148-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Sáu 4-7-2025 phapluat@phapluattp.vn BÙI TRANG Ngày 4-7, TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Văn Hậu, chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn và 40 bị cáo khác trong vụ án đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định đấu thầu liên quan đến một số địa phương. Khắc phục thay ông Nguyễn Văn Hậu Trước khi tòa tuyên án, ngày 3-7, Tập đoàn Phúc Sơn đã nộp 768 tỉ đồng cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu khắc phục hậu quả. Quá trình xét xử, bị cáo Nguyễn Văn Hậu và Tập đoàn Phúc Sơn đều xin HĐXX tạo điều kiện xử lý tài sản để khắc phục hậu quả vụ án. Theo trình bày của ông Hậu và Tập đoàn Phúc Sơn, ngoài hơn 1.100 sổ hồng bị kê biên, ông Hậu còn có 196 sổ hồng bị hạn chế giao dịch. Số bất động sản này đã có khách hàng hỏi mua. Nếu tòa án tạo điều kiện thì ông Hậu sẽ bán số bất động sản này và khắc phục hết hậu quả vụ án trong 2-3 ngày trước khi tuyên án. Chủ tọa phiên tòa đã hướng dẫn trong trường hợp các bên tìm được đối tác ký hợp đồng mua bán thì cần chuyển thẳng số tiền trên đến Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội hoặc có bảo lãnh của ngân hàng với nội dung chỉ sử dụng số tiền trên để xử lý vào việc thi hành án cho bị cáo Hậu. Khi đó, tòa án sẽ có quyết định trong bản án về việc gỡ bỏ phong tỏa 196 bất động sản. Vụ án này, bị cáo Nguyễn Văn Hậu bị xét xử về ba tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ. Tại tòa, đại diện VKS đề nghị HĐXX phạt bị cáo Hậu mức án 30 năm tù cho cả ba tội danh trên. Trong phần bào chữa cho bị cáo Hậu, luật sư cho biết thân chủ đã nộp khắc phục hậu quả vụ án hơn 84 tỉ đồng. Số tài sản bị thu giữ khi khám xét là hơn 94 tỉ đồng bao gồm tiền mặt, vàng và USD. Số tiền trong tài khoản, sổ tiết kiệm bị phong tỏa là 247 tỉ đồng. Cơ quan điều tra còn thu giữ, kê biên hơn 1.000 sổ hồng và 196 sổ hồng bị hạn chế giao dịch. Ngoài ra, bị cáo còn có hơn 38 tỉ đồng trong tài khoản bị ngân hàng phong tỏa không nằm trong danh sách tài sản theo cáo trạng. Gây thiệt hại hơn 1.100 tỉ đồng Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện các dự án, gói thầu tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Phú Thọ, bị cáo Nguyễn Văn Hậu đã trực tiếp thực hiện, chỉ đạo cấp dưới hoặc câu kết với các đơn vị khác để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán, đấu thầu. Hành vi sai phạm của ông Hậu và các đồng phạm gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước với tổng số tiền hơn 1.100 tỉ đồng. Cụ thể, tại Vĩnh Phúc, Tập đoàn Phúc Sơn tham gia bốn gói thầu và là chủ đầu tư bốn dự án gồm dự án chợ đầu mối, Tứ Trưng, Phúc Sơn 1, Phúc Sơn 2. Tại Quảng Ngãi, Tập đoàn Phúc Sơn trúng hai gói thầu và tại Phú Thọ, Tập đoàn Phúc Sơn trúng bốn gói thầu. Để lấy được các dự án, gói thầu trên, Nguyễn Văn Hậu đưa hối lộ hơn 132 tỉ đồng cho chín bị cáo. Trong đó, bà Hoàng Thị Thúy Lan (cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; bị cáo Lê Duy Thành (cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD… Sau khi trúng thầu, lấy được các gói thầu bằng cách thông thầu, móc Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Nộp 768 tỉ đồng trước giờ tuyên án Trước khi Tập đoàn Phúc Sơn nộp 768 tỉ đồng, bị cáo Nguyễn Văn Hậu đã nộp 84 tỉ đồng, ngoài ra còn có 247 tỉ đồng bị phong tỏa trong tài khoản, sổ tiết kiệm... Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG HUY ngoặc với chủ đầu tư, gian lận hồ sơ, Nguyễn Văn Hậu thực hiện việc chuyển nhượng thầu trái pháp luật, thu tiền chênh lệch vật tư, vật liệu, tiền phần trăm để hưởng lợi bất chính. Với mục tiêu trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đồng thời có tiền để chi dùng phục vụ các hoạt động kinh doanh, đấu thầu, thực hiện dự án trái pháp luật và sử dụng mục đích cá nhân, Nguyễn Văn Hậu đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng hai hệ thống sổ sách, để doanh thu ngoài sổ sách.• Theo cáo buộc, hành vi sai phạm của bị cáo Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước với tổng số tiền hơn 1.100 tỉ đồng. Cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị đề nghị 14-15 năm tù Trước đó, đại diệnVKSđềnghị HĐXXtuyênphạt bịcáoHoàngThị Thúy Lan (cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc)14-15năm tù về tội nhận hối lộ. Cùng tội danh này, bị cáo Lê Duy Thành (cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) bị đề nghị mức án 9-10 năm tù; Phạm Hoàng Anh (cựu giám đốc Sở Xây dựng, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) 7-8 năm tù; Nguyễn Văn Khước (cựu phó chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc) 7-8 năm tù; Hoàng Văn Nhiệm (cựu phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc) 4-5 năm tù; Chu Quốc Hải (cựu phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phú) 4-5 năm tù. Bị cáo Cao Khoa (cựu chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) bị đề nghị mức án 7-8 năm tù; Lê Viết Chữ (cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) 7-8 năm tù; Đặng Văn Minh (cựu giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi) 7-8 năm tù… Tòa án Quân sự Quân khu 9 vừa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án các cựu lãnh đạo, nhân viên Công ty Cadovimex bị cáo buộc lừa đảo nhiều ngân hàng. HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án cho VKS Quân sự Quân khu 9 để điều tra làm rõ Ngân hàng MB có phải là bị hại trong vụ án hay không và làm rõ số tiền lãi Công ty Cadovimex đã trả cho Ngân hàng MB. Đồng thời, tòa yêu cầu làm rõ khoản tiền chiếm đoạt của từng bị cáo trong từng giai đoạn và nội dung tố cáo của bị cáo Võ Thành Tiên đối với một cá nhân. Trong vụ án, Công ty Cadovimex có chín bị cáo bị đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo này gồm: Võ Thành Tiên (cựu chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty Cadovimex và Cadovimex II); Ngô Văn Phăng (cựu chủ tịch HĐQT), Phạm Thị Hường (cựu tổng giám đốc), Tăng Gia Phong (cựu phó tổng giám đốc), Trần Hoàng Giang (cựu phó tổng giám đốc), Trần Minh Hoàng (cựu phó tổng giám đốc)… Các bị cáo còn lại là cựu cán bộ Ngân hàng MB - Chi nhánh Chợ Lớn, VDB Minh Hải... bị truy tố, xét xử về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cáo trạng cáo buộc từ tháng 10-2008 đến cuối năm 2015, vì động cơ cá nhân và động cơ vụ lợi mà các chủ tịch HĐQT của Công ty Cadovimex là Võ Thành Tiên, Ngô Văn Phăng đã chỉ đạo thực hiện các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền. Cụ thể, Võ Thành Tiên, Ngô Văn Phăng đã chỉ đạo ban tổng giám đốc Công ty Cadovimex (Phạm Thị Hường, Tăng Gia Phong, Trần Minh Hoàng, Trần Hoàng Giang) yêu cầu phòng kế toán thực hiện các thủ đoạn gian dối trong việc lập hồ sơ, chứng từ vay vốn... để chiếm đoạt tiền vay trả nợ ngân hàng, đảo nợ, trả lãi vay. Tổng cộng, các bị cáo đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 1.000 tỉ đồng của các ngân hàng MB, VDB... Đại diện VKS cho rằng có đủ căn cứ xác định bị cáo Võ Thành Tiên, Ngô Văn Phăng là người chỉ đạo thực hiện các hành vi lừa đảo. Các cán bộ, nhân viên VDB Minh Hải là Trịnh Tuấn Mẫn, Vũ Văn Hoan, Huỳnh Quang Xuân, Phan Văn Toàn, Trần Kỳ Oanh khi cho Công ty Cadovimex vay đã không tổ chức thẩm định tình hình tài chính, phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các cán bộ, nhân viên đã giải ngân khi doanh nghiệp chưa cung cấp hoặc hoàn đủ chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn, có nhiều hóa đơn, chứng từ được lập sai sự thật, giải ngân vào tài khoản của doanh nghiệp trái quy định của VDB. Đồng thời, các bị cáo không tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn, tiến độ thu mua nguyên liệu, hàng hóa tồn kho, tiến độ thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Các bị cáo không tổ chức kiểm tra, xác minh tài sản nhận đảm bảo và không tổ chức kiểm tra, giám sát sau giải ngân, để doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích trong thời gian dài dẫn đến không trả được nợ. Hành vi của các bị cáo này đã đồng phạm về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. HẢI DƯƠNG Tòa trả hồ sơ vụ các cựu lãnh đạo Cadovimex lừa đảo nhiều ngân hàng Bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan. Ảnh: HOÀNG HUY

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==