7 Ngày 1-7, TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Lê Nguyễn Anh Tuấn (tên thường gọi Tuấn “cọp”) và năm bị cáo khác về tội mua bán, tàng trữ và vận chuyển trái phép chất ma túy. HĐXX tuyên phạt bị cáo Tuấn, Trần Minh Phú, Hà Thị Kim Thắm tù chung thân, cùng về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Bị cáo Kiều Đức Hùng lãnh án chung thân về hai tội vận chuyển trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy. Cùng về tội mua bán trái phép chất ma túy, bị cáo Lê Thị Tuyết Nhi lãnh án tù chung thân, Võ Nguyễn Thúy Vy (em gái bị cáo Nhi) 20 năm tù. HĐXX nhận định đây là vụ án vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn TP.HCM. Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn tinh vi, sử dụng ứng dụng mạng xã hội Signal để liên lạc, trao đổi và thông qua đối tượng trung gian. Trong đó , Tuấn là người chủ mưu, móc nối với đối tượng “Milk Milk” nhiều lần vận chuyển trái phép hơn 118 kg ma túy. HĐXX cho biết: Theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung BLHS 2025 (có hiệu lực từ ngày 1-7) về điều khoản chuyển tiếp, các quy định có lợi cho người phạm tội quy định tại Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy), Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy) BLHS 2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại luật mới thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1-7-2025 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử. HĐXX khi xét xử đã áp dụng nguyên tắc có lợi theo luật trên để xét xử các bị cáo trong vụ án với hai tội danh là vận chuyển trái phép chất ma túy và mua bán trái phép chất ma túy. SONG MAI Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 2-7-2025 HỮ U ĐĂNG Từ ngày 1-7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND và Nghị quyết 81/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TAND cấp tỉnh, TAND khu vực chính thức có hiệu lực - đã quy định lại về cơ cấu tổ chức của ngành tòa án và thẩm quyền của các cấp tòa xét xử. Theo đó, tổ chức TAND gồm: TAND Tối cao, TAND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; TAND khu vực; tòa án chuyên biệt tại Trung tâm tài chính quốc tế và Tòa án Quân sự Trung ương, Tòa án Quân sự quân khu và tương đương, Tòa án Quân sự khu vực. Từ ngày 1-7 trên cả nước sẽ có tổng cộng 34 TAND cấp tỉnh (6 TAND TP và 28 TAND tỉnh). Đồng thời, thành lập 355 TAND khu vực tại 34 tỉnh, TP. Liên quan đến việc đổi mới này, nhiều người dân băn khoăn kể từ ngày 1-7 việc khởi kiện sẽ được thực hiện như thế nào, tòa án cấp nào sẽ có thẩm quyền giải quyết... Thẩm quyền của TAND khu vực Trao đổi với PV, luật sư Lê Nguyễn Thế Hưng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết sau khi bỏ TAND cấp huyện thì TAND khu vực kế thừa lại quyền hạn và trách nhiệm của TAND cấp huyện. Thẩm quyền của TAND khu vực được mở rộng hơn khi có quyền xét xử cả những vụ án/vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa cấp tỉnh trước sáp nhập. Cụ thể, căn cứ Điều 3 Nghị quyết 81 thì các TAND khu vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức TAND, các luật tố tụng (xét xử sơ thẩm các vụ án, vụ việc; giải quyết, xét xử vi phạm hành chính; quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật...). TAND khu vực cũng kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các TAND cấp huyện cũ với phạm vi địa giới hành chính phụ trách. Ví dụ TAND khu vực 1 - TP.HCM kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của TAND các quận 3, quận 1 và quận 4. Theo lãnh thổ thì TAND khu vực 1 - TP.HCM sẽ giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc phạm vi các phường gồm: Sài Gòn, Tân Định, Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, Bàn Cờ, Xuân Hòa, Nhiêu Lộc, Xóm Chiếu, Khánh Hội, Vĩnh Hội. Đi vào từng lĩnh vực cụ thể, để đồng bộ với mô hình tổ chức tòa án mới, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính, BLTTHS. Ở lĩnh vực dân sự, hành chính, luật đã trao quyền cho TAND khu vực được xét xử sơ thẩm hầu như tất cả vụ án dân sự, hành chính; giải quyết phá sản; tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Trừ yêu cầu TAND khu vực 1 - TP.HCM có trụ sở tại số 6 Lý Tự Trọng, phường Sài Gòn, TP.HCM (trụ sở TAND quận 1 cũ). Ảnh: SM hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của một số TAND cấp tỉnh. Còn tòa án cấp tỉnh được quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của TAND khu vực bị kháng cáo, kháng nghị (TAND cấp tỉnh sẽ không giải quyết sơ thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; giải quyết phá sản; tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại). Đáng chú ý, tòa án cấp tỉnh được bổ sung thêm quyền được giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND khu vực nhưng bị kháng nghị. TAND cấp tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Nói một cách dễ hiểu, các vụ án dân sự, hành chính trước đây thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh - nay người dân có thể khởi kiện ở TAND khu vực. Được xét xử các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Trong lĩnh vực hình sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS đã quy định rõ TAND khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đến 20 năm tù. Về thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, được quyền xét xử sơ thẩm những vụ án về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND khu vực. TAND cấp tỉnh được quyền xét xử các vụ án của TAND khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; vụ án mà khi xử lý có ảnh hưởng đến chính trị, đối ngoại; vụ án mà người phạm tội là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp tỉnh trở lên, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc thiểu số...• Tòa án cấp tỉnh được bổ sung thêm quyền được giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND khu vực nhưng bị kháng nghị. Bị cáo Lê Nguyễn Anh Tuấn (bìa phải) cùng các bị cáo tại tòa. Ảnh: SONG MAI Vận chuyển hơn 118 kg ma túy, 4 bị cáo thoát án tử nhờ áp dụng luật mới phapluat@phapluattp.vn Thẩm quyền của TAND khu vực từ ngày 1-7 TAND khu vực có quyền xét xử cả những vụ án,vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh trước sáp nhập... Đối với các vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của TAND khu vực mà TAND cấp tỉnh đang giải quyết trước ngày 1-7-2025 nhưng chưa giải quyết xong thì xử lý như sau: Trường hợp TAND cấp tỉnh đã nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu nhưng chưa thụ lý thì chuyển cho TAND khu vực có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết, trừ trường hợp tòa án đã tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại tòa án và có yêu cầu công nhận kết quả hòa giải, đối thoại thành thì TAND cấp tỉnh tiếp tục xem xét, ra quyết định. Trường hợp TAND cấp tỉnh đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 1-7-2025 nhưng chưa giải quyết xong thì TAND cấp tỉnh tiếp tục giải quyết. Đối với Tòa phúc thẩm TAND Tối cao (cũ là TAND Cấp cao) có thẩm quyền theo lãnh thổ tiếp nhận nhiệm vụ sau: Giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự mà TAND cấp cao đang giải quyết; những vụ việc mà bản án, quyết định của TAND Cấp cao bị hủy để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Phúc thẩm vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự đã được TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm mà có kháng cáo, kháng nghị. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thuộc thẩm quyền của TAND Cấp cao; giải quyết các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của TAND Cấp cao. (Trích Nghị quyết 225/2025/QH15 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND, các luật tố tụng và luật khác có liên quan). Những vụ án đang giải quyết được xử lý thế nào?
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==