủ trương nhất quán là đẩy mạnh kết nối hạ tầng ở ba cấp độ gồm kết nối quốc gia, kết nối liên vùng và kết nối nội tỉnh, tùy theo quy mô và tính chất từng khu vực. Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc quốc Theo kế hoạch, thời gian tổ chức lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương đối với các tỉnh, TP được thực hiện thống nhất trong toàn quốc từ 8 giờ ngày 30-6-2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố ở TP.HCM, Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ công bố ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ ở TP Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ công bố ở TP Cần Thơ và Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú sẽ dự lễ ở TP Đà Nẵng… Tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo nghị quyết, cả nước sau sắp xếp có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 TP; trong đó có 19 tỉnh và 4 TP hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, TP không thực hiện sắp xếp. 2 cấp: gia, các tuyến ven biển hay đường sắt tốc độ cao… chính là những ví dụ tiêu biểu cho định hướng kết nối đó. Với sự chuẩn bị khá đồng bộ, từ hệ thống hạ tầng kinh tế, nguồn nhân lực, cải cách hành chính, phân cấp và phân quyền…, tôi tin rằng thời gian tới, nền kinh tế sẽ tiếp tục khởi sắc, chất lượng phục vụ người dân sẽ ngày càng được nâng cao. Loại bỏ tình trạng hẹn tới hẹn lui . Chính phủ đã có giải pháp gì để CQĐP hai cấp hoạt động vận hành thông suốt và không có “khoảng trống” trong giải quyết các thủ tục, dự án đầu tư của người dân, doanh nghiệp, thưa Phó Thủ tướng? + Mô hình CQĐP hai cấp “Việc sáp nhập giúp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương khoa học hơn, gọn nhẹ hơn, xóa được tầng nấc trung gian, làm cho chính quyền gần dân hơn.” Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình THU NGUYỆT “Từ bản đồ hành chính mới của đất nước, chúng ta tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) hai cấp thay vì ba cấp. Việc sáp nhập này cũng như tổ chức CQĐP hai cấp tất nhiên phải bắt đầu từ đổi mới tư duy nhằm đạt mục tiêu: Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đã chia sẻ như vậy với báo Pháp Luật TP.HCM trước thời điểm trọng đại của đất nước - vận hành CQĐP hai cấp. Quản trị đa chiều và đổi mới sáng tạo Theo ông Tuấn, việc tổ chức lại CQĐP thể hiện một số tư duy mới của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, mở rộng khái niệm quê hương, nâng tầm vai trò xã, phường; đẩy mạnh chuyển đổi số, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn trong quản trị hành chính. Đồng thời phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương đi vào thực chất, xóa bỏ các quy trình “xin ý kiến, xin chủ trương hoặc thỏa thuận” làm mất thời gian, mất cơ hội, không gắn với trách nhiệm cá nhân, hay đổ thiếu sót cho tập thể. Đặc biệt là chuyển từ tư duy quản lý sang quản trị. Nói cách khác là chuyển từ nền hành chính “quản lý, kiểm soát, bao sân” sang “phục vụ, đổi mới sáng tạo”, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. “Những tư duy này không chỉ đổi mới tinh gọn tổ chức CQĐP mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân” - TS Tuấn nhấn mạnh. Ông Tuấn cho rằng CQĐP ba cấp đã đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình lịch Đổi mới tư duy từ quản lý sang quản trị Với mô hình mới, việc quản lý sẽ chuyển từ nền hành chính “quản lý, kiểm soát, bao sân” sang “phục vụ, đổi mới sáng tạo”, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, việc tổ chức CQĐP hai cấp sẽ phù hợp hơn với yêu cầu phát triển đất nước, yêu cầu của thời đại với hội nhập quốc tế sâu rộng và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo vào mọi hoạt động đời sống xã hội. Cần sớm điều chỉnh quy hoạch Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhìn nhận trong một thời gian ngắn, các địa phương đã phối hợp với các cơ quan trung ương chuẩn bị các nội dung rất chu đáo, cẩn thận và chặt chẽ các chỉ đạo từ Trung ương. Mục tiêu là để quá trình vận hành của bộ máy mới được thông suốt, hiệu quả. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, mọi cái mới khi đi vào thực tiễn không tránh khỏi những phát sinh. Do đó, phải luôn chú ý đến công tác tư tưởng để thống nhất cả nhận thức lẫn hành động trong xã hội, trong nhân dân, nhất là trong đội ngũ cán bộ, công chức. Như vậy, mới tạo được không khí phấn khởi, tạo được động lực làm việc và từ đó việc tổ chức thực hiện mới đạt kết quả tốt đẹp, thành công. Song song đó, cần quan tâm để hoạt động của bộ máy hành chính, nhất là hoạt động của các trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã, cấp tỉnh và cổng dịch vụ công quốc gia diễn ra bình thường, thông suốt trong giải quyết các nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra, cũng phải sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, cung cấp các dịch vụ cho nhân dân, nhất là ở các xã, phường. Đặc biệt là đề xuất sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh vấn đề quy hoạch, các chỉ tiêu phát triển của cấp xã, cấp tỉnh… Ông Tuấn cũng cho rằng các đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập cần chú ý bảo đảm sự tương đồng trong phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức giữa các tỉnh (trước đây) nay sáp nhập để bảo đảm thực hiện thống nhất trong phạm vi cả địa bàn của tỉnh mới…• Cán bộ tất bật dọn dẹp hồ sơ tại trụ sở UBND quận 5, TP.HCM trước khi bố trí cho phường An Đông mới. Ảnh: BẢO PHƯƠNG Một vấn đề khác theo tôi cũng đáng lưu tâm là công tác văn thư lưu trữ. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị, địa phương đang tiếp tục số hóa, chỉnh lý niêm phong và chuyển giao tài liệu về kho lưu trữ tài liệu để lưu trữ theo đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn cần quan tâm các tài liệu tồn đọng, chưa sắp xếp, phân loại, chỉnh lý. Sau đó dành thời gian và điều kiện để thực hiện chỉnh lý, số hóa theo đúng quy định. TS TRẦN ANH TUẤN “Chúng ta không chỉ đổi mới tinh gọn tổ chức chính quyền địa phương mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.” TS Trần Anh Tuấn thì xã nào cũng phải có một trung tâm hành chính công và người dân đến đây để giải quyết tất cả nhu cầu về hành chính. Phần lớn các dịch vụ hành chính công đã được đưa lên mạng, được số hóa, thực hiện trên nền tảng số. Vừa qua, Chính phủ đã giao cho VNPT, Viettel xây dựng trợ lý ảo để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ công trên nền tảng số. Kết quả thử nghiệm ở TP.HCM trong ba tháng vừa qua là rất tốt, dù số lượng ban đầu có hơi khiêm tốn, một ngày chỉ có hơn 10.000 người truy cập. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm, trong tương lai, số lượng người truy cập chắc chắn sẽ nhiều hơn. Đến thời điểm này, trợ lý ảo có thể sẵn sàng trả lời cho người dân 1.800 dịch vụ công và hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện. Các thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, đăng ký xe, làm hộ chiếu, xin giấy phép xây dựng… trợ lý ảo đều có thể trả lời được và nhiều thủ tục trong số này, chúng ta có thể ngồi tại nhà để thực hiện dịch vụ. Việc ứng dụng đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn trực tiếp phục vụ người dân tốt hơn. Cùng với đó, hoạt động của chính quyền cũng trở nên công khai, minh bạch hơn, giúp người dân dễ dàng giám sát, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực. Những biểu hiện trì hoãn như hẹn tới hẹn lui, “nay yêu cầu thế này, mai đổi khác”… sẽ dần được loại bỏ, bởi toàn bộ quy trình và trạng thái xử lý đều được thể hiện rõ ràng trên hệ thống số. . Xin cảm ơn ông.• Đại biểu NGUYỄN HẢI DŨNG (Ninh Bình): Xây dựng CQĐP gần dân, sát dân Qua theo dõi quá trình vận hành thử nghiệm mô hình CQĐP hai cấp, tôi thấy hầu hết người dân khi đi làm thủ tục hành chính đều đánh giá là tốt, nhanh, cán bộ tận tụy, tích cực hỗ trợ. Theo tôi, mô hình CQĐP hai cấp sẽ dần đi vào hoạt động ổn định với sự nhiệt huyết của cán bộ cùng sự hỗ trợ của công nghệ… Bước đầu, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về một CQĐP gần dân, sát dân, chủ động phục vụ nhân dân đang dần trở thành hiện thực. Để chuẩn bị cho việc tiếp nhận một khối lượng công việc rất lớn và mới, một mô hình tổ chức vận hành cũng rất mới, tôi cho rằng Chính phủ đã rất kịp thời ban hành 28 nghị định nhằm hướng dẫn phân cấp, phân quyền cho các địa phương. Bước đầu vận hành thử nghiệm mô hình mới đạt được kết quả tốt, dù vậy trong tương lai sẽ không tránh khỏi việc phát sinh những khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, Quốc hội đã có nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý một số vấn đề khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đây được coi là “thượng phương bảo kiếm” mà Quốc hội trao cho Chính phủ để kịp thời sửa đổi các quy định, tạo thuận lợi cho vận hành bộ máy, cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục. NGUYỄN THẢO ghi

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==