13 HẢI NHI Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, TP dự kiến sẽ có hơn 11.000 người thuộc diện dôi dư. Trong số này có 5.453 cán bộ, công chức, viên chức và 5.562 người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Đây là lực lượng nhiều kinh nghiệm, được đánh giá là nguồn nhân lực tiềm năng cho thị trường lao động, đặc biệt ở khối doanh nghiệp (DN) tư nhân. Việc kết nối hiệu quả sẽ giúp những lao động rời khu vực công sớm tái hòa nhập thị trường lao động, đồng thời khai thác tốt nguồn nhân lực chất lượng cao cho DN. Phải chủ động, thích nghi nhanh Là công chức tại một trung tâm dự báo nguồn nhân lực, ông Hồ Chí Cường (55 tuổi) là một trong những cán bộ nghỉ công tác theo diện hỗ trợ tại Nghị định 178/2024 về chính sách với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy. Không chọn nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi rời khỏi cơ quan nhà nước, ông Cường nhận lời làm thêm các công việc phù hợp từ bạn bè, người quen. “Giờ nghỉ thì vừa có lương hưu vừa có một khoản kinh phí ban đầu, trong khi sức khỏe còn tốt vẫn tiếp tục đi làm. Nghỉ ở cơ quan nhà nước không có nghĩa là dừng lại. Tôi xem đây là một chặng mới trong hành trình lao động của mình” - ông Cường nói. Là cán bộ công có hơn 21 năm đảm nhiệm công việc liên quan đến hồ sơ và cấp giấy tờ, trước kế hoạch sáp nhập và tinh gọn, anh Nhân (43 tuổi) chủ động nộp đơn xin nghỉ việc, tìm kiếm cơ hội phát triển mới ở khu vực tư nhân. Không có lợi thế về tuổi trẻ nhưng anh Nhân sở hữu thứ mà nhiều người phải mất hàng chục năm mới tích lũy được: Gần 20 năm xử lý văn bản và am hiểu sâu về cơ chế, vận hành trong bộ máy nhà nước. Chính điều đó giúp anh nhanh chóng trở thành “người gác cổng” về pháp lý và hành chính tại DN mới. “Tôi như một tân binh giữa lớp trẻ giỏi công nghệ và thành thạo ngoại ngữ. Nhưng tôi xác định nếu muốn tồn tại thì phải học lại từ đầu. Từ cách sử dụng phần mềm quản lý công việc, cách trình bày email chuyên nghiệp... Đây là những điều rất khác với văn hóa hành chính quen thuộc. Không có chỗ cho tư duy “làm đúng quy trình là đủ”, mà bản thân mình phải thích nghi nhanh, tự chủ động giải quyết nhiều vấn đề” - anh Nhân chia sẻ. Doanh nghiệp trọng dụng Ở góc độ DN, ông Hoàng Thanh Hải, Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam, nhận định những cán bộ từ khu vực công thường sở hữu nền tảng kiến thức sâu rộng về hệ thống pháp luật, quản lý hành chính và quy trình làm việc với cơ quan chức năng. “Đây là những yếu tố quan trọng giúp DN phát triển bền vững và tuân thủ quy định của pháp luật. Cán bộ xuất thân từ khu vực công cũng phù hợp với vị trí quản trị nhân sự - hành chính. Một số người có năng lực phân tích và hoạch định chính sách, hơn nữa còn có thể đảm nhiệm vai trò quản lý chiến lược, xây dựng quy trình, quy chế nội bộ hoặc Người lao động tìm việc ở Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM. Ảnh minh họa: HẢI NHI Nguồn lực quý của thị trường lao động Việc cán bộ, công chức chuyển dịch từ khu vực công sang khu vực tư nhân là xu hướng tất yếu trong bối cảnh bộ máy hành chính đang được sắp xếp lại để tinh gọn, hiệu quả hơn. Đây là nguồn nhân lực có kinh nghiệm, nắm rõ cơ chế quản lý nhà nước. Tạo điều kiện cho họ quay lại thị trường lao động sẽ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm áp lực an sinh và thích ứng với già hóa dân số. Sở Nội vụ đã triển khai kế hoạch hỗ trợ nghề nghiệp cho nhóm này, gồm khảo sát nhu cầu đào tạo, kết nối tuyển dụng, phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm và DN để giới thiệu việc làm phù hợp. Đồng thời, phối hợp với Sở KH&CN, Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ tiếp cận vốn và chính sách để khởi nghiệp. Thời gian tới, TP sẽ đẩy mạnh truyền thông, tổ chức sàn giao dịch chuyên đề và đánh giá mức độ sẵn sàng làm việc ngoài công lập sẽ được thực hiện theo nhu cầu thực tế và yêu cầu DN, trên cơ sở triển khai các phương án cụ thể trên từng đối tượng. Bà LƯỢNG THỊ TỚI, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Góc nhìn Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, TP.HCM dự kiến có hơn 11.000 người thuộc diện dôi dư, bao gồm hơn 5.400 cán bộ, công chức, viên chức và khoảng 5.500 người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Nhìn từ góc độ phát triển, đây là nguồn lực quý, giàu tiềm năng nếu biết tổ chức, khai thác hợp lý sẽ góp phần quan trọng vào quá trình nâng cao chất lượng lao động của TP. Trong bối cảnh TP.HCM đang đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết 68, đặc biệt là mục tiêu hình thành siêu đô thị tài chính - công nghiệp công nghệ cao - kinh tế biển hàng đầu Đông Nam Á, nhóm lao động dôi dư hoàn toàn có thể được tái đào tạo, tái cấu trúc để trở thành lực lượng bổ sung chất lượng cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất cần nhân sự am hiểu pháp lý, quản trị dự án, vận hành nội bộ và phối hợp với chính quyền. Chính quyền TP đã có những bước đi cụ thể. UBND TP.HCM vừa phê duyệt đề án hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm, hỗ trợ mua, thuê mua nhà ở xã hội và cho vay vốn khởi nghiệp dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách và người lao động (NLĐ) dôi dư sau sắp xếp bộ máy. Cụ thể, theo khảo sát của Ban Tổ chức Thành ủy và Sở Nội vụ, có 231 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách có nhu cầu được hỗ trợ vốn để tự sản xuất, kinh doanh; 163 người có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội, 2.301 người có nhu cầu hỗ trợ nghề và 3.788 người muốn được giới thiệu việc làm mới. Với nhu cầu này, đề án đề xuất triển khai các chính sách thiết thực như hỗ trợ đào tạo nghề 2-6 triệu đồng/ người/khóa, nhóm đặc thù được hỗ trợ tối đa 12 tháng lương cơ bản cùng tiền ăn, tiền đi lại; hỗ trợ vay vốn tín chấp tối đa 300 triệu đồng/người, lãi suất chỉ 6,6%/năm, năm năm đầu được hỗ trợ 100% lãi suất từ ngân sách TP. Bên cạnh đó, đề án cũng hỗ trợ vay mua, thuê mua nhà ở xã hội với hạn mức tối đa 70% giá trị căn hộ, không vượt quá 900 triệu đồng/hồ sơ, lãi suất hiện khoảng 3,2%/ năm, thời hạn vay đến 20 năm… Những chính sách này là điều kiện cần để đồng hành cùng NLĐ sau tái cấu trúc bộ máy. Tuy nhiên, điều kiện đủ là sự chủ động của chính mỗi NLĐ. TP trong kỷ nguyên mới đang rất cần những NLĐ dám thích nghi, dám nắm bắt cơ hội để làm mới mình. Bởi hơn ai hết, chính những cán bộ từng vận hành trong bộ máy hành chính lại là lực lượng hiểu rõ nhất cách thức phối hợp giữa doanh nghiệp và chính quyền, là mắt xích cần thiết trong hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh đang chuyển mình mạnh mẽ. Nếu được tái đào tạo, kết nối đúng hướng, họ sẽ trở thành nguồn bổ sung nhân lực chất lượng, góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho toàn TP. Do đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động tiếp cận nguồn nhân lực dôi dư, mạnh dạn mở rộng tuyển dụng, đồng thời tích cực tham gia các chương trình đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tái cấu trúc nhân sự. Đây không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao nội lực, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Tầm nhìn phát triển TP.HCM giai đoạn 2025-2030 không cho phép lãng phí bất kỳ nguồn lực nào, nhất là nguồn lực con người. Việc các cơ quan chức năng, tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp phối hợp đẩy mạnh kết nối, giới thiệu việc làm, hỗ trợ chuyển đổi kỹ năng cho nhóm lao động dôi dư là cần thiết. Cấp thiết hơn, mỗi NLĐ cũng phải là chủ thể của sự thay đổi, biến thử thách của chính mình thành cơ hội cho chính mình và cho sự phát triển chung của TP. LÊ DUYÊN Đời sống xã hội - Thứ Năm 3-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Công chức thôi việc và cơ hội trong thị trường lao động Việc kết nối hiệu quả sẽ giúp những lao động rời khu vực công sớm tái hòa nhập thị trường lao động, đồng thời khai thác tốt nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp. tham gia quản lý rủi ro. Kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ từ khu vực công trở nên có giá trị đối với các DN hoạt động trong các lĩnh vực chịu sự điều tiết chặt chẽ từ Nhà nước như hạ tầng, năng lượng, giáo dục hoặc y tế” - ông Hải nói. Cùng quan điểm, theo ThS Nguyễn Tuấn Anh, chuyên gia chính sách công, việc DN chủ động tận dụng nguồn nhân lực dôi dư từ khu vực công cho thấy giá trị của đội ngũ này - từ kinh nghiệm, chuyên môn đến phẩm chất công vụ. “Nhiều cán bộ, công chức có thể phát huy tốt tại khu vực tư nhân, nhất là trong các lĩnh vực như bất động sản, logistics, tư vấn đầu tư… Đây là những nơi đòi hỏi hiểu biết sâu về pháp lý và quy trình hành chính” - ông Tuấn Anh nhận định. Cũng theo vị này, cán bộ khu vực công có ba lợi thế nổi bật giúp họ trở thành “ứng viên vàng” trong mắt DN. Thứ nhất, hiểu biết sâu về thể chế, chính sách, pháp luật - yếu tố ngày càng được DN coi trọng. Thứ hai, kỹ năng điều phối, quản trị hành chính vững vàng, đặc biệt ở khâu tổ chức bộ máy, xây dựng quy trình, vận hành nhân sự - tài chính. Thứ ba, mạng lưới quan hệ và am hiểu cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước. Đây là “tài sản mềm” nhưng rất hữu ích trong các lĩnh vực như phát triển dự án, đấu thầu công hay hợp tác công - tư.• Biến thách thức thành cơ hội lớn! “Nghỉ ở cơ quan nhà nước không có nghĩa là dừng lại. Tôi xem đây là một chặng mới trong hành trình lao động của mình” - ông Cường nói.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==