7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 30-6-2025 phapluat@phapluattp.vn BÙI TRANG Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn; bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan, cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và 39 bị cáo khác đã kết thúc sau năm ngày làm việc. Ngày 4-7 tới, TAND TP Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án. Đưa hối lộ hơn 132 tỉ đồng Đây là vụ án thu hút sự chú ý của dư luận bởi ngoài Tập đoàn Phúc Sơn, vụ án có nhiều bị cáo từng giữ chức chủ tịch, bí thư các địa phương Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Phú Thọ. Diễn biến phiên tòa cho thấy bị cáo Nguyễn Văn Hậu đã tạo mối quan hệ với lãnh đạo các địa phương để từ đó thâu tóm các dự án, gói thầu từ những năm 2010. Tại Vĩnh Phúc, Tập đoàn Phúc Sơn tham gia bốn gói thầu và là chủ đầu tư bốn dự án gồm chợ đầu mối, Tứ Trưng, Phúc Sơn 1, Phúc Sơn 2. Tại Quảng Ngãi, Tập đoàn Phúc Sơn trúng hai gói thầu và tại Phú Thọ, trúng bốn gói thầu. Kết quả điều tra cho thấy để lấy được các dự án, gói thầu, bị cáo Hậu đưa hối lộ hơn 132 tỉ đồng cho chín bị cáo, trong đó bà Lan nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; bị cáo Lê Duy Thành, cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD… Sau khi trúng thầu lấy được các gói thầu bằng cách thông thầu, móc ngoặc với chủ đầu tư, gian lận hồ sơ, bị cáo Hậu thực hiện việc chuyển nhượng thầu trái pháp luật, thu tiền chênh lệch vật tư, vật liệu, tiền phần trăm để hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại hơn 459 tỉ đồng. Khi tổ chức bán, chuyển nhượng sản phẩm tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Tập đoàn Phúc Sơn đã thiết lập, giả mạo, khai man, để một phần doanh thu ngoài sổ sách để né tránh nghĩa vụ thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 504 tỉ đồng. Ở dự án chợ đầu mối, Tập đoàn Phúc Sơn được các cơ quan liên quan xác định số tiền đất phải nộp là 500 tỉ đồng, gây thiệt hại hơn 200 tỉ đồng. Tổng cộng, ông Hậu và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỉ đồng. Cáo trạng truy tố chính xác Trong năm ngày xét xử, các bị cáo trong vụ án đều thừa nhận hành vi phạm tội, truy tố chính xác, không oan sai. Các luật sư và bị cáo về cơ bản đồng nhất về tội danh và điều khoản bị truy tố, hầu hết đề nghị xem xét, đánh giá về tính chất, mức độ hành vi và vai trò của các bị cáo ở từng vụ việc cụ thể. Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn thừa nhận đã tiếp cận các lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi nhờ tạo điều kiện thực hiện các dự án, gói thầu và có thỏa thuận chi vật chất, tiền bạc. Trong đó, bị cáo Hậu khai nhiều lần đưa tiền cho bà Lan, có một lần đưa 20 tỉ đồng, một lần đưa 1 triệu USD và hai lần mỗi lần 10 tỉ đồng. Tổng cộng đã đưa cho bà Lan 40 tỉ đồng và 1 triệu USD. VKS đề nghị xử phạt bị cáo Hậu 17-18 năm tù về tội đưa hối lộ, 1516 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, 11-12 năm tù về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp mức án đề nghị là 30 năm tù. Cùng về tội nhận hối lộ, VKS đề nghị xử phạt bị cáo Lan 14-15 năm tù; Lê Duy Thành (cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) 9-10 năm tù… VKS cho rằng nguyên nhân dẫn tới vụ án là việc còn có sơ hở, thiếu sót trong lĩnh vực xây dựng, đấu thầu và thuế. Ngoài ra, các cán bộ, lãnh đạo cơ quan nhà nước trong vụ án đã suy thoái đạo đức, vì động cơ vụ lợi tạo lợi ích nhóm, bị doanh nghiệp thao túng. Do vậy, cần xử lý nghiêm nhóm chủ mưu, thao túng và những bị cáo là lãnh đạo cơ quan nhà nước có hành vi chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho Tập đoàn Phúc Sơn. Trong lời nói sau cùng, ông Hậu cho biết đã có khách hàng muốn mua các lô đất đang bị hạn chế giao dịch nằm ngoài các lô đất bị kê biên và sẵn sàng nộp 770 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án. Ông Hậu nói rằng từ lương tâm, nhận thức rõ trách nhiệm của mình là người chủ mưu vụ án, tự nguyện khắc phục hết hậu quả để HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho 40 bị cáo còn lại.• Nhìn lại vụ Tập đoàn Phúc Sơn trước ngày tuyên án Bị cáo Nguyễn Văn Hậu tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG HUY Theo VKS, các cán bộ, lãnh đạo cơ quan nhà nước trong vụ án đã suy thoái đạo đức, vì động cơ vụ lợi tạo lợi ích nhóm, bị doanh nghiệp thao túng. “Đạn bọc đường” trong vụ án Phúc Sơn (Tiếp theo trang 1) Chiều 25-6, tại phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) nói bà đã khóc vì một nửa số bị cáo tại phiên tòa (20/41 bị cáo) từng là lãnh đạo các cấp tại tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Lan nói đã “đau đớn, giày vò” và đề nghị tòa xem xét khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt vì sức khỏe yếu, tuổi cao, từng bị tai biến. Bị cáo Lan xác nhận từng nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD từ bị cáo Nguyễn Văn Hậu (chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) như “tiền cảm ơn” vì đã hỗ trợ cho dự án của Phúc Sơn. Bà Lan khai về ba lần nhận tiền: Năm 2017 (20 tỉ đồng), năm 2021 (mượn 1 triệu USD), năm 2022 (5 tỉ đồng). Bà Lan cho biết đã “nhận thức rõ tội lỗi” và khẳng định cáo trạng là “đúng người, đúng tội”. Trước phiên xử, bà Lan đã nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận hối lộ. Giọt nước mắt, lời thừa nhận và sự khắc phục hậu quả của bà Lan thể hiện sự ăn năn. Tuy nhiên, sự hối lỗi này không thể làm mờ đi điều đau lớn hơn, đó là quyền lực công đã bị sử dụng để vun vén cho lợi ích cá nhân; sự liêm chính, trách nhiệm chính trị và đạo đức công vụ bị lung lay trước lợi ích của những “viên đạn bọc đường”. Hình ảnh “viên đạn bọc đường” được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng nhiều lần để cảnh báo cán bộ, đảng viên về nguy cơ tha hóa bởi vật chất, quyền lực, đặc biệt trong thời bình: “Giặc ngoại xâm có thể đánh bại được nhưng giặc nội xâm là những “viên đạn bọc đường” mới thực sự nguy hiểm”. Ấy vậy nhưng thời gian qua có rất nhiều vụ án tham nhũng bị phát hiện, trong đó nhiều cựu quan chức bị “tấn công” và ngã gục bởi những lợi ích vật chất, bạc tiền. Hết vụ này đến vụ khác, vụ án sau có tính chất, mức độ hơn vụ trước, số tiền tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ cũng cao hơn vụ trước. Ngay trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, có đến năm cựu bí thư Tỉnh ủy và hàng chục cán bộ cấp cao bị dính chàm. Đảng ta chống tham nhũng với nguyên tắc không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Nhiều vụ án ban đầu khởi tố về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, sau đó tiếp tục được mở rộng để điều tra, đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, chiếm đoạt, từ đó khởi tố thêm nhiều vụ án, nhiều bị can về các tội tham nhũng. Trên tinh thần đó, tháng 6-2022, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập, do bí thư Hoàng Thị Thúy Lan làm trưởng ban. Theo kết quả công bố của Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022, với 77,95/100 điểm, Vĩnh Phúc đã trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ấy vậy mà, đau xót thay, tham nhũng lại xảy ra ở chính người đứng đầu tổ chức chống tham nhũng; người được trao quyền để lãnh đạo bộ máy nhằm phát triển tỉnh nhà lại lợi dụng quyền lực được trao để mưu cầu lợi ích cá nhân. Vụ án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn kéo dài suốt 13 năm, từ năm 2010 đến 2023, xảy ra tại nhiều tỉnh, TP như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi và Vĩnh Long. Những sai phạm của cán bộ trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn cho thấy ngoài việc nhiều cán bộ cấp cao thiếu cẩn trọng, thiếu tu dưỡng thì việc giám sát của các cơ quan hữu quan cũng thực sự chưa ổn khi đã không phát hiện và ngăn ngừa sớm sai phạm. Đó có lẽ là lý do khiến sai phạm diễn ra một thời gian dài, qua nhiều nhiệm kỳ nhưng vẫn qua mặt được mọi tầng nấc giám sát. Khi quan chức tham nhũng ngã ngựa, công chúng mới biết một bộ phận trong hệ thống đã bị kéo vào vòng xoáy lợi ích nhóm, tạo nên hiệu ứng lây lan tiêu cực như thế nào; nhiều doanh nghiệp vì không đủ điều kiện nên đã “tấn công” quan chức bằng vật chất để có được những dự án, từ đó bán lại kiếm lời ra sao… Ngày 4-7 tới, tòa sẽ tuyên án vụ Tập đoàn Phúc Sơn. Các bị cáo dù là cựu quan chức hay chủ doanh nghiệp đều sẽ nhận lãnh mức án tương xứng với hành vi sai phạm. Những người làm sai phải nhận lãnh trách nhiệm pháp lý âu cũng là chuyện nhân - quả thường tình. Nhưng điều đọng lại sau mỗi vụ án luôn là câu hỏi đầy trăn trở của những người quan tâm đến công cuộc phòng, chống tham nhũng của nước nhà: Làm sao và làm thế nào để không còn xảy ra những vụ án tham nhũng như thế này, để tất cả quan chức, cán bộ đều không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không cần tham nhũng?! PHƯƠNG LOAN Luật và đời Bị cáo Nguyễn Văn Hậu nói nhận thức rõ trách nhiệm của mình là chủ mưu nên đã tự nguyện khắc phục hết hậu quả để HĐXX xem xét giảm nhẹ cho 40 bị cáo còn lại.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==