148-2025

13 Đời sống xã hội - Thứ Sáu 4-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn THANH THANH Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 26 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, từ ngày 1-7, người mắc bệnh thuộc danh mục 252 bệnh, nhóm bệnh sẽ được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày. “Nghe tin này tôi vui quá!” Tại BV K, Hà Nội, nhiều bệnh nhân cho biết cảm thấy phấn khởi khi biết tin sẽ được phát thuốc ba tháng/ lần thay vì hằng tháng như trước đây. Chị Lê Thị T (43 tuổi, Hưng Yên) được chẩn đoán mắc ung thư vú phải giai đoạn 2, thể nội tiết từ năm 2024. Chị T nhập viện phẫu thuật, sau đó tiếp tục được điều trị sáu đợt hóa chất. Cuối năm 2024, chị T chuyển sang khoa Xạ trị. Sau 15 đợt xạ, chị được hướng dẫn về nhà theo dõi, tái khám định kỳ. Theo lịch, cứ mỗi ba tháng chị đến BV tái khám. Thế nhưng thuốc điều trị lại được phát theo từng tháng. Do đó, mỗi tháng chị T phải xin nghỉ làm một ngày để lên Hà Nội. “Lần này đi tái khám, được BV thông báo sẽ được phát thuốc ba tháng/lần. Vậy là tôi không còn phải lo lắng về việc hằng tháng đi lấy thuốc, không phải mệt mỏi mỗi lần vào viện vì vừa chờ đợi lâu, vừa tốn kém chi phí đi lại, ăn uống” - chị T nói. Tương tự, chị Nguyễn Thị M (Tuyên Quang) mắc bệnh ung thư vú, đã được phẫu thuật từ năm 2023, điều trị tám đợt hóa chất kèm thuốc đích. Hiện tình trạng chị M ổn định, chỉ cần khám định kỳ ba tháng/lần. “Tuy nhiên, do cần dùng thuốc nội tiết nên tôi vẫn phải từ quê xuống Hà Nội để lấy thuốc điều trị mỗi tháng. Mỗi lần đi như vậy thường mất cả ngày, cũng mệt mỏi” - chị M cho hay. Với chị M, việc sẽ được phát thuốc 90 ngày là thông tin rất vui vì giúp chị giảm nhiều thời gian, công sức và chi phí đi lại. “Nghe tin này tôi vui quá!” - chị M nói. BV cũng được hưởng lợi Theo đại diện BV K, việc áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú cho bệnh nhân theo Thông tư 26 của Bộ Y tế không chỉ giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh, mà còn giảm bớt áp lực của họ khi tới khám chữa bệnh, nhận thuốc về điều trị, nhất là những người ở các tỉnh xa Hà Nội. Đối với các bác sĩ (BS), đây là một thay đổi tích cực. Bởi khi bệnh nhân được giảm thời gian chờ đợi để lấy thuốc thì đội ngũ nhân viên y tế cũng bớt áp lực do quá tải, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng khám chữa bệnh. Cũng theo đại diện BV K, Thông tư 26 đã tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn, góp phần chuẩn hóa quy trình kê đơn, nâng cao trách nhiệm của người hành nghề y và bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân. Theo đó, các quy định của thông tư giúp bệnh nhân được tiếp cận với phác đồ điều trị chuẩn xác, giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc, dùng thuốc sai cách, nâng cao chất lượng điều trị. Thông tư cũng quy định về kiểm soát tình trạng kháng thuốc, góp phần hạn chế việc lạm dụng kháng sinh. Đồng thời, minh bạch hóa công tác khám chữa bệnh, giúp quản lý chặt chẽ hơn quy trình kê đơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát; đảm bảo bệnh nhân được tư vấn đầy đủ thông tin về Việc kê đơn thuốc ngoại trú có thể lên tới 90 ngày góp phần giúp giảm quá tải, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các BV. Ảnh: THANH THANH Ngày 3-7, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi, ngụ Hải Phòng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch nghi nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh trước đó ba ngày. Người bệnh được gia đình phát hiện trong tình trạng lơ mơ, tím tái toàn thân, tiêu chảy kèm máu. Tại cơ sở y tế ban đầu, bệnh nhân được ghi nhận tụt huyết áp nghiêm trọng, chỉ còn 60/40 mmHg - dấu hiệu cho thấy sốc tuần hoàn nặng. Dù đã được truyền dịch và dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, bệnh nhân không đáp ứng. Các bác sĩ chẩn đoán người bệnh đã rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, máu không đủ để nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng như não, tim, gan và thận, có thể dẫn đến suy đa tạng và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển tuyến khẩn cấp đến BV Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch. Hiện bệnh nhân đang được hồi sức tích cực, lọc máu, thở máy và theo dõi chặt chẽ các chỉ số huyết động, đông máu. Các bác sĩ cũng đang chờ kết quả cấy máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. BS Lê Sơn Việt, khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng, huyết áp tụt sâu, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết nhiều nơi như mũi, miệng, dạ dày và dưới da. Đặc biệt, xuất hiện các ban hoại tử - những vùng da thâm tím, phù nề, đau nhức do vi khuẩn liên cầu lợn tấn công trực tiếp vào mạch máu gây hoại tử mô. “Ban hoại tử đang lan rộng ở tứ chi, làm tăng nguy cơ hoại tử trên diện rộng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng người bệnh rất dè dặt” - BS Việt nói. Liên cầu lợn là loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nặng, thường khởi phát trong vòng 24-72 giờ sau khi xâm nhập cơ thể. Chỉ một ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên như sốt, đau bụng, tiêu chảy, bệnh có thể tiến triển rất nhanh đến sốc nhiễm trùng, hoại tử và suy đa tạng. THANH TÚ Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Bệnh nhân, bệnh viện đều lợi Quy định mới về áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày vừa tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân, vừa góp phần giảm tải cho bệnh viện. thuốc và điều trị. “Đây là một bước tiến trong hiện đại hóa quy trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và cải thiện trải nghiệm của người bệnh” - đại diện BV K nhấn mạnh. Còn theo ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc BV đa khoa Đức Giang (Hà Nội), nơi đây đang quản lý và điều trị khoảng 13.000 bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Việc kê đơn thuốc ngoại trú có thể lên tới 90 ngày theo quy định tại Thông tư 26 sẽ giảm lượng bệnh nhân đến khám rất nhiều. Bên cạnh đó, chính BV cũng sẽ được hưởng lợi từ việc này. “Các BS sẽ không phải ngồi bàn khám nhiều như trước, có thêm thời gian khám và tư vấn kỹ hơn cho từng bệnh nhân. Chi phí vận hành theo đó cũng giảm, cho thấy không chỉ giảm quá tải mà về kinh tế cũng có nhiều lợi ích” - ông Thường nói. BV đa khoa Xanh Pôn áp dụng phát thuốc hai tháng/lần cho người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm gan B... từ tháng 11-2024 đến nay. Tổng số người đang khám và nhận thuốc theo hình thức này tại BV khoảng 2.300 người. Ông Lương Đức Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp BV đa khoa Xanh Pôn, cho biết tỉ lệ bệnh nhân nhận thuốc hai tháng/lần phải quay lại tái khám trong vòng 50 ngày chiếm 3%. Nguyên nhân chủ yếu là do xuất hiện tác dụng phụ, phản ứng không mong muốn, cần điều chỉnh liều hoặc đổi thuốc... 97% còn lại được phát thuốc hai tháng/lần đều điều trị an toàn, không cần phải tái khám trước khi đến đợt khám mới. “Việc phát thuốc hai tháng/ lần giúp tiết kiệm thời gian đi lại, chờ khám cho người dân, đặc biệt với người cao tuổi, người ở tỉnh xa” - ông Dũng nói, đồng thời cho biết chính sách này góp phần giảm đáng kể tần suất đến BV của người bệnh, đặc biệt trong các khung giờ vốn đông đúc là 8-10 giờ và 13-15 giờ.• Bởi khi bệnh nhân được giảm thời gian chờ đợi để lấy thuốc thì đội ngũ nhân viên y tế cũng bớt áp lực do quá tải, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng khám chữa bệnh. Nhu cầu được cấp thuốc dài ngày hoàn toàn chính đáng Chủ trương cấp thuốc điều trị dài ngày xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người bệnh, đặc biệt là những người đang sống ở vùng sâu, vùng xa, người cao tuổi, người bệnh khó khăn trong đi lại. Trước đây, Thông tư 52/2017 quy định thời gian kê đơn thuốc ngoại trú tối đa là 30 ngày nhưng trong thực tiễn điều trị, đặc biệt là với các bệnh mạn tính đã ổn định, nhu cầu được cấp thuốc dài ngày là hoàn toàn chính đáng. Bộ Y tế từng cho phép cấp thuốc kéo dài ba tháng trong giai đoạn COVID-19, khi bệnh nhân không thể đến BV thường xuyên. Kết quả cho thấy việc này đem lại nhiều thuận lợi như giảm gánh nặng cho cơ sở y tế, giảm thời gian và chi phí đi lại của người bệnh, mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị. TS VƯƠNG ÁNH DƯƠNG, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) 3 ngày sau khi ăn tiết canh, thanh niên nhập viện trong tình trạng nguy kịch

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==