9 kinhtedothi@phapluattp.vn các vùng cảnh quan (cảnh quan sinh thái tự nhiên), các vùng chức năng hỗ trợ khác bao gồm nhà ở, hành chính, văn phòng, khách sạn, thương mại dịch vụ, văn hóa và du lịch ven sông. Dự báo quy mô dân số khoảng 54.000 người (quy mô dân số cụ thể sẽ được xác định cụ thể trong quá trình triển khai lập đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060). Thời gian lập đồ án điều chỉnh quy hoạch tối đa là chín tháng kể từ ngày phê duyệt. UBND phường Bình Quới sẽ là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, Sở Xây dựng là đơn vị thẩm định, còn UBND TP.HCM là cơ quan phê duyệt đồ án. Từng bước đánh thức Bình Quới - Thanh Đa Cách trung tâm TP.HCM khoảng 6,5 km, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa nằm biệt lập giữa lòng TP, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và kênh Thanh Đa, tạo nên một không gian thiên nhiên độc đáo, hiếm có. Với vị trí đắc địa cùng cảnh quan sông nước hữu tình, khu vực này được đánh giá là địa điểm lý tưởng để phát triển đô thị sinh thái bền vững ngay trong lòng đô thị. Đây cũng là một trong số rất ít khu vực còn quỹ đất lớn chưa khai thác trong bán kính 10 km tính từ trung tâm TP.HCM, yếu tố mang lại tiềm năng quy hoạch hiếm hoi giữa bối cảnh đô thị hóa ngày càng dày đặc. Tuy nhiên, từ khi được phê duyệt lần đầu vào năm 1992, dự án KĐT Bình Quới - Thanh Đa liên tục gặp trở ngại. Tổng mức đầu tư lên đến 30.000 tỉ đồng, cộng với bài toán giải phóng mặt bằng phức tạp đã khiến nhiều nhà đầu tư lần lượt rút lui. Qua hơn ba thập niên, dự án vẫn giậm chân tại chỗ, trở thành một trong những “điểm nghẽn” quy hoạch dai dẳng nhất của TP. Bước ngoặt đến vào tháng 2-2025, khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM (nay là Sở Xây dựng) tổ chức công bố kết quả cuộc thi ý tưởng quy hoạch - kiến trúc cho bán đảo này. Cuộc thi nhằm tìm ra những giải pháp thiết kế đột phá, khả thi để từng bước hiện thực hóa tầm nhìn xây dựng KĐT sinh thái - du lịch hiện đại. NHƯ NGỌC - ĐÀO TRANG UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 khu đô thị (KĐT) mới Bình Quới - Thanh Đa, phường Bình Quới. Có thể thấy sau hơn 30 năm quy hoạch treo, dự án KĐT mới Bình Quới - Thanh Đa đang từng bước được hồi sinh với nhiều chuyển động. Khu đô thị du lịch hiện đại Theo đó, tổng diện tích khu vực lập quy hoạch là khoảng 423,61 ha, tính theo ranh mép bờ cao sông Sài Gòn, không tính phần diện tích mặt nước sông Sài Gòn. Diện tích khu vực nghiên cứu rộng khoảng 549,4 ha, bao gồm ranh khu vực quy hoạch và khoảng 125,79 ha diện tích mặt nước sông Sài Gòn. Giới hạn khu vực quy hoạch như sau: Phía đông, tây bắc và bắc giáp sông Sài Gòn; phía tây giáp phường 27, quận Bình Thạnh (cũ); phía nam và tây nam giáp sông Sài Gòn. Tính chất của khu vực quy hoạch là khu vực trung tâm đô thị và công viên ngập nước. Phát triển KĐT du lịch hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đan xen các công viên, vùng ngập nước với cảnh quan hấp dẫn. Định hướng phát triển khu trung tâm đô thị cao tầng, giảm mật độ xây dựng và sử dụng đất hỗn hợp, tạo lập Bình Quới - Thanh Đa sẽ trở thành khu đô thị du lịch hiện đại Đây là tín hiệu đáng mừng, dấy lên nhiều hy vọng cho người dân ở bán đảo Thanh Đa nói riêng và người dân toàn TP.HCM nói chung sau 30 năm chứng kiến sự thăng trầm của siêu dự án. Với việc chính thức phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu, TP.HCM đang cho thấy quyết tâm khởi động lại dự án này, biến Bình Quới - Thanh Đa thành điểm sáng đô thị mới, góp phần định hình tương lai phát triển bền vững cho TP. TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, cho rằng bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sở hữu vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Trong bối cảnh đô thị ngày càng phát triển, TP.HCM rất cần những không gian sinh thái lý tưởng để tạo sự cân bằng. Theo ông, Bình Quới - Thanh Đa cần được quy hoạch hài hòa giữa hai mục tiêu: Một mặt phát huy giá trị thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; mặt khác vẫn phải đảm bảo chức năng sinh thái, đóng vai trò “lá phổi xanh” cho khu vực xung quanh. Nếu quy hoạch KĐT Bình Quới - Thanh Đa có thể dung hòa được cả hai mục tiêu đó thì đây sẽ là một dự án rất đáng kỳ vọng, để đạt được điều này, TP cần có sự tham gia mạnh mẽ hơn từ phía Nhà nước, nhất là trong việc bố trí nguồn vốn đầu tư công, ông Cương chia sẻ.• Sau hơn 30 năm trắc trở, dự án khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa có bước chuyển lớn khi UBND TP.HCM đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, mở đường cho việc hồi sinh một khu đô thị hiện đại. Bình Quới - Thanh Đa cần được quy hoạch hài hòa giữa hai mục tiêu: Phát huy giá trị thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; Đảm bảo chức năng sinh thái, “lá phổi xanh” cho khu vực xung quanh. Phối cảnh khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đoạt giải nhất. (Ảnh do Sở Xây dựng TP.HCM cung cấp) TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM, cho biết người dân đang đặt nhiều kỳ vọng vào các dự án trọng điểm của TP, trong đó bán đảo Bình Quới - Thanh Đa là một biểu tượng cho tầm nhìn tương lai. Ông Nguyên bày tỏ hy vọng KĐT tại đây sớm trở thành hiện thực, như một minh chứng cho quyết tâm đổi mới và phát triển bền vững của TP.HCM. Tuy nhiên, ông Nguyên cũng lưu ý rằng vấn đề trước mắt cần giải quyết là đảm bảo quyền lợi cho người dân đang sinh sống trên bán đảo. TP.HCM và nhà đầu tư phải có chính sách bồi thường phù hợp, tương xứng để công tác giải phóng mặt bằng diễn ra thuận lợi. Phải có chính sách bồi thường phù hợp, tương xứng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông tin về lộ trình kiểm định khí thải xe máy Sáng 3-7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tổ chức họp báo thường kỳ. Tại buổi họp báo, báo chí đặt câu hỏi về phương án cuối mà Bộ NN&MT lựa chọn để trình lên Chính phủ về lộ trình áp dụng đăng kiểm khí thải đối với xe máy, bởi trong quá trình xây dựng dự thảo, có các luồng ý kiến khác nhau giữa Bộ NN&MT và Bộ Xây dựng về phương thức thực hiện. Bộ Xây dựng mong muốn thực hiện theo hai bước để tránh áp lực lên hệ thống kiểm định. Tuy nhiên, Bộ NN&MT lo ngại vấn đề ảnh hưởng đến các nhóm yếu thế trong xã hội nên đề xuất phương án chỉ thực hiện lộ trình một bước. Trả lời, ông Hồ Kiên Trung, Cục phó Cục Môi trường, cho biết việc áp dụng lộ trình đăng kiểm khí thải đối với xe máy là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhiều nước đã áp dụng đăng kiểm khí thải. “Dự thảo quyết định đang trong giai đoạn lấy ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ NN&MT trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định” - ông Trung thông tin. Cục phó Cục Môi trường cho hay dự kiến lộ trình sẽ thực hiện trước ở Hà Nội và TP.HCM với mốc thời gian từ ngày 1-7-2027. Với các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện từ năm 2028, toàn quốc từ ngày 1-7-2030. “Hà Nội và TP.HCM có lượng xe máy lớn, như Hà Nội có 5,6 triệu xe, TP.HCM có 8,5 triệu xe. Chúng tôi đã bàn rất kỹ với Cục Đăng kiểm của Bộ Xây dựng để có hướng giải quyết” - ông Trung nói. Cụ thể, thứ nhất, thời gian tới sẽ phải xây dựng các trung tâm kiểm định để đáp ứng được yêu cầu. Hiện trên cả nước mới có 282 trung tâm kiểm định, trong đó Hà Nội có 31 trung tâm, TP.HCM có 39 trung tâm nên thời gian tới cần nâng cấp, bổ sung thêm các trung tâm kiểm định này. Thứ hai, xây dựng các trung tâm kiểm định, thông qua các đại lý, cơ sở bảo dưỡng. Thứ ba, xây dựng các trung tâm kiểm định theo hướng xã hội hóa. “Với lộ trình như vậy sẽ đảm bảo được” - ông Kiên nhấn mạnh. Trước đây, theo ý kiến của Bộ Xây dựng là sẽ làm cuốn chiếu, tức là với những đời xe máy từ năm 2008 trở về trước thì sẽ áp dụng trước. Sau 2-3 năm thực hiện sẽ làm cho các đời xe máy tiếp theo, từ đời xe máy 2009-2015, sau đó là các đời xe máy 20172022 và các xe sau năm 2022. “Nếu làm cuốn chiếu như vậy chúng ta phải mất 7-10 năm để thực hiện, rất lâu, chính sách sẽ không đồng bộ. Do vậy bộ đã làm việc với trung tâm đăng kiểm để có giải pháp làm đồng thời và theo lộ trình như tôi chia sẻ để giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị lớn” - lãnh đạo Cục Môi trường cho hay. AN HIỀN Ông Hồ Kiên Trung, Cục trưởng Cục Môi trường, trả lời tại buổi họp báo. Ảnh: AH
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==