147-2025

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 3-7-2025 thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. Bố n là đang trong thời hạn hai năm kể từ khi tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế. Trường hợp tái phạm về tội này thì bị phạt tù 3-5 năm. Luật sư Lê Viết Kỳ, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết BLHS năm 1999 đã từng có quy định về tội danh này. Cụ thể, người sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù ba tháng đến hai năm; trường hợp tái phạm, bị phạt tù 2-5 năm. Nhưng từ thời điểm năm 2009 khi ban hành Luật sửa đổi BLHS năm 1999 thì tội danh này đã bị lược bỏ và cho đến BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trong chương các tội phạm về ma túy chỉ có các tội như sản xuất, tàng trữ, chứa chấp sử dụng... mà không có tội sử dụng trái phép chất ma túy. Nay trong luật sửa đổi, tội danh này được bổ sung trở lại là cần thiết vì theo quy định hiện nay người sử dụng trái phép chất ma túy chủ yếu chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021 (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-2 triệu đồng). Chế tài này chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình trạng tái nghiện, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội như mất an ninh trật tự, các tội phạm khác phát sinh từ ma túy (trộm cắp, cướp giật, bạo lực...). Bên cạnh đó, nếu không quản lý tốt, chế tài đủ sức răn đe để kéo giảm người nghiện ma túy thì rất dễ “lây lan” nghiện cho những người khác. Một nguyên thẩm phán ở TP.HCM cũng cho biết với quy định mới này không phải tất cả hành vi sử dụng ma túy đều bị xử lý về tội sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256a. Tội danh này chỉ áp dụng một trong bốn trường hợp như đã nêu ở trên chủ yếu nhắm vào đối tượng đang cai nghiện ma túy, hoặc sau cai nghiện mà còn sử dụng. Còn đối với trường hợp một người mua ma túy về cất giấu để sử dụng thì lại bị xử lý về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Bổ sung thêm trường hợp không thi hành án tử hình Ngoài bổ sung tội danh mới thì luật sửa đổi cũng có những điểm mới khác như: Nâng mức hình phạt tiền, hình phạt tù đối với các tội liên quan đến hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, ma túy... Các tội được sửa đổi để nâng mức hình phạt như tội gây ô nhiễm môi HỮ U ĐĂNG Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 25-6. Luật bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1-7 với nhiều điểm mới nổi bật. Không phải tất cả trường hợp sử dụng ma túy đều phạm tội Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2025 đã bổ sung tội danh mới là tội sử dụng trái phép chất ma túy tại Điều 256a. Theo đó, người nào sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong bốn trường hợp sau thì bị phạt tù 2-3 năm. Mộ t là đang trong thời hạn cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế. Hai là đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy. Ba là đang trong thời hạn hai năm kể từ ngày hết thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy và trong Công an bắt quả tang một nhóm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong nhà nghỉ. Ảnh: CA trường (Điều 235); tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236); tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317)... Ví dụ tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249) được sửa đổi cấu thành tội phạm cơ bản ở khoản 1 có khung hình phạt tù 3-5 năm (trước ngày 1-7 quy định phạt tù 1-5 năm). Hay như tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235) sửa đổi khung hình phạt ở khoản 1 là phạt tiền từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù 2-3 năm (trước ngày 1-7 quy định phạt tiền 50-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm). Bên cạnh đó, Điều 40 BLHS hiện hành cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên; người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối (bổ sung mới).• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS cũ ng nâng mức hình phạt tiền, hình phạt tù đối với các tội liên quan đến hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, ma túy... Thí sinh tuồn đề thi tốt nghiệp THPT ra ngoài: Dễ dính tội làm lộ bí mật nhà nước phapluat@phapluattp.vn Mới đây, Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án để điều tra hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt bí mật nhà nước liên quan một thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo xác minh ban đầ u, thí sinh NPTS (sinh năm 2007) khi làm bài thi môn ngữ văn đã sử dụng thiết bị công nghệ cao để tuồn đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cho BTQ (sinh năm 2008). Q đã chụp lạ i đề thi, sử dụng ứng dụng ChatGPT để giải đề, đọc đáp án qua cuộc gọi Messenger cho S trong phòng thi (chưa hết 2/3 thời gian làm bài thi). Luật sư Đỗ Ngọc Thanh, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng hành vi của hai học sinh có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt bí mật nhà nước được quy định tại Điều 337 BLHS. Theo Quyết định 531/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2023, đề thi tốt nghiệp THPT được xác định thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “tối mật” cho đến khi kết thúc thời gian làm bài chính thức. Việc cố tình thu thập, truyền tải, giải đề trong khoảng thời gian đề thi vẫn đang được bảo vệ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Theo luật sư Thanh, hành vi này không dừng lại ở mức độ vi phạm quy chế thi hay kỷ luật hành chính trong nhà trường, mà đã xâm phạm đến bảo vệ bí mật nhà nước - một lĩnh vực được pháp luật bảo vệ đặc biệt. Đây là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự. Đồng tình, luật sư Nguyễn Văn Hòa, Đoàn Luật sư TP.HCM, nói thêm: Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT (ban hành kèm theo Thông tư 24/2024 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT) thì đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “tối mật”. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “tối mật” của đề thi đối với đề thi tự luận chỉ kết thúc khi hết 2/3 thời gian làm bài; đối với đề thi trắc nghiệm chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của buổi thi. Vì vậy, hành vi chủ đích sử dụng các thiết bị điện tử quay đề thi rồi gửi cho Q giải đề, đọc đáp án qua cuộc gọi Messenger khi chưa kết thúc 2/3 thời gian làm bài (chưa hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước) của thí sinh S có dấu hiệu phạm tội làm lộ bí mật nhà nước, theo khoản 2 Điều 337 BLHS. Về trách nhiệ m hình sự (TNHS), luật sư Thanh cho biết sẽ căn cứ cụ thể vào độ tuổi, mức độ tham gia và vai trò của từng người tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội. Em S (sinh năm 2007) đến thời điểm thực hiện hành vi (tháng 6-2025), nếu đã đủ 18 tuổi thì có thể phải chịu TNHS đầy đủ như một người thành niên (đủ 18 tuổi). Còn đối với em Q (sinh năm 2008), tại thời điểm thực hiện hành vi chưa đủ 18 tuổi (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) thì pháp luật sẽ áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Ở đây, việc truy cứu TNHS phải xem xét động cơ, hoàn cảnh phạm tội và mức độ nhận thức của các em. Nếu hành vi xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật, bị tác động từ bên ngoài hoặc do áp lực thi cử thì đó có thể là những tình tiết giảm nhẹ mà cơ quan tiến hành tố tụng xem xét… Theo hai luật sư, vụ việc này là một lời cảnh báo nghiêm túc đối với các học sinh, phụ huynh và cả nhà trường trong việc sử dụng công nghệ một cách thiếu kiểm soát, đặc biệt trong môi trường thi cử - nơi yêu cầu sự trung thực, minh bạch và ý thức trách nhiệm cao. Điều đáng lo ngại là không ít em cho rằng đây chỉ là “mẹo vặt” để vượt qua kỳ thi mà không nhận thức được rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật. Cũ ng không ít trường hợp các em bị lôi kéo, dụ dỗ, thậm chí trở thành công cụ cho một hệ thống tổ chức gian lận tinh vi đứng phía sau… YẾ N CHÂU Khi nào sử dụng ma túy sẽ bị xử lý hình sự? Sử dụng trái phép chất ma túy là tội danh được bổ sung mới và người sử dụng ma túy trái phép sẽ bị xử lý hình sự trong bốn trường hợp. Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án để điều tra hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước; chiếm đoạt bí mật nhà nước. Ảnh: VT

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==