146-2025

8 Đô thị - Thứ Tư 2-7-2025 Tương tự, chị Nguyễn Thị Chương, phường Tân Đông Hiệp, Bình Dương, cũng có một số thắc mắc về hóa đơn tiền điện. Theo chị Chương, chị nhận được thông báo của Điện lực Miền Nam về việc chuyển đổi đơn vị quản lý từ Điện lực Miền Nam sang Điện lực TP.HCM kể từ ngày 1-7. Tuy nhiên, hóa đơn tiền điện phát sinh trong tháng 6 sẽ được thanh toán vào tháng 7. Như vậy, người dân tỉnh Bình Dương (cũ) sẽ thanh toán hóa đơn tiền điện cho đơn vị nào? Người dân đóng tiền điện qua Điện lực TP.HCM Liên quan đến vấn đề trên, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), cho biết kể từ ngày 1-7, tổng công ty tiếp nhận, quản lý hai công ty Điện lực Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu (trước đó do Tổng Công ty Điện lực Miền Nam) quản lý. T h e o đ ó , EVNHCMC sẽ là nhà cung cấp các dịch vụ điện, chăm sóc khách hàng cho tất cả ĐÀO TRANG Bắt đầu từ ngày 1-7, TP.HCM chính thức hoạt động trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo đó, Công ty Điện lực Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng đơn vị cung cấp nước cũng sẽ hợp nhất về TP.HCM. Nhiều người dân đặt câu hỏi hóa đơn tiền điện, nước sẽ thanh toán ra sao sau khi sáp nhập, đặc biệt là kỳ hóa đơn tháng 6-2025. Thanh toán hóa đơn cho đơn vị nào? Chị Nguyễn Khánh Ly, phường Phước Thắng, ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết trước đây, hóa đơn tiền điện được gia đình chị thanh toán qua Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC). Tuy nhiên từ ngày 1-7, đã được sáp nhập về TP.HCM, người dân không biết đóng tiền điện cho ai, qua đơn vị nào. “Bên cạnh việc thanh toán hóa đơn tiền điện, chúng tôi cũng còn nhiều thắc mắc về các dịch vụ sửa chữa điện, báo mất điện, giá điện có thay đổi hay không? Đồng thời, hóa đơn tiền nước cũng sẽ thanh toán như thế nào” - chị Ly bày tỏ. của ngân hàng... để thanh toán (các đơn vị này sẽ tự tra cứu thông tin tiền điện trên cổng EVNHCMC để hỗ trợ thanh toán. Để được hỗ trợ thêm thông tin, khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900545454 hoặc email cskh@hcmpc.com.vn hoặc ứng dụng EVNHCMC hoặc fanpage https://www.facebook.com/ evnhcmc1900545454. Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ trích nợ tự động thì cần liên hệ với ngân hàng để thông báo thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ điện từ EVNSPC sang EVNHCMC để ngân hàng chuyển đổi đúng cổng thanh toán. Trường hợp ngân hàng chưa chuyển cổng thanh toán kịp thời sẽ không có thông tin tiền điện để trích tiền tài khoản thanh toán tự động. Trong thời gian này, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến qua các ứng dụng của ngân hàng khác, qua các ví điện tử nhưng lưu ý lúc thanh toán cần chọn cổng EVNHCMC. • khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP.HCM sau sáp nhập. Kể từ ngày 1-7, khi thanh toán tiền điện, khách hàng sử dụng điện khu vực hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) cần lưu ý thực hiện thanh toán qua cổng của EVNHCMC. Ngoài ra, các khách hàng đã đăng ký thanh toán bằng hình thức trích nợ tự động và ủy nhiệm thanh toán cần liên hệ với ngân hàng để thay đổi thông tin số tài khoản thanh toán tiền điện cũ sang số tài khoản mới của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM. Đối với câu hỏi từ ngày 1-7, người dùng phải thanh toán tiền điện như thế nào? Điện lực TP.HCM cho biết khách hàng có thể thanh toán trực tuyến qua các ứng dụng của ngân hàng và các ví điện tử (MoMo, ZaloPay, VNPay, VNPTPay...) nhưng lưu ý lúc thanh toán cần chọn cổng EVNHCMC. Ngoài ra, khách hàng có thể trực tiếp đến các quầy thu tiền điện tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, quầy giao dịch Ngày 1-7, các máy bán vé tự động của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức hoạt động, phục vụ hành khách. Theo đó, người dân có thể chủ động mua vé theo lượt, theo tháng từ hệ thống máy bán vé tự động này, thay vì mua vé thủ công như trước đây. Theo ghi nhận tại ga Bến Thành, lượng hành khách sử dụng mua vé tự động không nhiều. Tại đây có nhân viên hướng dẫn hành khách bỏ tiền vào máy và lấy thẻ để di chuyển lên tàu. Tuy nhiên, ga Bến Thành chỉ có một máy bán vé tự động hoạt động. Hành khách có thể bỏ tiền vào máy với mệnh giá từ 1.000 đến 100.000 đồng. Trên thực tế, nhiều người dân vẫn chọn phương án mua vé truyền thống cho chủ động hoặc sử dụng thẻ quẹt để thanh toán nhanh hơn. Anh Nguyễn Thanh Sơn, phường An Khánh, cho biết: “Sử dụng thẻ từ hệ thống máy bán vé tự động còn nhiều lúng túng vào ngày đầu áp dụng. Tuy nhiên, thẻ quẹt này có tốc độ nhận diện nhanh hơn so với các thẻ vé khác. Hành khách nên cân nhắc mua vé theo tháng để tiết kiệm chi phí và thời gian. Trường hợp hành khách mua vé lượt cần phải cọc tiền thẻ, sau đó đến ga cuối phải trả thẻ mới nhận lại tiền. Như vậy mất rất nhiều thời gian”. Tại ga An Phú, lượng khách mua vé từ hệ thống bán vé tự động cũng không nhiều. Đa phần là hành khách trẻ, còn hành khách lớn tuổi thường mua vé thủ công. Tại ga Bình Thái, hành khách trả thẻ tự động, sau đó sẽ nhận lại tiền tạm ứng khi mua vé từ đầu ga Bến Thành. Đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt số 1 (HURC1) cho biết từ ngày 1-7, công ty bắt đầu đưa các máy bán vé tự động tại các ga đưa vào hoạt động. Thời gian đầu để mọi người làm quen, mỗi ga trên cao sẽ đưa hai máy bán vé tự động, ga ngầm sẽ có bốn máy bán vé tự động chia hai đầu. Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt vẫn hoạt động song song. Tuy nhiên, do phải đặt cọc trước khi mua vé từ 15.0000 đến 35.000 đồng nên người dân vẫn chưa sử dụng nhiều... Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, Sở Xây dựng cho biết từ ngày 1-7 đến hết 15-8, tuyến metro số 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên chính thức điều chỉnh thời gian hoạt động và tần suất vận hành nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Thời gian hoạt động: Từ 5 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, tổng số lượt tàu chạy mỗi ngày là 226 lượt cho đoàn tàu ba toa. Tàu này có sức chứa tối đa 930 hành khách (gồm 147 chỗ ngồi và 783 chỗ đứng). Trong đó, từ thứ Hai đến thứ Sáu sẽ giãn cách giữa các chuyến là 7-12 phút, với 11 đoàn tàu. Riêng thứ Bảy và Chủ nhật sẽ có chín đoàn tàu, khoảng cách giữa các chuyến là 8-12 phút. ĐT Người dân có thể mua vé theo lượt, theo ngày, theo tháng từ máy bán vé tự động. Ảnh: ĐT Cách cài đặt ứng dụng để thanh toán tiền điện Đối với khách hàng sử dụng app EVNSPC, Điện lực TP.HCM cho biết hiện app này độc lập với app EVNHCMC nên không thể tự động kết nối được. Để tiếp tục được cung cấp thông tin về điện, khách hàng cần cài đặt ứng dụng EVNHCMC trên thiết bị di động như sau: Bước 1: Tìm kiếm từ khóa “EVNHCMC” trên AppStore của hệ điều hành iOS hoặc từ khóa“EVNHCMC”trên cửa hàng Play của hệ điều hành Android. Bước 2: Nhấn “Cài đặt” để bắt đầu cài đặt app. Bước 3: Vào “Cài đặt” ➔ “Liên kết điểm dùng điện” ➔ “Thêm liên kết điểm dùng điện”. Bước 4: Nhập mã khách hàng bao gồm PE và 11 chữ số (VD: PE12345678901 hoặc PB04050000001) sau đó nhấn“Kiểm tra” ➔ Nếu đúng mã khách hàng thì chọn “Liên kết điểm dùng điện này”. Trường hợp số điện thoại liên kết tài khoản chưa phải là số của chủ thể hợp đồng sử dụng điện tại địa chỉ, khách hàng vui lòng liên hệ chủ thể hợp đồng đề nghị xác nhận đồng ý bằng một trong hai cách sau: Nhấn vào chức năng “Xác nhận” trên ứng dụng EVNHCMC từ máy điện thoại của chủ thể đã cài ứng dụng này. Cung cấp OTP từ tin nhắn SMS qua số điện thoại của chủ thể hợp đồng. Từ ngày 1-7, Điện lực TP.HCM sẽ tiếp nhận, quản lý hai công ty Điện lực Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: PV Kể từ ngày 1-7, khi thanh toán tiền điện, khách hàng sử dụng điện khu vực hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) cần lưu ý thực hiện thanh toán qua cổng của EVNHCMC. Từ 1-7, người dân TP.HCM đóng tiền điện, nước ra sao? Nhiều người dân thắc mắc kể từ ngày 1-7, người dân Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu sau khi sáp nhập thành TP.HCM sẽ đóng tiền điện ra sao? Ngày đầu bán vé tự động metro số 1, hành khách mua còn ít Đối với thanh toán tiền nước, đại diện Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết hiện nay các phát sinh về hóa đơn tiền nước tại Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) vẫn được thanh toán như trước đây. SAWACO sẽ có các thông báo chính thức nếu có thay đổi. Tiêu điểm

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==