Tổng Bí thư Tô Lâm: Sức mạnh của đoàn kết trang 3 trang 4+5+6 SỐ 144 (7417) - Thứ Hai 30-6-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay TP.HCM: Sắp khởi công, khánh thành nhiều dự án giao thông trọng điểm Giải pháp tính thuế hộ kinh doanh hài hòa lợi ích các bên trang 13 trang 8 TÌM ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ĐỂ SỞ HỮU NHÀ - BÀI 1 Lãi suất vay hấp dẫn giúp nhiều người có thể mua nhà trang 10 Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương thăm Trung tâm Hành chính công phường Xuân Hòa, TP.HCM chiều 29-6. Ảnh: THUẬN VĂN Sáng nay, công bố mô hình CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 2 CẤP Thi tốt nghiệp THPT 2025: Điểm chuẩn đại học sẽ giảm mạnh? Luật và đời “Đạn bọc đường” trong vụ án Phúc Sơn Năm cựu bí thư Tỉnh ủy cùng hàng chục cán bộ phải hầu tòa vì dính “đạn bọc đường” của ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn. Đấy không phải là con số gây ấn tượng; đó là nỗi đau cho những ai luôn quan tâm đến công cuộc phòng, chống tham nhũng của nước nhà… (Xem tiếp trang 7) • TP.HCM: Các phường mới sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trang 11
2 Thời sự - Thứ Hai 30-6-2025 thoisu@phapluattp.vn Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ gia đình 7 nạn nhân vụ cháy ở Hưng Yên Ngày 29-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo điều kiện giúp sớm ổn định cuộc sống cho gia đình người bị nạn trong vụ cháy tại thôn Ao, xã Minh Hải (huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Công điện gửi bộ trưởng các bộ Công an, Y tế; chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nêu rõ: Khoảng 13 giờ 45 ngày 28-6, xảy ra vụ cháy xưởng phế liệu tại thôn Ao, xã Minh Hải làm bốn người chết, ba người bị thương, một nạn nhân chưa xác định được tung tích. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn và có ý kiến chỉ đạo: “Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo điều kiện giúp sớm ổn định cuộc sống cho gia đình người bị nạn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật…”. ĐẮC LAM Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1-71915 - 1-7-2025), sáng 29-6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc triển lãm. Hơn 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại triển lãm đã giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc để mỗi người dân Việt Nam hôm nay tiếp tục nỗ lực vì một đất nước phát triển giàu mạnh. Phát biểu khai mạc triển lãm, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung nhấn mạnh Đảng ta đã khẳng định đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đảng viên Cộng sản rất mực kiên cường, trung thành, tận tụy, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, một người lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, nhân dân, quân đội ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung mong muốn cuộc triển lãm chuyển tải được phần nào những đóng góp to lớn, cũng như vẻ đẹp của người chiến sĩ Cộng sản Nguyễn Văn Linh trong lao động và trong đời thường… (Theo TTXVN) Ngày 29-6, tại huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã tổ chức lễ khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương với chiều dài gần 74 km chính là mảnh ghép cuối, mảnh ghép chiến lược để khép kín toàn tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, hình thành một trục giao thông xương sống thông suốt, hiện đại kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với TP Đà Lạt. Việc hoàn thành dự án này sẽ giải quyết căn cơ, dứt điểm tình trạng quá tải, ách tắc thường xuyên, vốn được xem là “nút thắt cổ chai” trên Quốc lộ 20 hiện hữu. Giá trị của dự án còn ở chỗ nó giải phóng tiềm năng cho cả hành lang kinh tế chiến lược dài hàng trăm cây số, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho cả vùng. Phó Thủ tướng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng hiện nay cũng như UBND tỉnh Lâm Đồng mới phải tập trung quyết liệt chỉ đạo nhà đầu tư, tư vấn giám sát và các nhà thầu phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn. Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo cao nhất của tỉnh phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, trực tiếp chỉ đạo, tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành dứt điểm việc giải phóng mặt bằng cho toàn bộ 610 ha của dự án trong thời gian sớm nhất. Trong quá trình thực hiện, phải đặc biệt quan tâm đến công tác tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất cho người dân. Phải thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước: Đảm bảo nơi ở mới, sinh kế mới của người dân phải “bằng và tốt hơn nơi cũ”. PHƯƠNG NAM - VÕ TÙNG Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7, giữ chức thứ trưởng Bộ Quốc phòng; bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Xuân Thế, Phó Tư lệnh Quân khu 7, giữ chức tư lệnh Quân khu 7; bổ nhiệm Thiếu tướng Vũ Hồng Sơn, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân, giữ chức tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân; bổ nhiệm Đại tá Trần Thanh Hải, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 5, giữ chức phó tư lệnh Quân khu 5. V.THỊNH Thủ tướng đề nghị JBIC hỗ trợ xử lý vướng mắc tại dự án lọc dầu ở Nghi Sơn Ngày 29-6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch HĐQT và các cộng sự của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam, cùng dự có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị JBIC tiếp tục đồng hành hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, trong đó sớm triển khai hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện danh sách 15 dự án chuyển đổi xanh tại Việt Nam quy mô hơn 20 tỉ USD. Đặc biệt, theo Thủ tướng, dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Kuwait và Nhật Bản, hiện các bên tham gia đều có lãi, riêng Việt Nam chịu lỗ. Trước đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu dự án, các bên đã thực hiện tái cơ cấu tổ chức và nhân sự, tái cơ cấu nguyên liệu đầu vào, tái cơ cấu nguồn điện, tiết giảm chi phí… Thủ tướng một lần nữa đề nghị JBIC, với tư cách là bên cung cấp vốn lớn nhất cho dự án, cũng như cá nhân Chủ tịch Maeda Tadashi tiếp tục quan tâm, nỗ lực, tích cực phối hợp và thúc đẩy các bên liên quan hợp tác, nhất là tái cơ cấu tài chính tại dự án này, hướng tới triển khai giai đoạn 2. Về xử lý khó khăn tại dự án NSRP, Chủ tịch Maeda Tadashi cho biết JBIC đã và đang làm việc tích cực với các bên. Cá nhân ông cam kết nỗ lực hết mình để cùng các bên tìm ra phương án phù hợp nhất. (Theo Chinhphu.vn) Tỉnh Đồng Tháp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024 Ngày 29-6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Đồng Tháp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đến nay, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 58 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị tỉnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp dịch vụ - du lịch - làng nghề - sản phẩm OCOP, đưa khoa học công nghệ và tri thức về làng… H.DƯƠNG Hôm nay, thông xe hầm chui HC1 nút giao An Phú Ngày 29-6, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông), khẳng định hầm chui HC1 của dự án nút giao An Phú (TP Thủ Đức) vẫn giữ nguyên kế hoạch thông xe vào cuối tháng 6, tức hôm nay (30-6). Việc đưa hầm HC1 vào khai thác chủ yếu nhằm phục vụ công tác tổ chức giao thông tạm thời, giúp giải phóng mặt bằng trên trục đường Mai Chí Thọ để thi công hai nhánh cầu vượt còn lại của nút giao. N.NGỌC - T.VĂN Nhặt được vàng, tiền, đến công an nhờ trả cho người đánh rơi Ngày 30-6, Công an tỉnh Đồng Nai thông tin về việc Công an xã Phước An (huyện Nhơn Trạch) đã bàn giao cho chủ tài sản đánh rơi chiếc bóp, bên trong có nhiều tài sản giá trị và giấy tờ quan trọng. Trước đó, sáng 27-6, ông Trương Văn Cà (58 tuổi) trên đường đi làm về nhặt được chiếc bóp, bên trong có ba nhẫn màu vàng, 3,1 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ tùy thân mang tên ông Nguyễn Văn Thành (ngụ xã Phước An). Ông Cà đã mang chiếc bóp đến Công an xã Phước An giao nộp để nhờ tìm chủ nhân trả lại tài sản. V.HỘI ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Tổng Bí thư Tô Lâm cắt băng khai mạc triển lãm về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Khởi công cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương Trung tướng Nguyễn Trường Thắng giữ chức thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tin vắn • Sạt lở làm 2 căn nhà đổ sụp xuống sông. Ngày 29-6, các ngành chức năng huyện Cai Lậy, Tiền Giang đang phối hợp với chính quyền xã Phú An khảo sát hiện trạng và thống kê thiệt hại trong vụ sạt lở nghiêm trọng khiến hai căn nhà của người dân nằm trên tuyến đường đông sông Phú An (xã Phú An) đổ sụp xuống sông. Đ.HÀ • Bắt nhóm khai thác cát lậu trên sông. Ngày 29-6, Công an tỉnh Đồng Nai thông tin Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa bắt giữ sáu người gồm: Trần Tấn Khoa, Phan Văn Bớt, Hồ Ngọc Đức, Lê Văn Lợi, Trương Văn Lợi và Trần Văn Chung để tiếp tục điều tra về hành vi khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai. V.HỘI Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”. Ảnh: TTXVN
3 Thời sự - Thứ Hai 30-6-2025 thoisu@phapluattp.vn Lịch sử giao cho chúng ta nhiệm vụ hết sức quan trọng là kiến tạo một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời kỳ mới. Tổng Bí thư TÔ LÂM “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công” - câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ giữa thế kỷ XX đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết không chỉ là bài học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống ngàn đời của nhân loại, mà còn là cội nguồn làm nên những thành tựu vĩ đại của xã hội loài người. Điều này đặc biệt đúng trong lịch sử cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua. Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đã và đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị, sáp nhập các đơn vị hành chính, “sắp xếp lại giang sơn”, tổ chức không gian phát triển bền vững cho đất nước, tinh thần đoàn kết càng phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đòi hỏi tất yếu của đổi mới Đất nước đang tiến hành quyết liệt chủ trương đổi mới mà Đảng đã đề ra từ Đại hội lần thứ VI, cải cách mạnh mẽ tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Mục tiêu là tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, quản trị nhà nước, đồng thời thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương. Mô hình này không chỉ cắt bỏ cấp trung gian không cần thiết, mà điều quan trọng hơn là tổ chức lại không gian cho phát triển bền vững để chính quyền gần dân, sát dân, vì dân, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Trung ương cũng phân định rõ thẩm quyền và trao quyền chủ động nhiều hơn cho chính quyền địa phương để mỗi nơi năng động, sáng tạo, phát triển phù hợp với thực tiễn. Từ Trung ương đến địa phương đều đang vào cuộc quyết liệt, đồng bộ với mục tiêu kép là vừa tinh gọn bộ máy, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phục vụ nhân dân tốt hơn để đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; sắp xếp lại đơn vị hành chính cũng tác động, ảnh hưởng đến một bộ phận cán văn hóa, tập quán và trình độ phát triển giữa các đơn vị hành chính cũng đặt ra thách thức lớn. Việc sáp nhập giữa tỉnh miền núi với tỉnh đồng bằng, hay giữa tỉnh “giàu” với tỉnh “nghèo” đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo phải thực sự công tâm và có tầm nhìn, nhằm bảo đảm cân đối nguồn lực và hài hòa lợi ích phát triển. Thiếu công bằng trong phân bổ nguồn lực rất dễ dẫn tới bất bình đẳng vùng miền, làm rạn nứt khối đoàn kết chung. Năm giải pháp quan trọng Thiếu đoàn kết, đồng thuận sẽ làm chệch hướng hoặc kìm hãm hiệu quả vận hành bộ máy. Bởi vậy giữ gìn đoàn kết chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để mọi công việc cải cách khác diễn ra thuận lợi. Để giữ gìn và củng cố đoàn kết trong không gian phát triển mới, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp quan trọng. Một là, tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất. Trong giai đoạn sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, vai trò lãnh đạo tập trung từ Trung ương đến địa phương phải được duy trì và phát huy cao độ. Các cấp ủy, chính quyền cần bảo đảm sự thống nhất trong triển khai các nghị Sức mạnh của đoàn kết bộ, đảng viên, công chức... điều đó đòi hỏi sự công minh, đồng thuận và quyết tâm chính trị rất cao và đặc biệt là sự hy sinh lợi ích cá nhân. Chưa bao giờ yêu cầu “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong bộ máy của hệ thống chính trị lại quan trọng như lúc này. Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, việc thiếu đoàn kết có thể làm nảy sinh nhiều thách thức và nguy cơ chia rẽ. Trước hết là lo ngại trong đội ngũ cán bộ, bởi khi sáp nhập, một số người sẽ mất vị trí hoặc phải chuyển đổi công tác. Nếu không có những chính sách rõ ràng và hợp lý dành cho số cán bộ bị ảnh hưởng do quá trình tổ chức lại hệ thống, rất dễ phát sinh tâm lý tiêu cực, trạng thái “bằng mặt không bằng lòng”, gây mất đoàn kết nội bộ. Bên cạnh đó, tâm lý cục bộ địa phương cũng là một vấn đề đáng lưu ý, bởi mỗi cá nhân đều có tình cảm đặc biệt và niềm tự hào với quê hương, bản quán hay nơi mình đã từng gắn bó. Khi sáp nhập địa phương, những băn khoăn về tên gọi mới, vị trí trụ sở, hay việc phân bổ nhân sự dễ tạo nên tâm lý so sánh thiệt hơn, cản trở quá trình hợp nhất. Thêm vào đó, khác biệt về quyết, kết luận, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, tránh tình trạng cục bộ, tự ý làm trái quy định chung. Đồng thời, cần phát huy tối đa vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tập hợp, vận động nhân dân, tạo sự đồng thuận sâu rộng. Mọi chủ trương, chính sách khi xây dựng và thực hiện đều phải đặt lợi ích của nhân dân làm trung tâm, gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, làm sao để nhân dân hiểu, tin tưởng, đồng tình và tích cực ủng hộ. Hai là, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự là tấm gương về giữ gìn đoàn kết nội bộ, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Việc sắp xếp, bố trí cán bộ sau sáp nhập phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, đúng tiêu chí, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện bè phái, “lợi ích nhóm”, hay tư tưởng cục bộ vùng miền. Song song với đó, kỷ luật hành chính cần được tăng cường mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực, trì trệ trong thời gian chuyển tiếp. Đặc biệt, phải thường xuyên biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể hy sinh lợi ích riêng vì đại cục, tạo động lực và lan tỏa tinh thần đoàn kết, vì lợi ích chung trong toàn hệ thống. Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây có bài viết về “Sức mạnh của đoàn kết”, báo Pháp Luật TP.HCM xin trân trọng giới thiệu trích lược bài viết này. Ba là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích và công bằng xã hội, góp phần củng cố đoàn kết trong quá trình tái cơ cấu. Cần tiếp tục xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ hợp lý, thiết thực đối với các địa phương và cán bộ chịu tác động trực tiếp từ quá trình sáp nhập, từ các chính sách hỗ trợ tài chính, phụ cấp, động viên, khen thưởng, khuyến khích... đến công tác an sinh xã hội, đầu tư hạ tầng cho các địa phương mới sáp nhập. Ngoài ra, cần rà soát, chỉnh sửa và bổ sung kịp thời các quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, rõ ràng và dễ thực hiện, giảm tối đa các vướng mắc pháp lý. Công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật phải được tăng cường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm giữ vững kỷ cương phép nước, tạo dựng niềm tin và sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân. Tuyệt đối không để xảy ra bè phái, cục bộ địa phương Một giải pháp nữa là cần đẩy mạnh công tác tư tưởng, tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, lợi ích của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giúp mọi người hiểu rõ đây là chủ trương đúng đắn, cần thiết và có lợi cho phát triển lâu dài của đất nước, từ đó đồng lòng, tự giác thực hiện… Năm là, phát huy mạnh mẽ “tính Đảng” và bản lĩnh chính trị trong mỗi tổ chức Đảng và từng đảng viên. Mọi cán bộ, đảng viên cần phải kiên định đặt lợi ích chung của đất nước, của Đảng lên trên hết, chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và kỷ luật Đảng. Những ý kiến khác biệt trong nội bộ cần được đưa ra thảo luận dân chủ, thẳng thắn và xây dựng; sau khi đã thống nhất thì phải đoàn kết, nghiêm túc thực hiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bè phái, cục bộ địa phương, gây rạn nứt đoàn kết nội bộ. Người đứng đầu các tổ chức Đảng phải là trung tâm đoàn kết, là hạt nhân gương mẫu trong việc giải quyết hài hòa các mâu thuẫn phát sinh, đồng thời luôn cảnh giác cao độ và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch... Đoàn kết đã, đang và sẽ mãi là sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn chuyển mình sắp xếp lại bộ máy đầy thách thức hiện nay, tinh thần ấy càng phải được quán triệt sâu sắc và phát huy cao độ. Lịch sử giao cho chúng ta nhiệm vụ hết sức quan trọng là kiến tạo một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong thời kỳ mới. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, không có “vũ khí” nào lợi hại và hiệu quả hơn sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của toàn dân.• Họ đã nói Với tầm nhìn chiến lược và bản lĩnh lãnh đạo của Đảng, chúng ta kiên quyết giữ vững và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là“mạch nguồn”, là“sợi chỉ đỏ”xuyên suốt, bảo đảm mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện triệt để, nhất quán, hiệu quả, đáp ứng tốt nhất mọi nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tổng Bí thư TÔ LÂM Chiến sĩ trong vòng tay nhân dân tại sự kiện diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: NGUYỆT NHI
4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Hai 30-6-2025 Hôm nay (30-6), lễ công bố các nghị quyết, quyết định về thực hiện mô hình chính quyền địa phương (CQĐP) hai cấp sẽ đồng loạt diễn ra trên cả nước. Chia sẻ với báo chí trước thời khắc ghi dấu ấn lịch sử quan trọng này, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình nói bộ máy của chúng ta trong suốt thời gian dài mấy chục năm qua đã phát huy tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bộ máy cũng bộc lộ những bất cập như tổ chức không khoa học, còn cồng kềnh, tạo ra tầng nấc trung gian, biên chế đông… nên khó cải thiện chế độ tiền lương. Chính vì vậy, Trung ương, Bộ Chính trị quyết định phải làm một cuộc cách mạng về tổ chức, theo đó, chúng ta đã tổ chức CQĐP hai cấp, bỏ cấp huyện, tổ chức cấp tỉnh và cấp xã với quy mô khác. Từ thời điểm 1-7-2025, cả nước chính thức giảm từ 63 tỉnh, TP xuống còn 34; giảm từ 10.035 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 3.321 đơn vị. Ba mục tiêu quan trọng . Phóng viên: Thưa Phó Thủ tướng, việc tổ chức CQĐP hai cấp hướng đến những mục tiêu cụ thể gì? + Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình: Nói một cách ngắn gọn, việc tổ chức CQĐP hai cấp hướng đến mấy mục tiêu. Đầu tiên là để tổ chức bộ máy CQĐP khoa học hơn, gọn nhẹ hơn, xóa được tầng nấc trung gian, làm cho chính quyền gần dân hơn. Đây cũng là dịp để sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tinh gọn. Những người phát huy hiệu lực không được tốt, những cán bộ có vấn đề về sức khỏe, những người có hoàn cảnh và có nguyện vọng xin nghỉ, chúng ta đã cho nghỉ. Đây là việc cần thiết để bộ máy gọn hơn và cũng tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực khác. Hiện nay, các cháu tốt nghiệp, học hành rất bài bản, trình độ rất cao, chúng ta có dư địa để thu nạp đội ngũ như vậy. Ngoài ra, việc sắp xếp này cũng tạo ra một không gian kinh tế đủ lớn, kết nối giữa các vùng kinh tế, các thế mạnh của các vùng miền để chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình. Cho đến giờ này, hầu hết các tỉnh sáp nhập có dân số khoảng 2-3 triệu người; quy mô kinh tế đều rất lớn và có kết hợp cả miền núi, đồng bằng, miền biển… Đặc biệt, chúng ta cũng sẽ có những không gian kinh tế vượt trội, có thể so sánh với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, khi TP.HCM sáp nhập với Bình Dương - một trung tâm công nghiệp và Bà Rịa-Vũng Tàu cũng là một trung tâm công nghiệp và du lịch. Chưa kể sắp tới, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ có khu thương mại tự do giống như Đà Nẵng, giúp nơi đây trở thành một vùng kinh tế đầy sức mạnh, rất tiềm lực. Hành trình “lột xác, phá kén” . Vậy chúng ta đã chuẩn bị những gì cho hành trình “lột xác, phá kén” này, thưa ông? + Chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Việc sắp xếp bộ máy nằm trong không gian kinh tế như vậy, cùng với những chủ trương lớn về hạ tầng kinh tế, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đường sắt tốc độ cao, năng lượng nguyên tử, trung tâm tài chính… Đó là hàng loạt chủ trương lớn để chuẩn bị tạo không gian kinh tế, chuẩn bị tăng tốc. Vừa qua, Bộ Chính trị đã cử 19 đoàn công tác do các ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư làm trưởng đoàn, đi các địa phương để chỉ đạo và nắm bắt, ghi nhận tình hình thực tiễn việc chuẩn bị cho sáp nhập (trung tâm hành chính của tỉnh, trung tâm của xã, nhân sự chủ chốt của tỉnh, nhân sự của xã…), chuẩn bị văn kiện cho đại hội… Bộ Chính trị tuần nào cũng nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và đã quyết định ngày 30-6 cả nước đồng loạt công bố các quyết định đã được Quốc hội thông qua. Bộ Chính trị đã phân công các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các địa phương để tham dự sự kiện có tính chất quốc gia này. Đối với các địa phương, các cấp ủy, CQĐP đã rất chủ động, rất trách nhiệm trong tổ chức lấy ý kiến của người dân. Tôi nhớ không nhầm thì hai địa phương có kết quả là 100%, đa số là 98%-99%... Như vậy, sự ủng hộ, đồng thuận của người dân đối với chủ trương này rất là lớn. Chúng ta nhận được rất nhiều ủng hộ, tạo sự phấn khởi trong nhân dân. Nhiều địa phương, doanh nghiệp đề nghị được tổ chức bắn pháo hoa, coi đây là ngày bắt đầu lịch sử của một tỉnh mới. Tôi cũng được biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị tất cả chùa, tự viện cả nước cử ba hồi chuông, trống cầu nguyện quốc thái dân an vào sáng 1-7, ngày đầu tiên vận hành mô hình CQĐP hai cấp trên cả nước. Có thể nói không khí của đất nước rất tốt, người dân, doanh nghiệp và thế giới đánh giá cao quyết định này. Chúng tôi tiếp xúc với rất nhiều lãnh đạo các quốc gia, họ nói đây là một việc làm rất mạnh mẽ, táo bạo, hết sức sáng suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Có người nhận xét đây là quyết định rất khí phách của lãnh đạo Việt Nam. Đẩy mạnh kết nối hạ tầng . Vậy còn sự chuẩn bị của Chính phủ? + Chúng tôi đã rà soát lại tất cả hệ thống pháp luật. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, hơn 1.000 nội dung cũng đã được phân cấp. Trong hơn 600 nhiệm vụ cấp huyện đang đảm nhiệm thì có khoảng 90 nhiệm vụ giao cho cấp tỉnh thực hiện, còn lại hơn 500 nhiệm vụ giao về cho cấp xã. Trước thời điểm vận hành chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp chưa có tiền lệ trong lịch sử, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho hay các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã rất chủ động, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân. Vành đai 3 TP.HCM là một dự án giao thông quan trọng, kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, trong đó có Đồng Nai. Ảnh: THUẬN VĂN ĐỨC MINH Mô hình chính quyền địa phương Chính quyền gần dân hơn! Đại biểu LÊ ĐÀO AN XUÂN (Phú Yên): Chọn đúng người, giao đúng việc Việc đưa mô hình CQĐP hai cấp đi vào hoạt động là một quyết tâm chính trị rất lớn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra một thử thách không nhỏ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, với mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền thực sự phục vụ nhân dân. Đặc biệt, tiêu chí chất lượng đối với đội ngũ cán bộ cấp xã được xác định là yếu tố then chốt. Trong quá trình sắp xếp, bố trí cán bộ thời gian qua, các địa phương đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, lấy tiêu chuẩn “chọn người theo việc”, ưu tiên cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần phục vụ nhân dân để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã. Với tinh thần cán bộ “dám nghĩ, dám làm”, tôi tin tưởng rằng thời gian tới, CQĐP cấp xã sẽ thực sự trở thành cầu nối hiệu quả giữa Nhà nước với nhân dân, là kênh quan trọng bảo đảm quyền lợi, lợi ích chính đáng và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Đại biểu NGUYỄN NGỌC SƠN (Hải Dương): Xác lập vị trí cán bộ, công chức cấp xã Mô hình CQĐP hai cấp được triển khai đồng bộ trên cả nước với thời điểm chính thức vận hành là từ ngày 1-7-2025. Với mô hình này, cơ chế phân cấp, phân quyền cho cấp xã đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Để thực hiện, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao bởi họ là những người gần dân nhất, trực tiếp xử lý nhanh nhất các vấn đề người dân phản ánh. Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã chính thức xác lập vị trí của cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống công vụ - đây là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý. Theo đó, có cơ chế ghi nhận, khen thưởng xứng đáng đối với người làm tốt, những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị xử lý kỷ luật... Điều này sẽ góp phần làm cho bộ máy ngày càng tinh gọn, hiệu quả hơn. Khi ý kiến phản ánh của người dân được xử lý ngay từ cấp xã, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hiện thực hóa một trong những mục tiêu lớn mà Trung ương đã đề ra… Ý kiến
5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Hai 30-6-2025 Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương rà soát các công trình trọng điểm, đặc biệt là những công trình kết nối. Như Bình Định và Gia Lai, Quốc hội đã thông qua chủ trương xây dựng đường cao tốc từ Pleiku đến Quy Nhơn. Với đường cao tốc như thế, khoảng cách giữa Bình Định - Gia Lai được rút ngắn đáng kể, hỗ trợ và tạo điều kiện cho Tây Nguyên phát triển. Tương tự, nhiều tuyến đường mới sẽ tiếp tục được khởi công trong tương lai. Theo chỉ đạo của Chính phủ, vào ngày 19-8 tới, nếu không có gì thay đổi, khoảng 80 công trình giao thông sẽ được đồng loạt khởi công. Tôi khẳng định kết nối hạ tầng là yếu tố rất quan trọng. Việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế mới nhưng nếu không đồng thời phát triển hệ thống hạ tầng kết nối thì mục tiêu đề ra khó đạt được. Vì vậy, về mặt kinh tế, chủ trương nhất quán là đẩy mạnh kết nối hạ tầng ở ba cấp độ gồm kết nối quốc gia, kết nối liên vùng và kết nối nội tỉnh, tùy theo quy mô và tính chất từng khu vực. Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc quốc Theo kế hoạch, thời gian tổ chức lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương đối với các tỉnh, TP được thực hiện thống nhất trong toàn quốc từ 8 giờ ngày 30-6-2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố ở TP.HCM, Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ công bố ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ ở TP Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ công bố ở TP Cần Thơ và Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú sẽ dự lễ ở TP Đà Nẵng… Tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo nghị quyết, cả nước sau sắp xếp có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 TP; trong đó có 19 tỉnh và 4 TP hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, TP không thực hiện sắp xếp. 2 cấp: gia, các tuyến ven biển hay đường sắt tốc độ cao… chính là những ví dụ tiêu biểu cho định hướng kết nối đó. Với sự chuẩn bị khá đồng bộ, từ hệ thống hạ tầng kinh tế, nguồn nhân lực, cải cách hành chính, phân cấp và phân quyền…, tôi tin rằng thời gian tới, nền kinh tế sẽ tiếp tục khởi sắc, chất lượng phục vụ người dân sẽ ngày càng được nâng cao. Loại bỏ tình trạng hẹn tới hẹn lui . Chính phủ đã có giải pháp gì để CQĐP hai cấp hoạt động vận hành thông suốt và không có “khoảng trống” trong giải quyết các thủ tục, dự án đầu tư của người dân, doanh nghiệp, thưa Phó Thủ tướng? + Mô hình CQĐP hai cấp “Việc sáp nhập giúp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương khoa học hơn, gọn nhẹ hơn, xóa được tầng nấc trung gian, làm cho chính quyền gần dân hơn.” Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình THU NGUYỆT “Từ bản đồ hành chính mới của đất nước, chúng ta tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) hai cấp thay vì ba cấp. Việc sáp nhập này cũng như tổ chức CQĐP hai cấp tất nhiên phải bắt đầu từ đổi mới tư duy nhằm đạt mục tiêu: Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đã chia sẻ như vậy với báo Pháp Luật TP.HCM trước thời điểm trọng đại của đất nước - vận hành CQĐP hai cấp. Quản trị đa chiều và đổi mới sáng tạo Theo ông Tuấn, việc tổ chức lại CQĐP thể hiện một số tư duy mới của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, mở rộng khái niệm quê hương, nâng tầm vai trò xã, phường; đẩy mạnh chuyển đổi số, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn trong quản trị hành chính. Đồng thời phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương đi vào thực chất, xóa bỏ các quy trình “xin ý kiến, xin chủ trương hoặc thỏa thuận” làm mất thời gian, mất cơ hội, không gắn với trách nhiệm cá nhân, hay đổ thiếu sót cho tập thể. Đặc biệt là chuyển từ tư duy quản lý sang quản trị. Nói cách khác là chuyển từ nền hành chính “quản lý, kiểm soát, bao sân” sang “phục vụ, đổi mới sáng tạo”, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. “Những tư duy này không chỉ đổi mới tinh gọn tổ chức CQĐP mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân” - TS Tuấn nhấn mạnh. Ông Tuấn cho rằng CQĐP ba cấp đã đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình lịch Đổi mới tư duy từ quản lý sang quản trị Với mô hình mới, việc quản lý sẽ chuyển từ nền hành chính “quản lý, kiểm soát, bao sân” sang “phục vụ, đổi mới sáng tạo”, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, việc tổ chức CQĐP hai cấp sẽ phù hợp hơn với yêu cầu phát triển đất nước, yêu cầu của thời đại với hội nhập quốc tế sâu rộng và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo vào mọi hoạt động đời sống xã hội. Cần sớm điều chỉnh quy hoạch Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhìn nhận trong một thời gian ngắn, các địa phương đã phối hợp với các cơ quan trung ương chuẩn bị các nội dung rất chu đáo, cẩn thận và chặt chẽ các chỉ đạo từ Trung ương. Mục tiêu là để quá trình vận hành của bộ máy mới được thông suốt, hiệu quả. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, mọi cái mới khi đi vào thực tiễn không tránh khỏi những phát sinh. Do đó, phải luôn chú ý đến công tác tư tưởng để thống nhất cả nhận thức lẫn hành động trong xã hội, trong nhân dân, nhất là trong đội ngũ cán bộ, công chức. Như vậy, mới tạo được không khí phấn khởi, tạo được động lực làm việc và từ đó việc tổ chức thực hiện mới đạt kết quả tốt đẹp, thành công. Song song đó, cần quan tâm để hoạt động của bộ máy hành chính, nhất là hoạt động của các trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã, cấp tỉnh và cổng dịch vụ công quốc gia diễn ra bình thường, thông suốt trong giải quyết các nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra, cũng phải sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, cung cấp các dịch vụ cho nhân dân, nhất là ở các xã, phường. Đặc biệt là đề xuất sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh vấn đề quy hoạch, các chỉ tiêu phát triển của cấp xã, cấp tỉnh… Ông Tuấn cũng cho rằng các đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập cần chú ý bảo đảm sự tương đồng trong phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức giữa các tỉnh (trước đây) nay sáp nhập để bảo đảm thực hiện thống nhất trong phạm vi cả địa bàn của tỉnh mới…• Cán bộ tất bật dọn dẹp hồ sơ tại trụ sở UBND quận 5, TP.HCM trước khi bố trí cho phường An Đông mới. Ảnh: BẢO PHƯƠNG Một vấn đề khác theo tôi cũng đáng lưu tâm là công tác văn thư lưu trữ. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị, địa phương đang tiếp tục số hóa, chỉnh lý niêm phong và chuyển giao tài liệu về kho lưu trữ tài liệu để lưu trữ theo đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn cần quan tâm các tài liệu tồn đọng, chưa sắp xếp, phân loại, chỉnh lý. Sau đó dành thời gian và điều kiện để thực hiện chỉnh lý, số hóa theo đúng quy định. TS TRẦN ANH TUẤN “Chúng ta không chỉ đổi mới tinh gọn tổ chức chính quyền địa phương mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.” TS Trần Anh Tuấn thì xã nào cũng phải có một trung tâm hành chính công và người dân đến đây để giải quyết tất cả nhu cầu về hành chính. Phần lớn các dịch vụ hành chính công đã được đưa lên mạng, được số hóa, thực hiện trên nền tảng số. Vừa qua, Chính phủ đã giao cho VNPT, Viettel xây dựng trợ lý ảo để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ công trên nền tảng số. Kết quả thử nghiệm ở TP.HCM trong ba tháng vừa qua là rất tốt, dù số lượng ban đầu có hơi khiêm tốn, một ngày chỉ có hơn 10.000 người truy cập. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm, trong tương lai, số lượng người truy cập chắc chắn sẽ nhiều hơn. Đến thời điểm này, trợ lý ảo có thể sẵn sàng trả lời cho người dân 1.800 dịch vụ công và hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện. Các thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, đăng ký xe, làm hộ chiếu, xin giấy phép xây dựng… trợ lý ảo đều có thể trả lời được và nhiều thủ tục trong số này, chúng ta có thể ngồi tại nhà để thực hiện dịch vụ. Việc ứng dụng đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, mà còn trực tiếp phục vụ người dân tốt hơn. Cùng với đó, hoạt động của chính quyền cũng trở nên công khai, minh bạch hơn, giúp người dân dễ dàng giám sát, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực. Những biểu hiện trì hoãn như hẹn tới hẹn lui, “nay yêu cầu thế này, mai đổi khác”… sẽ dần được loại bỏ, bởi toàn bộ quy trình và trạng thái xử lý đều được thể hiện rõ ràng trên hệ thống số. . Xin cảm ơn ông.• Đại biểu NGUYỄN HẢI DŨNG (Ninh Bình): Xây dựng CQĐP gần dân, sát dân Qua theo dõi quá trình vận hành thử nghiệm mô hình CQĐP hai cấp, tôi thấy hầu hết người dân khi đi làm thủ tục hành chính đều đánh giá là tốt, nhanh, cán bộ tận tụy, tích cực hỗ trợ. Theo tôi, mô hình CQĐP hai cấp sẽ dần đi vào hoạt động ổn định với sự nhiệt huyết của cán bộ cùng sự hỗ trợ của công nghệ… Bước đầu, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về một CQĐP gần dân, sát dân, chủ động phục vụ nhân dân đang dần trở thành hiện thực. Để chuẩn bị cho việc tiếp nhận một khối lượng công việc rất lớn và mới, một mô hình tổ chức vận hành cũng rất mới, tôi cho rằng Chính phủ đã rất kịp thời ban hành 28 nghị định nhằm hướng dẫn phân cấp, phân quyền cho các địa phương. Bước đầu vận hành thử nghiệm mô hình mới đạt được kết quả tốt, dù vậy trong tương lai sẽ không tránh khỏi việc phát sinh những khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, Quốc hội đã có nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý một số vấn đề khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đây được coi là “thượng phương bảo kiếm” mà Quốc hội trao cho Chính phủ để kịp thời sửa đổi các quy định, tạo thuận lợi cho vận hành bộ máy, cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục. NGUYỄN THẢO ghi
6 Thời sự - Thứ Hai 30-6-2025 thoisu@phapluattp.vn quay lại làm thủ tục tại đơn vị mới từ ngày 1-7. Trường hợp cần giải quyết gấp, quận 5 sẽ tiếp nhận tạm thời sau đó bàn giao lại cho phường mới xử lý. Việc bàn giao hồ sơ, thủ tục được thực hiện thông qua hệ thống để đảm bảo chuyển giao thông suốt và đầy đủ. Hai tuần qua, quận 5 cũng tổ chức nhiều đợt tập huấn riêng cho các phường mới nhằm giúp cán bộ nắm vững quy trình, thao tác thành thạo trên hệ thống mới. Song song đó, công tác tuyên truyền về việc sáp nhập và thông tin địa điểm trụ sở mới cũng được đẩy mạnh đến người dân. “Sau ngày 1-7 chắc chắn vẫn cần một khoảng thời gian để cán bộ và người dân làm quen nhưng với sự hỗ trợ của Trung tâm chuyển đổi số và Sở TT&TT, tôi tin mọi việc sẽ dần đi vào ổn định” - ông Thành chia sẻ. Chạy đua trước “giờ G” Tại phường Tân Bình mới, công tác sắp xếp hồ sơ, tài liệu để bàn giao được triển khai khẩn trương vào cả ngày cuối tuần nhằm bảo đảm tiến độ để phường mới có thể đi vào hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả từ ngày 1-7. Ông Nguyễn Khắc Nguyên, Chủ tịch UBND phường 13, quận Tân Bình (dự kiến là phó chủ tịch UBND phường Tân Bình), cho biết trong quá trình vận hành thử, phường Tân Bình là đơn vị được chọn thí điểm nên công việc diễn ra khá suôn sẻ. Do vận hành trên nền tảng hệ thống cũ, đội ngũ cán bộ đã quen thuộc và xử lý thành thạo các văn bản, cũng như công việc chuyên môn thường ngày. Phường Tân Bình mới dự kiến có hơn 100 cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách. Theo ông Nguyên, đội ngũ cán bộ vừa háo hức, vừa có chút hồi hộp. “Chúng tôi xác định đây là một thách thức lớn, vì lượng công việc chuyển giao từ quận về phường sẽ rất nhiều với hơn 1.000 nội dung thuộc thẩm quyền. Nhưng đây cũng là động lực để cán bộ cố gắng, nỗ lực phục vụ tốt hơn cho người dân” - ông Nguyên chia sẻ. Tại phường Bảy Hiền, mọi việc cũng đang gấp rút không kém. Do trụ sở không đủ diện tích nên các đơn vị Đảng ủy, UBND, HĐND và MTTQ phường được bố trí ở những địa điểm khác nhau. Bà Đỗ Thị Ngọc Lan, Trưởng phòng Nội vụ UBND quận Tân Bình (dự kiến là chủ tịch UBND phường Bảy Hiền), cho biết phường đang khẩn trương sửa chữa, bố trí không gian làm việc và vị trí công tác cho cán bộ. Cùng với đó, phường cũng sửa chữa, nâng cấp trung tâm hành chính công để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ghi nhận sáng 29-6, tại trụ sở UBND phường Hiệp Bình (sáp nhập phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước và một phần phường Linh THANH TUYỀN - BẢO PHƯƠNG Những ngày cuối tháng 6, khắp các địa phương trên địa bàn TP.HCM, công tác dọn dẹp, sắp xếp và chỉnh trang trụ sở được triển khai gấp rút. Bên ngoài trụ sở các phường mới công nhân tất bật lắp đặt bảng tên, bên trong cán bộ, công chức tập trung rà soát công việc, tài liệu để chuẩn bị chuyển sang nơi làm việc mới. Tổ chức tập huấn riêng cho cán bộ phường mới “Liên tục cả tuần này trụ sở UBND quận 5 sáng đèn đến 22-23 giờ. Cán bộ đang khẩn trương hoàn tất các công việc để kịp đến ngày 1-7 vận hành mô hình mới” - ông Nguyễn Xuân Thành, Chánh Văn phòng UBND quận 5, cho biết. Thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, quận 5 sẽ sắp xếp thành ba phường gồm An Đông, Chợ Lớn, Chợ Quán. Ông Thành cho biết đội ngũ cán bộ quận 5 đang “lên hết dây cót” để xử lý dứt điểm các công việc còn tồn đọng. Đồng thời chuẩn bị cho hội nghị công bố mô hình chính quyền hai cấp vào ngày 30-6 và sắp xếp, bố trí lại nơi làm việc. Tại bộ phận một cửa quận 5, bốn cán bộ vẫn tiếp nhận hồ sơ khi có người dân đến làm thủ tục hành chính cho đến chiều 30-6. Với những thủ tục trong ngày, cán bộ sẽ tiếp nhận và trả kết quả ngay sau đó. Đối với những hồ sơ cần hẹn lại, cán bộ quận vận động người dân TP.HCM: Các phường mới sẵn sàng vận hành Đông, TP Thủ Đức), không khí nhộn nhịp hơn mọi ngày. Nhiều xe chở hồ sơ tài liệu, trang thiết bị từ hai phường còn lại ra vào liên tục. Bên trong, đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động đang bận rộn việc sắp xếp phòng ốc, tài liệu, bài trí Trung tâm phục vụ hành chính công. Phường Hiệp Bình là một trong ba phường có số dân đông nhất tại TP.HCM mới. Ông Võ Thanh Bình, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình (dự kiến), cho biết trước mắt phường sẽ bố trí toàn bộ công chức ở bộ phận một cửa của phường để làm việc tại trung tâm phục vụ hành chính công, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người dân. Ông Bình cũng nhìn nhận thách thức của phường là số dân đông, địa bàn rộng. “Chúng tôi đã tính toán, bố trí anh em quản lý đầu việc, công tác hồ sơ hành chính để đảm bảo người dân khi đến liên hệ, làm thủ tục thì xử lý liền, không đùn đẩy, lòng vòng” - ông Bình cho biết.• Người dân kỳ vọng vào bộ máy mới Cử tri Trần Việt Trung, ngụ TP Thủ Đức, chia sẻ ông rất kỳ vọng vào những hiệu quả thiết thực khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Việc cơ cấu, tinh gọn bộ máy sẽ là bước cải cách quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là tiết kiệm được ngân sách, sử dụng số tiền đó để chăm lo cho công tác an sinh xã hội, làm đường sá, trường học, xây dựng những công trình dân sinh phù hợp với yêu cầu hằng ngày của người dân… Cử tri tin tưởng dù ban đầu sẽ có khó khăn nhưng về sau sẽ dần ổn định, mọi việc thuận lợi để đưa sự phát triển của TP.HCM trong tương lai lên tầm cao mới, các vấn đề còn tồn tại của thời kỳ cũ sẽ được giải quyết dứt điểm, tháo gỡ triệt để các vướng mắc để không kéo dài sang thời kỳ sau. “Sau ngày 1-7 chắc chắn vẫn cần một khoảng thời gian để cán bộ và người dân làm quen nhưng với sự hỗ trợ của Trung tâm chuyển đổi số và Sở TT&TT, tôi tin mọi việc sẽ dần đi vào ổn định” - ông Nguyễn Xuân Thành. Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với phường Xuân Hòa, TP.HCM Chiều 29-6, đoàn công tác Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy phường Xuân Hòa, TP.HCM. Phường Xuân Hòa được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ phường Võ Thị Sáu và một phần phường 4, quận 3. Tại phường Xuân Hòa, Tổng Bí thư đã tham quan trung tâm hành chính công của phường, nơi này vừa được sửa chữa, tân trang cách đây không lâu. Tổng Bí thư cho biết đây là phường đầu tiên trên cả nước mà ông tới thăm trước thềm vận hành chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, nhằm kiểm tra công tác chuẩn bị của địa phương. Nghe báo cáo của Bí thư Quận ủy quận 3 (dự kiến là Bí thư Đảng ủy phường Xuân Hòa), Tổng Bí thư cũng cảm nhận được tâm trạng phấn khởi, đồng tình, hào hứng, mong chờ của người dân, cán bộ về việc vận hành chính thức mô hình chính quyền hai cấp vào ngày 1-7. “Hàng lối rất ngay ngắn, đội ngũ rất chỉnh tề, chúng ta sẽ bấm nút để triển khai các công việc từ ngày 1-7. Chúng ta có thể tuyên bố dõng dạc từ ngày 1-7, cũng là thời điểm kết thúc 6 tháng đầu năm 2025, bắt đầu 6 tháng cuối năm… cả hệ thống chính cùng ngày, cùng giờ đi vào mô hình mới, đồng bộ trên toàn quốc mà không có nơi nào trước, nơi nào sau” - Tổng Bí thư nói. Theo kế hoạch, sáng 30-6, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP.HCM, xã, phường, đặc khu. Lễ công bố do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM tổ chức tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh). LÊ THOA Tiêu điểm Thành lập 168 Đảng bộ phường, xã, đặc khu Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết cho biết đến nay, các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị tại Đảng bộ phường, xã và đặc khu đã đồng nhất, sẵn sàng đi vào hoạt động từ ngày 1-7-2025, hướng đến thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp, số hóa và vận hành hiệu quả, gần dân, sát dân theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương đã ban hành quyết định kết thúc hoạt động 38 Đảng bộ quận, huyện, TP; thành lập 168 Đảng bộ phường, xã, đặc khu trực thuộc Thành ủy TP.HCM mới, chuyển giao tổ chức Đảng, đảng viên trực thuộc quận ủy, huyện ủy, thành ủy về trực thuộc Đảng ủy cấp xã mới. Các phường mới ở TP.HCM đang “chạy nước rút” để sẵn sàng vận hành. Tổ thi công của UBND quận 1 lắp đặt bảng tên phường Sài Gòn vào sáng 29-6. Ảnh: HÀ THƯ Phường Xuân Hòa là phường đầu tiên mà Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm trước thềm vận hành chính thức mô hình chính quyền hai cấp. Ảnh: THUẬN VĂN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==