11 Kinh tế - Thứ Sáu 4-7-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Ngày 2-7, ông Dương Tiến Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), đã có thông tin về chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Ông Dũng cho biết thời gian qua, thực hiện các quy định về sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy và căn cứ Nghị định 178 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 07 và Thông tư 34, hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính cũng đã có các văn bản đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó quán triệt tinh thần chi trả đầy đủ, kịp thời chính sách, chế độ cho các đối tượng được hưởng theo quy định và tuyệt đối không để chậm trễ. Đối với các địa phương, chủ động sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương địa phương để chi trả các chính sách, chế độ cho các đối tượng được hưởng; trường hợp còn thiếu thì báo cáo Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung từ nguồn ngân sách trung ương. Đến nay, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương có đề nghị, Bộ Tài chính đã tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý, bổ sung từ ngân sách trung ương 61.461 tỉ đồng kinh phí để chi trả cho các đối tượng. Trong đó, 31 bộ, cơ quan trung ương là 52.308 tỉ đồng, 22 địa phương được hỗ trợ 9.153 tỉ đồng. Về tình hình triển khai chi trả, kết quả giải ngân tại kho bạc nhà nước tính đến ngày 30-6, đã thực hiện chi trả chế độ chính sách khoảng 29,8 ngàn tỉ đồng. Trong đó khoảng 7,6 ngàn tỉ đồng cho cán bộ công tác tại các cơ quan trung ương và khoảng 22,2 ngàn tỉ đồng cho cán bộ tại địa phương. Bổ sung thêm thông tin tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng đã khẳng định nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được bố trí đầy đủ, không lo thiếu. Về chi trả thực tế sẽ phát sinh ở từng đơn vị dự toán, từng cơ quan có cán bộ, công chức được hưởng chế độ và sẽ được bố trí chi trả đầy đủ. MINH TRÚC PHƯƠNG MINH Bộ Tài chính vừa đưa ra một đề xuất quan trọng trong dự thảo sửa đổi Nghị định 126/2020 về hướng dẫn Luật Quản lý thuế. Cụ thể, cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ngay tại thời điểm nhận, chứ không phải chờ đến khi bán số cổ phiếu đó như quy định hiện hành. Lỗ hổng lớn trong việc thu thuế Theo đó, khi công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông, phần giá trị này sẽ bị tính thuế ngay lập tức. Đây là một thay đổi lớn so với trước đây, cổ đông chỉ phải nộp thuế khi thực sự bán số cổ phiếu đó đi và thu về tiền mặt. Theo giới phân tích, việc cổ đông phải nộp thuế TNCN ngay khi nhận được cổ tức bằng cổ phiếu là điều được quy định trong luật. Suốt thời gian qua, quá trình này được vận hành suôn sẻ và các cổ đông đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách. Việc nộp thuế là 5% trên mệnh giá cổ phiếu được chia bằng cổ tức. Tuy nhiên, sự thay đổi lần này chỉ mang tính chất yếu tố thời gian. Lần này ngay khi cổ đông được công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu, phải kê khai và nộp TNCN ngay lập tức. Không cần biết cổ đông có bán hay không, cứ nhận là phải đóng thuế cho phần giá trị tăng thêm đó. Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) cho biết giai đoạn 2016-2024, các cá nhân đã nhận tổng cộng 34,84 tỉ cổ phiếu từ cổ tức và cổ phiếu thưởng. Tuy nhiên, trong số đó tiền thuế thu từ cổ tức và cổ phiếu thưởng chỉ vỏn vẹn hơn 1.318 tỉ đồng, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 2,54%. Nếu giả định rằng tất cả số cổ phiếu này được bán ra và tính thuế theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu với thuế suất 5%, thì số thuế TNCN lẽ ra phải thu được là khoảng 17.420 tỉ đồng. So sánh giữa số thuế thực tế thu được (1.318 tỉ đồng) và số thuế lẽ ra có thể thu được (17.420 tỉ đồng) cho thấy số thuế từ cổ tức bằng cổ phiếu thực tế chỉ đạt khoảng 8% so với con số ước tính. Những số liệu này cho thấy một lỗ hổng lớn trong việc thu thuế đối với cổ tức bằng cổ phiếu theo quy định hiện hành. Việc trì hoãn thu thuế cho đến khi cổ phiếu được bán đã khiến Nhà nước bỏ lỡ một nguồn thu đáng kể và tạo ra sự không công bằng so với các hình thức đầu tư khác. Đây chính là lý do Bộ Tài chính đề xuất thay đổi chính sách, yêu cầu nộp thuế ngay khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Có thể thấy thu thuế cổ tức chia bằng cổ phiếu ngay thời điểm nhận, thay vì chờ nhà đầu tư bán như trước nhằm giúp có ngay nguồn thu cho ngân sách, nhằm hỗ trợ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại, cổ tức bằng tiền mặt đã bị khấu trừ 5% thuế TNCN tại nguồn khi nhận. Nếu cổ tức bằng cổ phiếu cũng bị đánh thuế tương tự, sẽ tạo ra sự công bằng hơn giữa hai hình thức chia cổ tức cũng như nhằm tránh kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế. Một số nhà đầu tư có thể lợi dụng việc chưa bị đánh thuế khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu để nắm giữ tài sản mà không phát sinh nghĩa vụ thuế trong thời gian dài hoặc sử dụng các hình thức chuyển nhượng phức tạp để tránh thuế khi bán. Việc thu thuế ngay tại thời điểm nhận sẽ bịt lỗ hổng này, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý thuế. Nhà đầu tư thay đổi chiến lược Các chuyên gia cho rằng việc đánh thuế cổ tức bằng cổ Các nhân viên tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Ảnh: PV Đánh thuế ngay khi nhận cổ tức: Điều gì sẽ xảy ra? Việc chuyển hình thức từ thời điểm bán sang thu ngay khi nhận cổ tức được chia bằng cổ phiếu có thể khiến cổ đông “thiệt đơn, thiệt kép” trong giai đoạn ngắn hạn. phiếu ngay tại thời điểm nhận như đề xuất của Bộ Tài chính chắc chắn sẽ thay đổi chiến lược của nhà đầu tư. “Các cổ đông vẫn thích nhận tiền mặt hơn, vì tính thanh khoản cao và dễ dàng sử dụng trong nhiều mục đích khác. Nhận cổ tức bằng cổ phiếu chỉ hấp dẫn nếu giá cổ phiếu đang liên tục tăng trưởng trên thị trường và có sức hút lớn của giới đầu tư. Thường cổ đông sẽ phản ứng nhiều nếu như ban điều hành đề xuất chia cổ tức bằng cổ phiếu tại đại hội cổ đông. Giờ đây đánh thuế ngay khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, càng khiến cổ đông gây sức ép lên doanh nghiệp buộc phải trả cổ tức bằng tiền mặt. Khi đó, công ty sẽ mất nguồn lực đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn trong tương lai” - anh Quốc Việt, một nhà đầu tư chứng khoán, chia sẻ. Luật sư Minh Đức, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết khi một cổ đông được phân chia một phần lợi nhuận mà doanh nghiệp đã tạo ra, dưới hình thức cổ tức bằng tiền mặt hay cổ tức bằng cổ phiếu thì thu nhập đã phát sinh tại thời điểm cổ đông nhận được phần lợi nhuận này. Do đó, dựa trên nguyên tắc phát sinh thu nhập, việc nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập này là một nghĩa vụ pháp lý phải được thực thi theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Có một điều cần lưu ý, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu được chia bằng cổ tức sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay cho cổ đông cá nhân. Điều này tương tự như cách các công ty đang khấu trừ 5% thuế TNCN khi chi trả cổ tức bằng tiền mặt hiện nay.• Thu thuế cổ tức chia bằng cổ phiếu ngay thời điểm nhận, thay vì chờ nhà đầu tư bán như trước nhằm giúp có ngay nguồn thu cho ngân sách, nhằm hỗ trợ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Nắm giữ dài hạn để tích lũy lợi nhuận đủ lớn Khi cổ đông bị đánh thuế ngay tại thời điểm nhận cổ tức bằng cổ phiếu, có nghĩa rằng đây là chi phí phát sinh trước khi bán cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận. Do đó, nếu nhà đầu tư bán ngay sau khi nhận và nộp thuế, phần lợi nhuận sẽ bị giảm đi đáng kể hoặc thậm chí có thể lỗ nếu thị giá cổ phiếu không tăng đủ để bù đắp chi phí thuế và các loại phí giao dịch khác. Chiến lược để giảm hiệu ứng thuế TNCN là nắm giữ dài hạn để tích lũy lợi nhuận đủ lớn. Vì theo thời gian, nếu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, cổ phiếu sẽ tăng trưởng. Lợi vốn này đủ bù đắp cho khoản thuế đã nộp khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu… Chuyên gia tài chính TRẦN ĐÌNH PHƯƠNG Bộ Tài chính thông tin về chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==