2 Thời sự - Thứ Tư 2-7-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 1-7, cả nước bắt đầu vận hành bộ máy mới theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Phấ n khở i ngà y đầ u là m việ c Ngay trong ngày đầu làm việc, tại các phường mới ở TP.HCM, không khí làm việc khẩn trương, cán bộ, công chức phường có mặt từ sớm ở khu vực tiếp dân, sắp xếp bàn hướng dẫn và các điểm hỗ trợ. Hơn 8 giờ, anh Nguyễn Đình Tình (ngụ phường Sài Gòn) có mặt tại Trung tâm hành chính công phường Sài Gòn để cập nhật thông tin địa chỉ của doanh nghiệp. “Vì cơ sở dữ liệu đã có sẵn từ trước nên mọi thứ làm rất nhanh, có đội tình nguyện viên và cán bộ hướng dẫn rất tận tình” - anh Tình nhận xét. Ông Bùi Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm hành chính công phường Sài Gòn, cho biết trong ngày 1-7 các thủ tục của người dân thực hiện nhiều nhất là đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký kết hôn. “Cán bộ đã được tập huấn từ trước, đường truyền thông suốt nên mọi việc diễn ra thuận lợi. Phường cũng bố trí các tình nguyện viên hướng dẫn người dân làm thủ tục trực tuyến để nhanh chóng hơn huấn cho cán bộ, công chức và vận hành thử các phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ. “Toàn bộ quy trình xử lý và thao tác trên hệ thống mới đều đã được cán bộ phường nắm vững và thực hiện thuần thục” - ông Thảo khẳng định… phường Hiệp Bình đã tiếp nhận gần 100 lượt người dân đến làm thủ tục hành chính. Người dân rất chủ động “bắt nhịp” với đơn vị hành chính mới sau khi sáp nhập phường, xã. Khi người dân đến làm thủ tục đều được cán bộ, công chức hỏi về tên phường cũ để rà soát lại hồ sơ trên hệ thống. Hiện nay, phường Hiệp Bình gần như đã hoàn tất việc chỉnh lý, số hóa các dữ liệu, hồ sơ của người dân từ các phường. Ông Nguyễn Văn Lành đến phường Hiệp Bình để làm giấy xác nhận độc thân. “Tôi không thấy trở ngại gì nhiều, cảm giác rất yên tâm vì không có nhiều xáo trộn hay phiền toái. Thắc mắc gì thì cũng được giải thích tận tình và hướng dẫn chi tiết” - ông Lành chia sẻ. Ông Trần Quốc Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công phường Hiệp Bình, cho biết toàn bộ công chức của trung tâm đã sẵn sàng cho nhiệm vụ khi vận hành bộ máy mới. “Người dân ở Bà Rịa-Vũng Tàu hay Bình Dương đang công tác tại TP.HCM, cần gấp hồ sơ có thể đến bất kỳ phường nào để làm” - ông Hưng thông tin. Người dân bất ngờ vì làm thủ tục nhanh Ghi nhận tại bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng, các thủ tục hành chính được triển khai thông suốt, ổn Cán bộ phường Tân Sơn Nhất (TP.HCM) hướng dẫn người dân làm thủ tục. Ảnh: BẢO PHƯƠNG và không phải chờ đợi” - ông Giang đánh giá. Còn tại phường Tân Sơn Nhất, không khí trong ngày làm việc rộn ràng hơn thường lệ. Mọi khâu chuẩn bị, tiếp dân, xử lý hồ sơ đều được cán bộ triển khai nhanh chóng, nhịp nhàng. Từ sớm ông Lưu Thái Minh (ngụ phường Tân Sơn Nhất) đã có mặt tại UBND phường để làm thủ tục hộ tịch. “Tôi thấy cán bộ làm việc rất nhanh nhẹn, không phải chờ đợi lâu. Mong rằng phường sẽ tiếp tục có thêm nhiều cách làm mới để việc giải quyết thủ tục hành chính cho dân ngày càng thuận tiện hơn” - ông Minh bày tỏ. Ông Lâm Việt Thảo, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Sơn Nhất, thông tin ngay khi có chỉ đạo triển khai mô hình mới, phường đã tổ chức tập Tại phường Hiệp Bình, trong buổi sáng đầu tiên vận hành bộ máy mới, cán bộ, công chức phường đã nghiêm túc, chỉnh tề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Chỉ trong buổi sáng, Trung tâm phục vụ hành chính công “Người dân ở Bà Rịa-Vũng Tàu hay Bình Dương đang công tác tại TP.HCM, cần gấp hồ sơ có thể đến bất kỳ phường nào để làm.” Ông Trần Quốc Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công phường Hiệp Bình Sáng 1-7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Nguyễn Văn Lợi khảo sát tình hình hoạt động bộ máy chính quyền cấp xã mới tại UBND phường Dĩ An. Đây là phường đông dân nhất TP.HCM mới với gần 228.000 dân. Sau khi khảo sát, tham quan Trung tâm phục vụ hành chính công phường Dĩ An, ông Nguyễn Văn Được và ông Nguyễn Văn Lợi đã làm việc với lãnh đạo phường này. Ông Nguyễn Văn Được đề nghị đội ngũ cán bộ, công chức có trách nhiệm cải cách, đổi mới, phục vụ người dân tốt hơn; sẵn sàng, chuyên nghiệp, đạo đức công vụ… Đặc biệt, phải số hóa thủ tục hành chính, thực hiện cho bằng được việc giải quyết thủ tục phi địa giới hành chính cho người dân, lấy sự hài lòng, đồng tình của người dân làm thước đo cho hiệu quả của bộ máy, sự lãnh đạo của chính quyền. Đây cũng là tiêu chí để chọn lãnh đạo. Ông Nguyễn Văn Được nhấn mạnh: Trước đây đã làm tốt rồi thì giờ làm tốt hơn, đặc biệt trong thời kỳ chuyển giao, không thể chấp nhận chậm hơn, phiền toái hơn. Nói sâu hơn về thực hiện thủ tục phi địa giới hành chính cho người dân, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu phải thực hiện cho bằng được việc này trên toàn TP. “Thậm chí người dân ở nước ngoài vẫn nộp hồ sơ được, ở Hà Nội, Cà Mau, Đà Nẵng nộp hồ sơ cho TP.HCM đều được” - ông nói và khẳng định việc này khó mấy cũng phải làm vì đó là mệnh lệnh. Phải làm bằng được thủ tục hành chính phi địa giới thoisu@phapluattp.vn Ngày đầu vận hành chính quyền Cán bộ tận tình, người dân hài Trong ngày đầu vận hành chính quyền hai cấp, người dân được hướng dẫn tận tình, thủ tục được xử lý thông suốt. Chiều 1-7, ngày đầu tiên chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên cả nước, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đến kiểm tra thực tế tại Hà Nội. Tham gia đoàn có các ủy viên Bộ Chính trị: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Hoài Trung cùng các lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Bộ Nội vụ và nhiều bộ, ban ngành Trung ương. Về phía TP Hà Nội, cùng tham gia có Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ban ngành. Tại xã Phúc Thịnh, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao công tác tổ chức bộ máy chính quyền trong ngày đầu vận hành theo mô hình mới. Đây là xã có quy mô lớn, được sáp nhập từ năm xã và một phần thị trấn của huyện Đông Anh cũ, với diện tích hơn 42,6 km², gần 91.000 dân. Tổng Bí thư nhấn mạnh Phúc Thịnh giữ vai trò chiến lược khi nằm trọn trong trục phát triển Nhật Tân - Nội Bài, cửa ngõ thủ đô kết nối sân bay quốc tế. Chính quyền xã đã nhanh chóng ổn định tổ chức, ban hành quy chế làm việc, xác định rõ chín nhiệm vụ trọng tâm ngay từ ngày đầu hoạt động. Đặc biệt, Tổng Bí thư đánh giá cao việc địa phương đã hoàn thành các quy hoạch, triển khai tới 12 dự án lớn, thu hút hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh và đặt mục tiêu thu ngân sách “tương đương quy mô của một tỉnh nhỏ trước đây”. Kiểm tra thực tế điểm phục vụ hành chính công của xã, Tổng Bí thư bày tỏ sự hài lòng khi thấy người dân phấn khởi, đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. “Nếu mỗi xã đều vận hành tốt như Phúc Thịnh thì toàn bộ 126 xã, phường mới của Hà Nội sẽ vận hành hiệu quả” - Tổng Bí thư lưu ý. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo cấp ủy, chính quyền xã Phúc Thịnh tập trung xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ vững mạnh, đủ năng lực phục vụ tốt nhất cho người dân. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo đảm các dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục và các chính sách an sinh. “Phải bám sát cơ sở, nắm chắc dân cư, quan tâm đến từng con người, từng số phận. Không để ai bị bỏ lại phía sau” - Tổng Bí thư nói. Tổng Bí thư cũng yêu cầu chính quyền cấp xã phát huy hiệu quả mô hình mới, thực hiện tốt phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý và quản trị hiệu quả, gần dân, sát dân và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề đặt ra từ thực tiễn đời sống. Chiều cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã đến Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động chính quyền 2 cấp tại Hà Nội
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==