144-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn cắt, đường lăn hẹp hoặc khu vực có mật độ hoạt động cao. Trường hợp phi công nghi ngờ về khoảng cách an toàn với các chướng ngại vật xung quanh (máy bay, phương tiện, người, vật thể lạ) phải dừng ngay việc di chuyển và thông báo cho kiểm soát viên không lưu. Song song đó, thực hiện nghe - nhắc lại - xác nhận đúng các huấn lệnh của kiểm soát viên không lưu nhằm đảm bảo tuân thủ đúng huấn lệnh, quy định, quy trình. Với phi công chưa rõ nội dung huấn lệnh, tổ bay phải xác nhận lại với kiểm soát viên không lưu trước khi thực hiện: “Chỉ thực hiện các công việc liên quan đến đảm bảo an toàn hoạt động của máy bay, không sử dụng phương tiện cá nhân để chụp ảnh, ghi hình…” - Cục Hàng không lưu ý. Cần giám sát toàn bộ quy trình bay Đối với kiểm soát viên không lưu, Cục Hàng không yêu cầu đảm bảo quan sát, giám sát đầy đủ, toàn diện trong suốt quá trình điều hành máy bay của ca trực. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các thiết bị hỗ trợ nhằm VIẾT LONG Liên quan vụ hai máy bay Vietnam Airlines va nhau trên đường lăn sân bay Nội Bài, Cục Hàng không vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trong ngành hàng không nghiêm túc tuân thủ các chỉ thị, quy định, quy trình khai thác ở sân bay. Phi công cần chủ động quan sát Theo đó, nhà chức trách hàng không lưu ý toàn ngành phải nâng cao ý thức chấp hành quy định, quy trình tới toàn thể người lao động, đặc biệt là phi công và kiểm soát viên không lưu để đảm bảo an toàn hàng không. Các hãng hàng không cần chỉ đạo phi công tuân thủ tuyệt đối quy trình khai thác tiêu chuẩn (SOP), đặc biệt trong các giai đoạn trọng yếu của chuyến bay (nguyên tắc sterile cockpit) bao gồm việc máy bay lăn, cất - hạ cánh. Phi công phải thực hiện hội ý về đường lăn trước mỗi chuyến bay, sử dụng tài liệu sân bay được cập nhật và phân công nhiệm vụ cụ thể giữa tổ bay trong quá trình lăn. Đặc biệt, khi di chuyển máy bay phải tăng cường quan sát, chủ động xác định các vị trí giao cắt trọng yếu các điểm nóng (hotspot), các điểm giao Vụ 2 máy bay va nhau: Rà soát lại quy trình bay kịp thời phát hiện và xử lý các tình huống phát sinh, bất thường, đặc biệt tình trạng máy bay dừng đỗ không đúng quy định, lộ trình lăn không đúng huấn lệnh. Khi phát hiện nhắc lại sai huấn lệnh hoặc nghi ngờ phi công không hiểu rõ nội dung huấn lệnh quan trọng, kiểm soát viên không lưu nhắc lại hai lần để nhấn mạnh, thu hút sự tập trung, đảm bảo phi công hiểu đúng huấn lệnh trước khi thực hiện. Đối với các sân bay, nhà chức trách hàng không yêu cầu tăng cường rà soát, kiểm tra đối với hệ thống biển báo, vạch chỉ đường, sơn tín hiệu, hệ thống đèn, nhằm bảo đảm mức độ sẵn sàng phục vụ của hệ thống, bảo đảm an toàn khai thác tại khu vực cảng hàng không, sân bay. “Nghiên cứu, áp dụng tăng cường các hệ thống kiểm soát và hướng dẫn di chuyển tại sân bay để ngăn ngừa việc xâm nhập vào đường băng và tránh va chạm với máy bay tại các sân bay có lưu lượng mật độ khai thác cao” - Cục Hàng không lưu ý. Nhà chức trách hàng không cũng yêu cầu toàn ngành tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát nội bộ trên chuyến bay và rà soát các quy trình khai thác để liên tục nâng cao công tác đảm bảo an toàn.• Cục Hàng không lưu ý phi công và kiểm soát viên không lưu cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đúng quy trình để tránh các vụ việc mất an toàn hàng không. Nhà chức trách hàng không cũng yêu cầu toàn ngành tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát nội bộ trên chuyến bay và rà soát các quy trình khai thác để liên tục nâng cao công tác đảm bảo an toàn. Nguyên nhân ban đầu được nhận định do một trong hai máy bay đỗ sai vị trí. Ảnh: CTV Trước đó, chiều 27-6, máy bay VN-A863 (Boeing B787) thực hiện chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM, trong quá trình lăn ra đường băng để chuẩn bị cất cánh đã va quẹt cánh vào phần đuôi của máy bay mang số hiệu VN-A338 (Airbus A321) đang dừng chờ để thực hiện chuyến bay từ Hà Nội đi Điện Biên. Vụ va chạm khiến máy bay Boeing 787 bị hư hỏng phần đầu cánh bên phải, còn máy bay Airbus A321 bị hư hỏng phần cánh đứng (tại đuôi máy bay). Sau vụ việc, hai máy bay được đưa về sân đỗ, dừng khai thác để kiểm tra kỹ thuật. Toàn bộ 386 hành khách trên hai chuyến bay được sắp xếp sang chuyến bay khác để tiếp tục hành trình. Theo nhận định của Cảng vụ hàng không miền Bắc, nguyên nhân ban đầu do máy bay Airbus 321 đỗ không đúng điểm dừng chờ trên đường lăn S3. Hiện Vietnam Airlines tạm đình chỉ bốn phi công thuộc hai tổ lái để phục vụ công tác điều tra làm rõ sự cố. Tai nạn do máy bay Airbus 321 đỗ không đúng điểm dừng chờ Bị xử phạt vì không nắm lộ trình di chuyển trên đường Kha Vạn Cân Mới đây, UBND TP Thủ Đức đã thực hiện dự án cải tạo rạch Thủ Đức, đây được xem là mấu chốt trong việc chống ngập đô thị phía đông TP.HCM. Trong đó có hạng mục cầu Ngang (trên đường Kha Vạn Cân giao với rạch Cầu Ngang). Cầu Ngang có chiều rộng hẹp, khoảng 5,3 m, là vị trí “thắt cổ chai” nên khả năng thoát nước rất hạn chế. Theo đó, bên cạnh việc cải tạo rạch Cầu Ngang, TP Thủ Đức cũng tiến hành mở rộng cầu này để đảm bảo lưu thông. Vì vậy, từ ngày 10-4, cơ quan chức năng đã cấm ô tô lưu thông qua vực này theo cả hai chiều lưu thông (trừ xe buýt). Tuy nhiên, nhiều tài xế không nắm lộ trình di chuyển đã lưu thông vào đường cấm. Thay vì đi đường Kha Vạn Cân, tài xế có thể di chuyển từ Tô Ngọc Vân, Dương Văn Cam để di chuyển về hướng đường Phạm Văn Đồng về trung tâm TP.HCM, sân bay Tân Sơn Nhất. Ở hướng ngược lại, tài xế có thể di chuyển từ đường Phạm Văn Đồng - Kha Vạn Cân và rẽ phải vào Đường số 2 để né khu vực đang thi công. Hiện nay, nhiều tài xế đi vào đường cấm đã được Đội CSGT Rạch Chiếc, Phòng CSGT Công an TP.HCM nhắc nhở, xử phạt. Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết đến nay lực lượng CSGT đã xử phạt 20 trường hợp đi vào đường cấm qua khu vực cầu Ngang, đường Kha Vạn Cân. Người dân cần lưu ý nắm rõ lộ trình di chuyển cho phù hợp. Ông Lưu Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức, UBND TP Thủ Đức, cho biết thời gian qua cầu Ngang trở thành nút thắt dòng chảy nên khi có mưa, lưu lượng nước thoát rất chậm, gây ngập các tuyến đường khu vực chợ Thủ Đức và các khu vực lân cận. Từ đó, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh buôn bán, sinh hoạt của người dân. Vì thế, việc khởi công xây dựng mới cống rạch Cầu Ngang nhằm giải quyết nút thắt dòng chảy trên rạch Cầu Ngang tại vị trí cầu hiện hữu, tối ưu hiệu quả khả năng tiêu thoát nước, giảm ngập cho khu vực chợ Thủ Đức nói riêng và một phần khu vực phía đông TP nói chung. Đây cũng là một trong nhiều giải pháp giảm ngập cho khu vực chợ Thủ Đức mà UBND TP Thủ Đức đang triển khai thực hiện. Đồng thời, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực theo quy hoạch, tăng cường kết nối, chia sẻ lưu lượng giữa các tuyến đường, đảm bảo đáp ứng kịp nhu cầu và tốc độ phát triển đô thị hóa ngày càng cao. “Với vai trò và tầm quan trọng như trên. Trung tâm đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng tới người dân. Thời gian thi công dự kiến là 180 ngày, tuy nhiên trung tâm đang nỗ lực để đưa dự án về đích sớm hơn tiến độ” - ông Tấn nhấn mạnh. Ông Mai Hữu Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, đánh giá việc cải tạo rạch Thủ Đức gần như là dự án mấu chốt để có thể giảm ngập cho khu vực chợ Thủ Đức. UBND TP Thủ Đức dự kiến cần chi hơn 4.000 tỉ đồng để triển khai kế hoạch này. UBND TP Thủ Đức đề xuất TP.HCM đầu tư cho dự án trong giai đoạn 2026-2030 nhằm giải quyết căn cơ tình trạng ngập nước trên địa bàn. Tổng lưu vực thoát nước của rạch Thủ Đức là 675 ha, trong khi lòng rạch Thủ Đức bị rác thải, lục bình, cỏ dại bồi lắng, khả năng trữ lượng nước kém, hạn chế khả năng thoát nước ra sông Sài Gòn. ĐÀO TRANG Cầu Ngang, đường Kha Vạn Cân đang được rào chắn 1/2 đường nên cấm ô tô lưu thông qua tuyến đường này. Ảnh: PV

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==