ĐẠI TƯỚNG PHAN VĂN GIANG: Coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trang 5 trang 2+3 SỐ 148 (7421) - Thứ Sáu 4-7-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay TP.HCM tri ân cán bộ nghỉ hưu trước tuổi Du lịch hè 2025: Các hãng bay tung nhiều chương trình ưu đãi Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Nộp 768 tỉ đồng trước giờ tuyên án Bình Quới - Thanh Đa sẽ trở thànhkhuđôthịdulịchhiệnđại trang 8 trang 13 trang 7 trang 9 trang 3 Nâng mức hình phạt với nhóm tội về hàng giả, an toàn thực phẩm trang 6 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh, TP và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu vào chiều 3-7. Ảnh: VGP TĂNG TRƯỞNG GDP CAO NHẤT cùng kỳ trong gần 20 năm Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Bệnh nhân, bệnh viện đều lợi • Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất tuyên bố chung về khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng.
2 Thời sự - Thứ Sáu 4-7-2025 thoisu@phapluattp.vn CHÂN LUẬN - MINH TRÚC Chiều 3-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, TP và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu trong cả nước. Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm, nhiều chỉ tiêu, chỉ số tốt hơn qua từng tháng, từng quý. Ước tính sớm vào cuối tháng 5, GDP quý II-2025 đạt khoảng 7,7%, sáu tháng tăng 7,3%. Cập nhật số liệu đến nay, GDP sáu tháng có thể tăng thêm 0,2% - 0,3%, tiệm cận mục tiêu đã đề ra. GDP tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, tính chung sáu tháng cao nhất cùng kỳ trong gần 20 năm qua. Trong đó, thu ngân sách nhà nước, thu hút FDI, xuất khẩu, phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh… đạt nhiều điểm sáng nổi bật; đạt mục tiêu, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng về thể chế, sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức, bộ máy, hệ thống chính quyền, thực hiện “3 đột phá” chiến lược; đàm phán thương mại với Mỹ và hội nhập quốc tế. Đó là: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn. Cùng với đó, kiên định mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Đồng thời, nắm chắc diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; nâng cao năng lực phân tốc” gồm: Tăng tốc, tập trung huy động tổng đầu tư toàn xã hội tăng 11%-12% so với năm 2024 để phục vụ mục tiêu tăng trưởng; tăng tốc, bứt phá giải ngân 100% vốn đầu tư công trước ngày 31-12-2025; tăng tốc, dồn lực để hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27-7, trên phạm vi toàn quốc trước ngày 31-8 và hoàn thành vượt mức kế hoạch xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội trước ngày 31-12. Hội nghị thống nhất cao các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã nêu trong báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm. Trong đó, thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai sắp xếp đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Triển khai hiệu quả 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền; rà soát, sửa đổi quy hoạch các cấp phù hợp với đơn vị hành chính mới; tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm thông suốt, không để ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người dân. Tập trung thực hiện chủ động, linh hoạt các giải pháp thích ứng với chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Coi đây là cơ hội tái cơ cấu, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập Tăng trưởng GDP cao nhất cùng trong gần 20 năm “3 không để” khi vận hành chính quyền địa phương hai cấp Phát biểu kết luận, Thủ tướng thay mặt Chính phủ ghi nhận, biểu dương các cấp, các ngành, các địa phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên thành tích rất đáng ghi nhận, tự hào về sắp xếp, tổ chức bộ máy và phát triển kinh tế - xã hội trong sáu tháng đầu năm của cả nước, tạo khí thế, niềm tin hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của cả năm 2025. Định hướng trong tháng 7, quý III và đến cuối năm 2025, Thủ tướng nhấn mạnh các quan điểm chỉ đạo, điều hành. Theo đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương hai cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với “3 không để”. tích, dự báo; phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Kiên định mục tiêu, thực hiện “3 tăng tốc” Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ trong xu thế kinh tế toàn cầu suy giảm tăng trưởng, chúng ta vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn, phấn đấu đạt từ 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng từ hai con số những năm tiếp theo. Do đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu “3 tăng Thủ tướng yêu cầu kiên trì, kiên định thực hiện mục tiêu tổng quát là phấn đấu tăng trưởng 8% trở lên, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống mọi mặt của nhân dân. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết ngày 2-7, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất tuyên bố chung về khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với 34 tỉnh, TP và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu. Ảnh: VGP Họp báo Chính phủ: Nóng vụ án sữa giả và dầu ăn giả Chiều 3-7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, người phát ngôn Bộ Công an, đã thông tin về tiến độ các vụ hàng giả, hàng nhái diễn ra thời gian qua. Đặc biệt là vụ sữa giả HIUP và dầu ăn Ofood, trong đó Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food “hô biến” dầu ăn dùng cho chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Theo Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, thực hiện cao điểm đấu tranh với hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đã triển khai quyết liệt và thu được kết quả bước đầu. “Qua đây cũng cho thấy diễn biến hiện nay rất phức tạp và thủ đoạn vi phạm cũng hết sức tinh vi. Từ khâu chuẩn bị, thành lập những công ty bình phong, thành lập những hệ sinh thái. Rồi đến hoạt động nhập nguyên liệu, hành vi sản xuất làm giả, tổ chức quảng cáo, tiêu thụ… như một chuỗi khép kín, rất tinh vi” - người phát ngôn Bộ Công an nhấn mạnh. Thông tin về tiến độ điều tra vụ án Công ty HIUP sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, Bộ Công an cho biết đến nay đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 10 đối tượng. Đối với vụ án về sản phẩm Ofood, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả quy mô lớn và hết sức nguy hiểm. Việc biến dầu ăn dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người là rất nguy hiểm. Chưa đánh giá hết những hệ lụy đối với sức khỏe của người dùng. Thông tin thêm, đại diện Bộ Công an cho biết cả hai vụ án đang trong quá trình điều tra trên tinh thần tập trung, khẩn trương nhưng cũng hết sức chặt chẽ, thận trọng, khách quan và đúng bản chất. Bộ Công an cho biết sẽ có báo cáo, khi có thông tin mới. Nói về trách nhiệm trong các vụ việc, đại diện Bộ Công an cho biết trong thời gian tới, cơ quan điều tra sẽ làm rõ những sơ hở, lỗ hổng trong các quy định pháp luật để có kiến nghị trong công tác quản lý nhà nước. Tại họp báo, PV cũng đặt câu hỏi liên quan đến việc quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Trả lời, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Luật TMĐT, dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10-2025. “Dự luật này sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý, bổ sung quy định liên quan đến định danh điện tử và Đại diện Bộ Công an thông tin về vụ án sữa giả HIUP và vụ án “hô biến” dầu ăn Ofood. Ảnh: XĐ
3 Thời sự - Thứ Sáu 4-7-2025 thoisu@phapluattp.vn THANH TUYỀN Ngày 3-7, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tổ chức lễ công bố và trao quyết định nghỉ hưu cho các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quản lý. Tiếp tục sự nghiệp xây dựng và phát triển TP.HCM Tại buổi lễ, Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Đinh Thanh Nhàn công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc để bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 1-7. Cùng với đó, công bố quyết định của Ban Bí thư về việc để bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương, nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ ngày 1-7. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng công bố các quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với bà Nguyễn Minh Thủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương; ông Nguyễn Hữu Hiệp, Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức; bà Trần Kim Yến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM; ông Dương Ngọc Hải, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM; ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Thay mặt các cán bộ nghỉ hưu phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Lệ chia sẻ bản thân bà đã có 36 năm công tác, gắn bó với TP.HCM. Đây là niềm vinh dự, tự hào khi bà được cống hiến vì sự phát triển của TP.HCM. Bà Lệ bày tỏ tin tưởng đội ngũ lãnh đạo kế cận của TP.HCM, với sức trẻ, sự năng động, sáng tạo, tinh thần cống hiến sẽ đưa TP.HCM phát triển ngày TP.HCM tri ân cán bộ nghỉ hưu trước tuổi với tinh thần vì cái chung Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trân trọng gửi lời tri ân cán bộ nghỉ hưu trước tuổi với tinh thần tự nguyện, vì cái chung. kỳ Việt Nam - Mỹ đã thống nhất tuyên bố chung về thuế đối ứng Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết ngày 2-7 vừa qua, hai đoàn đàm phán của Việt Nam và Mỹ đã thống nhất tuyên bố chung Việt Nam - Mỹ về khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và tiếp tục trao đổi một số phương hướng, biện pháp lớn để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực then chốt, đột phá như khoa học công nghệ cao. “Đây là kết quả quan trọng trong đàm phán, tạo niềm tin, kỳ vọng cho doanh nghiệp” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định. Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, cần tập trung làm ngay trong tháng 7 và quý III. Trong đó, cần khẩn trương trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9. Theo dõi sát hoạt động của chính quyền hai cấp, việc triển khai các quy định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững với các nước. Không ngừng hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. “Thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng trong nước và phát triển các động lực tăng trưởng mới” - ông Thắng nhấn mạnh… càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước và trung tâm của khu vực. Ai cũng vì TP.HCM, vừa làm vừa kiến tạo tương lai Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trân trọng gửi lời tri ân các cán bộ nghỉ hưu trước tuổi với tinh thần tự nguyện, vì cái chung. TP.HCM có được như ngày hôm nay đều có sự đóng góp của mỗi nhân sự trong suốt nhiều năm qua. “Ai cũng vì TP.HCM, vừa làm vừa kiến tạo cho tương lai, chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Trung ương ban hành các nghị quyết để TP phát triển” - ông Nên nói. Ông Nên trân trọng ghi nhận và khẳng định các thế hệ nối tiếp tri ân, tiếp tục sự nghiệp xây dựng và phát triển TP.HCM. Chia sẻ thêm sau đó, ông Nên nói qua ba ngày vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, TP.HCM được Trung ương đánh giá là một trong những địa phương làm tốt. Lãnh đạo TP.HCM trân trọng ghi nhận sự nỗ lực chung toàn hệ thống chính trị của TP, các cơ quan, đơn vị, địa phương, đội ngũ cán bộ và sự ủng hộ rất lớn của các tầng lớp nhân dân để có những kết quả bước đầu rất tích cực. Ông Nên cũng mong đội ngũ cán bộ ba địa phương vừa hợp nhất cùng thấu cảm, sẻ chia, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước và TP.HCM.• Tiêu điểm Ngày 3-7, Thường trực HĐND TP.HCM tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm cán bộ. Tại buổi lễ, Thường trực HĐND TP.HCM đã công bố và trao quyết định của chủ tịch HĐND TP.HCM về việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Võ Anh Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương (cũ), giữ chức chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP.HCM. Thường trực HĐND TP.HCM cũng công bố các nghị quyết phê chuẩn số lượng thành viên, phó trưởng ban, ủy viên các ban của HĐND TP.HCM... Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao quyết định nghỉ hưu cho bà Nguyễn Thị Lệ, bà Nguyễn Thị Yến, ông Nguyễn Văn Lộc. Ảnh: SGGP Bổ nhiệm lãnh đạo báo Pháp Luật TP.HCM cùng chín cơ quan báo chí Sáng 3-7, UBND TP.HCM tổ chức lễ trao quyết định cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM. UBND TP.HCM đã công bố các quyết định chuyển đổi cơ quan quản lý đối với 54 đơn vị sự nghiệp công lập trước đó thuộc TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu về trực thuộc UBND TP.HCM. Trong đó có 10 cơ quan báo chí trực thuộc UBND TP.HCM: Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM, Đài Truyền hình TP.HCM, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, báo Pháp Luật TP.HCM, các tạp chí Du lịch TP.HCM, Doanh nhân Sài Gòn, Giáo dục TP.HCM, Khoa học phổ thông, Kinh tế Sài Gòn. UBND TP.HCM đã trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan báo chí. Trong đó, ông Mai Ngọc Phước được bổ nhiệm làm tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM. Ba phó tổng biên tập gồm: Ông Nguyễn Đức Hiển, ông Nguyễn Thái Bình và ông Đinh Đức Thọ. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được trao hoa, quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM đối với ông Mai Ngọc Phước. Ảnh: THUẬN VĂN trách nhiệm của sàn trong các mô hình kinh doanh mới như livestream bán hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân kinh doanh tuân thủ nghĩa vụ thuế” - ông Tân nói. Thông tin thêm, ông Tân cho biết Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, đặc biệt là với cơ quan thuế tổ chức các đợt tập huấn cho sàn và người bán nhằm hỗ trợ việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Đối với các nền tảng TMĐT, yêu cầu đặt ra là tiếp tục tự động hóa quy trình trích, nộp thuế, chuẩn hóa dữ liệu định danh người bán, đồng thời rà soát dữ liệu và hỗ trợ người kinh doanh tuân thủ đúng chính sách thuế. Về phía cá nhân, tổ chức bán hàng trên sàn, đại diện Bộ Công Thương lưu ý cần chủ động cập nhật thông tin định danh và mã số thuế cá nhân, theo dõi hướng dẫn từ các nền tảng và cơ quan thuế để điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định mới, bao gồm cả việc xuất hóa đơn, theo dõi việc khấu trừ thuế… CHÂN LUẬN - MINH TRÚC Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: VGP quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, nhanh, bền vững, tuần hoàn; nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.•
4 Thời sự - Thứ Sáu 4-7-2025 thoisu@phapluattp.vn Bộ VH-TT&DL có người phát ngôn mới Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định 2299/ QĐ-BVHTTDL giao nhiệm vụ người phát ngôn của bộ cho ông Cao Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL. Trước đó, tại Quyết định 1719/QĐ-BVHTTDL ngày 6-6-2025, ông Cao Lê Tuấn Anh được bổ nhiệm giữ chức chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL thời hạn năm năm. Người tiền nhiệm của ông Cao Lê Tuấn Anh là ông Nguyễn Danh Hoàng Việt. Ông Việt đã được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ cục trưởng Cục Thể dục thể thao Việt Nam. Ngày 9-6-2025, khi trao quyết định ông Cao Lê Tuấn Anh giữ chức chánh văn phòng bộ, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông cho biết: Văn phòng bộ được ví như “trái tim” của Bộ VH-TT&DL và rộng hơn là của toàn ngành văn hóa. Người phát ngôn là cương vị đầy vinh dự nhưng cũng đi kèm với trọng trách lớn lao. Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, ông Cao Lê Tuấn Anh đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, ở mỗi vị trí ông đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. VIẾT THỊNH • Công an Đắk Lắk triệt phá tụ điểm bán ma túy trong nghĩa trang. Ngày 3-7, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Anh Tuấn (46 tuổi) để điều tra hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Trước đó, ngày 24-6, công an bắt quả tang Tuấn bán ma túy cho một số người nghiện trong khu vực nghĩa trang đường Phan Bội Châu, phường Thành Nhất. TIẾN THOẠI • Điều tra vụ tai nạn khiến 2 thiếu nữ tử vong. Ngày 3-7, Cơ quan Công an xã Ia Pia đang phối hợp với Công an xã Ia Boòng (Gia Lai) điều tra, xác định nguyên nhân vụ tai nạn giao thông dọc Tỉnh lộ 665 (thuộc làng Nớt, xã Ia Boòng), khiến hai thiếu nữ là RLN (17 tuổi) và KP (13 tuổi, cùng ngụ xã Ia Pia) tử vong trong vụ việc xảy ra đêm 2-7. LÊ KIẾN Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao ngày 3-7, trả lời đề nghị của PV cho biết quan điểm và phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu Trung Quốc hoạt động khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: “Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà không được phép của Việt Nam đều vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”. Bà Phạm Thu Hằng cũng cho hay: “Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”. NGỌC DIỆP Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt quy hoạch phân khu khu trung tâm Đà Lạt (tỉ lệ 1/2000), gồm địa bàn các phường Xuân Hương - Đà Lạt, Lâm Viên - Đà Lạt, Cam Ly - Đà Lạt, Lang Biang - Đà Lạt. Quy hoạch phân khu khu trung tâm Đà Lạt được chia làm sáu phân khu chức năng. Trong đó, khu A1 có diện tích gần 181 ha sẽ là trung tâm cây xanh, dịch vụ du lịch và văn hóa lễ hội, bao gồm các địa điểm nổi tiếng như hồ Xuân Hương, đồi Cù - sân golf, Quảng trường Lâm Viên, vườn hoa Đà Lạt… Khu A2 rộng gần 64 ha tập trung vào thương mại, dịch vụ du lịch, với khu phố đi bộ, chợ Đà Lạt là điểm nhấn. Khu vực A3 định hướng khu văn hóa và dân cư; khu A4 rộng 274 ha sẽ là trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng, văn hóa, du lịch, nhà ở. Còn khu A5, A6 được định hướng quy hoạch khu ở kết hợp dịch vụ du lịch, trung tâm văn hóa, du lịch, thể thao. Quy hoạch mới cũng định hướng tiếp tục nâng cấp, khai thác đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát. Ngoài ra, sẽ cho xây dựng các bãi xe ngầm, bán ngầm để giải quyết tình trạng thiếu bãi đậu xe hiện tại. Quy hoạch cũng đặt mục tiêu cải tạo các hồ, suối tại Đà Lạt… XUÂN HOÁT Ngày 3-7, Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM cho biết Trạm CSGT Tân Túc ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ lưu thông trên đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thời gian gần đây, Trạm CSGT Tân Túc ghi nhận nhiều trường hợp xe ba gác, xe máy, xe tải nhỏ chở hàng hóa cồng kềnh, kéo theo vật dụng vượt quá kích thước cho phép lưu thông trên các tuyến đường do đơn vị phụ trách. Trước tình hình trên, lực lượng CSGT đã tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường trọng điểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm kéo giảm nguy cơ tai nạn giao thông. Phòng CSGT khuyến cáo người dân khi tham gia giao thông cần chủ động giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện chở hàng cồng kềnh; tuân thủ đúng làn đường, phần đường, không vượt ẩu; làm chủ tốc độ, quan sát kỹ lưỡng để kịp thời xử lý tình huống phát sinh bất ngờ. PHẠM HẢI Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao TP.HCM sẽ rà soát và công bố các dự án được miễn giấy phép xây dựng Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa có kết luận liên quan đến việc cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng (GPXD) đối với nhà ở riêng lẻ tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 (hoặc quy hoạch tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500 và phương án kiến trúc công trình) được phê duyệt hoặc chấp thuận phù hợp quy định. Theo đó, ông Bùi Xuân Cường giao Sở Xây dựng TP.HCM thực hiện công bố danh mục 112 dự án đã đủ điều kiện miễn GPXD theo quy định pháp luật về xây dựng. Sở Xây dựng cũng được giao phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát để thực hiện công bố (đợt 2) vào ngày 15-7. Đồng thời, rà soát thêm các khu vực khác trên địa bàn TP (Bình Dương, Vũng Tàu và đặc khu Côn Đảo) để tiếp tục công bố vào các đợt tiếp theo về danh mục các dự án, khu vực đủ điều kiện miễn GPXD. N.CHÂU Quy định cho nhập và trở lại quốc tịch Việt Nam được nới lỏng Chiều 3-7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025. Về những chính sách mới liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Trung Kiên cho biết: Ngày 24-6-2025, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, luật đã “nới lỏng” các quy định cho nhập và trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài, bỏ đi các rào cản, mở ra các cơ hội giúp kiều bào nhanh chóng trở về với cội nguồn, quê hương, đất nước. Thông tin về Trại hè Việt Nam 2025, ông Nguyễn Trung Kiên chia sẻ đây là chương trình do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức hằng năm dành cho thanh niên, sinh viên người Việt Nam ở nước ngoài. Chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 26-7-2025 sẽ được tổ chức tại các địa phương ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam; với 110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. NGỌC DIỆP Sau sáp nhập, 13 tỉnh, thành có mức sinh dưới mức sinh thay thế Theo thống kê của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) về số liệu liên quan đến tổng tỉ suất sinh (TFR) năm 2024 của 34 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương sau sắp xếp, 13/34 tỉnh, thành có mức sinh dưới mức sinh thay thế (TFR dưới 2,1 con/phụ nữ). Trong đó, năm địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước là TP.HCM, Tây Ninh, Cần Thơ, Cà Mau và Vĩnh Long (TFR từ 1,43 đến 1,6 con/phụ nữ). Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), đã có sự thay đổi liên quan đến chỉ tiêu mức sinh ở một số địa phương sau sáp nhập tỉnh, thành. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong thực hiện chiến lược dân số đến năm 2030 và có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. THANH THANH Giá xăng dầu giảm mạnh Ngày 3-7, liên bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo quy định. Tại kỳ điều hành này, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm rất mạnh. Cụ thể, xăng E5 giảm 1.085 đồng/lít; xăng A95 giảm 1.210 đồng/lít; dầu diesel giảm 941 đồng/lít; dầu hỏa giảm 932 đồng/lít; dầu mazut giảm 1.148 đồng/kg so với kỳ trước. Sau điều chỉnh, giá mới của xăng E5 không cao hơn 19.445 đồng/lít; xăng A95 là 19.906 đồng/lít; dầu diesel 18.408 đồng/lít; dầu hỏa 18.132 đồng/lít; dầu mazut 15.807 đồng/kg. A.HIỀN ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 “Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông” Phê duyệt quy hoạch phân khu khu trung tâm Đà Lạt CSGT TP.HCM tăng cường xử lý các xe chở hàng quá khổ Tin vắ n
5 Thời sự - Thứ Sáu 4-7-2025 thoisu@phapluattp.vn Ngày 3-7, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Vinh (ảnh), Phó Trưởng phòng Quản lý vận tải Sở Xây dựng TP.HCM, đã thông tin về việc đưa đón cán bộ, công chức từ Bình Dương (cũ), Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) về TP.HCM làm việc. Ông Vinh cho biết việc đưa đón được thực hiện từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần và cán bộ, công chức chỉ cần dùng thẻ công chức của mình để lên xe. Mỗi ngày, Sở Xây dựng bố trí 10 chuyến để phục vụ cán bộ, xuất phát lúc 5 giờ 30 tại Bình Dương (cũ) và lúc 5 giờ 20 tại Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ). Qua ba ngày thực hiện, ông Vinh thông tin trong ngày 3-7 có 17 cán bộ ở Bình Dương và tám cán bộ ở Bà Rịa-Vũng Tàu đến TP.HCM làm việc bằng xe đưa đón. Thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng theo dõi, nắm bắt nhu cầu sử dụng xe đưa đón của các cơ quan, đơn vị để bố trí đưa đón cho phù hợp. Đồng thời, sau 1-2 tuần thực hiện, Sở Xây dựng sẽ có đánh giá nhằm tổ chức phương án phù hợp, hiệu quả hơn. Trước đó, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đã thông tin về phương án đưa đón cán bộ từ Trung tâm hành chính Bình Dương, Trung tâm hành chính Bà Rịa-Vũng Tàu đến Trung tâm hành chính TP.HCM và ngược lại. Cụ thể, tuyến đưa đón từ Trung tâm hành chính Bình Dương đến Trung tâm hành chính TP.HCM sẽ xuất phát từ Trung tâm hành chính Bình Dương và kết thúc tại Bến xe buýt Sài Gòn. Tuyến đưa đón từ Trung tâm hành chính Bà Rịa-Vũng Tàu đến Trung tâm hành chính TP.HCM xuất phát từ Siêu thị Co.opmart Vũng Tàu sau đó đến Trung tâm hành chính Bà RịaVũng Tàu và kết thúc tại Bến xe buýt Sài Gòn. Trong thời gian đầu sẽ bố trí mỗi ngày sáu lượt vận chuyển gồm ba lượt đưa đi và ba lượt đón về, chia thành hai khung giờ khác nhau. Sau khi nhu cầu đi lại ổn định, trung tâm sẽ tăng chuyến để phục vụ tốt việc đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. LÊ THOA VIẾT THỊNH Ngày 3-7, tiếp tục chương trình làm việc, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân sáu tháng đầu năm 2025. Hội nghị tổ chức trực tiếp tại trụ sở Bộ Quốc phòng, kết nối trực tuyến đến hơn 50 điểm cầu trong toàn quân. Thực hiện nghiêm túc “3 trọng tâm”, “3 quyết liệt” Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, cố gắng, những kết quả, thành tích rất tốt, nhiều nhiệm vụ xuất sắc đạt được của cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong sáu tháng đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những mặt còn tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại hội nghị. Về phương hướng, nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2025, Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm túc “3 trọng tâm”, “3 quyết liệt” theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương tại Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 14 và kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Để hoàn thành nhiệm vụ đã xác định, Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng. Trọng tâm là nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo chiến lược, đánh giá đúng tình hình, tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, sách lược quân sự, quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, kịp thời xử lý các tình huống, không để bị động, bất ngờ. Chú trọng các đề án, dự án, hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ, coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Thực hiện tốt chủ trương kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với các vùng, các địa bàn trọng điểm. Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ; phối hợp giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn cả nước. Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép trên biên giới, biển, đảo; duy trì các lực lượng Hải quân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Hải đội dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu trên các vùng biển trọng điểm. Cùng với đó, chỉ đạo các cuộc diễn tập bảo đảm chặt chẽ, an toàn, sát thực tế, nhất là diễn tập cứu hộ, cứu nạn chung với Lào, Campuchia. Chủ động ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng thủ dân sự... Tăng cường xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh cấp ủy, chỉ huy các cấp tăng cường xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Cùng với đó, triển khai hiệu quả công tác dân vận; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: MOD Đại tướng Phan Văn Giang: Coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, yêu cầu các cơ quan, đơn vị coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; xây dựng nông thôn mới, xóa nhà tạm, nhà dột nát, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thắt chặt đoàn kết quân - dân, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân”. Đại tướng Phan Văn Giang cũng yêu cầu toàn quân triển khai hiệu quả công tác hậu cần - kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng, cơ yếu, khoa học, địa hình quân sự và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Tập trung tháo gỡ một số điểm nghẽn, thúc đẩy chuyển đổi số; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng; nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và phong trào “bình dân học vụ số”. Về xây dựng Đảng bộ quân đội trong sạch vững mạnh, tiêu biểu, mẫu mực về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng... Chủ động rà soát, kiện toàn cán bộ chỉ huy, quản lý các cấp đáp ứng tổ chức biên chế, gắn với công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV, đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2026-2031. Triển khai linh hoạt, hiệu quả công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, đa phương và gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực chất, hiệu quả. • Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh cấp ủy, chỉ huy các cấp tăng cường xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng. Yêu cầu cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu cán bộ, chiến sĩ toàn quân nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ năm 2025 với kết quả tốt hơn năm 2024; thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ XII, Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tại hội nghị, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng, cũng phát động đợt thi đua cao điểm “Phất cao cờ hồng tháng Tám - Thi đua giành 3 nhất”. TP.HCM thông tin về tổ chức xe đưa đón cán bộ về trung tâm làm việc
6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Sáu 4-7-2025 BLHS, được Quốc hội thông qua ngày 25-6. Bỏ hình phạt tử hình với tám tội danh Luật đã sửa đổi, bổ sung 39 điều của BLHS, trong đó bổ sung một điều luật (Điều 256a về tội sử dụng trái phép chất ma túy); bỏ hình phạt tử hình (tám điều). Các điều luật khác sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng mức hình phạt tù và hình phạt tiền, hạ mức thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, bổ sung các chất ma túy mới, sửa đổi một số định để phù hợp với cơ cấu, tổ chức bộ máy mới sau khi không tổ chức công an cấp huyện và tên gọi của các bộ sau khi thực hiện phương án sáp nhập. Cụ thể, luật đã bỏ hình phạt tử hình tại tám tội danh: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); tội gián điệp (Điều 110); tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); tội tham ô tài sản (Điều 353); tội nhận hối lộ (Điều 354); tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421). Đề cập việc bỏ hình phạt tử hình với tám tội danh, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết điều này là phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ, sau khi bỏ hình phạt tử hình, nhằm bảo đảm thu hồi tài sản do phạm tội mà có và khuyến khích người phạm tội tích cực khai báo trong quá trình giải quyết vụ án, luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng: “Người bị kết án tù chung thân về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ chỉ có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”. Tại Điều 40 của BLHS, luật đã bổ sung quy định về việc không thi hành án tử hình đối với người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nâng gấp hai lần hình phạt tiền đối với 24 tội danh Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết luật sửa đổi đã nâng gấp hai lần hình phạt tiền đối với 24 tội danh. Việc nâng mức hình phạt tập trung vào nhóm tội về hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng. Theo Thượng tướng Lê Quốc Hùng, thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng cho thấy đây là những loại tội phạm thu lợi nhuận bất chính rất lớn từ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hiện nay, mức phạt tiền đối với tội này tương đối thấp, chưa thực sự tương xứng với tính chất của tội phạm, chưa bảo đảm tính răn đe cần thiết, nhiều đối tượng sẵn sàng thực hiện hành vi phạm tội để thu được lợi nhuận, dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. ĐẮC LAM Sáng 3-7, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua. Chủ trì buổi họp báo, ông Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, đã công bố lệnh của Chủ tịch nước; đại diện các bộ, ngành đã thông tin về nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Tại buổi họp báo, Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, đã thông tin về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Nâng mức hình phạt với nhóm tội về hàng giả, an toàn thực phẩm “Việc nâng mức phạt tiền này cũng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, có tính đến các yếu tố biến động của giá cả, thu nhập bình quân đầu người (có tham chiếu mức lương cơ sở tăng 2,04 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,02 lần) tại thời điểm năm 2015 với thời điểm hiện tại” - Thượng tướng Lê Quốc Hùng cho biết. Luật cũng quy định tăng mức phạt tù tại tám điều luật trong BLHS hiện hành. Việc tăng mức hình phạt tù tập trung vào các nhóm tội về môi trường, ma túy, an toàn thực phẩm. Theo Thứ trưởng Bộ Công an, thực tế những loại tội phạm này đang diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân, gây nhiều hệ lụy xấu. Tuy nhiên, mức hình phạt khởi điểm của các tội này lại tương đối thấp, chưa bảo đảm tính răn đe và chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm nên đã nâng mức phạt tù ở các nhóm tội này. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7, nhằm kịp thời giải quyết vướng mắc trong thực tiễn thi hành án tử hình thời gian qua theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền để giảm áp dụng thi hành hình phạt tử hình, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước và để đồng bộ, thống nhất về hiệu lực thi hành với các quy định của các luật liên quan.• 1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS. 4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND. 5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. 7. Luật Cán bộ, công chức. 8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. 9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng. 11. Luật Thanh tra. 12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý sử dụng tài sản công. 13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. 14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND. 15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp. 16. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND và Pháp lệnh chi phí tố tụng. Các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua, công bố tại buổi họp báo bao gồm: Luật cũng quy định tăng mức phạt tù tại tám điều luật trong BLHS hiện hành, tập trung vào các nhóm tội về môi trường, ma túy, an toàn thực phẩm… Án mạng từ chuyện mời bia tiệc sinh nhật Ngày 3-7, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thế Kiệt (24 tuổi) mức án tù chung thân về tội giết người. Theo cáo trạng, tối 20-2-2024, chị LMP tổ chức sinh nhật cho chồng là anh NVC tại nhà hàng ở phường 11, quận 5, TP.HCM (nay là phường Chợ Lớn, TP.HCM). Cả hai mời bạn bè đến dự tiệc, trong đó có bị cáo Nguyễn Thế Kiệt và anh ĐQV (bị hại). Trong lúc ăn tiệc, Kiệt nhiều lần đến mời bia nhưng anh V từ chối uống. Cho rằng anh V từ chối lời mời uống bia là xem thường mình, Kiệt cự cãi rồi đi ra ngoài mua hai con dao để chờ anh V ra về sẽ đánh nhau. Khi thấy anh V cùng nhóm bạn ra trước nhà hàng để ra về, Kiệt từ bên kia đường chạy qua. Thấy vậy, anh V chạy ra đánh Kiệt. Khi thấy Kiệt vung dao lên, anh V bỏ chạy và Kiệt đuổi theo tấn công một nhát vào lưng. Anh V được bạn đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Đến 1 giờ 20 sáng hôm sau, anh V tử vong do sốc mất máu không hồi phục, vết thương đâm thủng phổi trái. Sau khi gây án, Kiệt vứt hai con dao tại hiện trường rồi chạy về nhà ở Bến Tre (nay là tỉnh Vĩnh Long) rồi đến cơ quan công an đầu thú. SONG MAI phapluat@phapluattp.vn Luật sửa đổi đã bỏ hình phạt tử hình với tám tội danh, bổ sung quy định không thi hành án tử hình với người bị kết án mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối... Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, báo cáo tại buổi họp báo. Ảnh: ĐẮC LAM Bị cáo Nguyễn Thế Kiệt tại tòa sơ thẩm. Ảnh: SONG MAI
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==