149-2025

13 LÊ KIẾN Ngày 4-7, sau khoảnh khắc làm “người hùng” điều khiển máy bay không người lái đưa hai em nhỏ mắc kẹt giữa sông Ba (xã Ia Tul, tỉnh Gia Lai) vào bờ an toàn, anh Trần Văn Nghĩa vẫn miệt mài ra đồng chăm sóc ruộng khoai lang của mình. Vượt gần 100 km, PV báo Pháp Luật TP.HCM tìm đến xã Chư Sê gặp anh Nghĩa, nghe anh chia sẻ lại khoảnh khắc cứu người trong dòng nước lũ. Nhanh trí cứu người bằng công nghệ “Việc phát sinh nhanh quá nhanh, thấy mình có thể dùng máy bay cứu được người nên làm thôi” - anh Trần Văn Nghĩa (35 tuổi) chia sẻ khi được hỏi về câu chuyện cứu thành công hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ. Anh Nghĩa kể khoảng 12 giờ trưa 3-7, khi đang phun thuốc cho khoai lang ở bên bờ sông Ba, anh nghe tiếng mọi người hô hoán, nói có ba đứa trẻ đi chăn bò bị mắc kẹt giữa sông. Nghe vậy, anh bỏ dở công việc chạy ra vị trí bờ sông xem tình hình. Lúc này, nhiều người dân ở trên bờ bàn cách đi tìm phao, xuồng để cứu người. Có người đã lên thượng nguồn, bơi theo dòng nước ra sông nhưng do nước chảy quá mạnh, không thể đưa người vào bờ được. Trong lúc cấp bách, anh Nghĩa liền nghĩ đến việc dùng máy bay không người lái (drone) đang phun thuốc để bay ra giữa sông cứu người. Anh nhanh chóng quay lại xe tải, lấy dây thừng cột vào hai dây móc khóa và buộc vào máy bay, điều khiển máy bay ra giữa dòng sông. Theo anh Nghĩa, lúc máy bay tiếp cận ra giữa sông, nhờ có một thanh niên bơi ra hỗ trợ, buộc dây và động viên hai em nhỏ nên công tác cứu hộ diễn ra thuận lợi, an toàn. Người được cứu chỉ cần nắm chặt sợi dây, còn mình thì hét lớn, yêu cầu cháu nhỏ bám thật chắc vào dây. Quá trình giải cứu, em nhỏ đầu tiên được đưa vào bờ nhẹ nhàng nhưng bé thứ hai thì xảy ra rung lắc, rất may cuối cùng cũng vào bờ an toàn. Riêng cháu thứ ba hoảng sợ, không dám đu dây bay vào bờ, phải chờ xuồng tiếp cận đưa vào. “Đây là lần đầu tiên tôi dùng máy bay này để vận chuyển người. Quá trình điều khiển ra giữa sông, có chút hoảng sợ nhưng động viên mình bình tĩnh để đưa người vào bờ an toàn. Lúc xong việc, mình rất mừng, cảm thấy nhẹ nhõm” - anh Nghĩa nói. Theo anh Nghĩa, tải trọng của máy bay không người lái được 50 kg, qua quan sát bằng mắt thường thì các cháu còn nhỏ, cân nặng tầm 30 kg nên mới mạnh dạn quyết định dùng máy bay cứu người. Anh Nghĩa cho biết anh mua chiếc máy bay này cách đây hai tháng với giá hơn 300 triệu đồng. Anh được Công ty Cổ phần NICOTEX Đắk Lắk cấp chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện bay. Đồng thời, anh đã được Bộ Quốc phòng cấp phép bay và vị trí bay cho mục đích nông nghiệp - dùng bón phân, phun thuốc. Anh Trần Văn Nghĩa cho biết năm 2014, anh ra trường với tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (cơ sở tại TP.HCM) và làm việc tại UBND xã Bình Phước, tỉnh Long An gần ba năm. Sau đó, nghỉ việc về nhà làm nông cùng gia đình. Một người thầm lặng khác Theo tìm hiểu, ba em nhỏ may mắn được cứu thoát trong dòng nước lũ, gồm: Kpăh Dai, Kpăk Nem và Rơ Châm H’Huân (đều 12 tuổi, ngụ làng Buôn Dớ, xã Ia Tul). Hai em Kpăh Dai, Kpăk Nem được “ngồi máy bay” vào bờ, còn em Rơ Châm H’Huân được người trong làng đưa xuồng ra sông giải cứu. Tìm đến làng Buôn Dớ, PV đã gặp hai em Kpăh Dai, Kpăk Nem. Em Kpăh Dai kể: “Bọn em đi chăn bò, lúc qua sông gặp nước chảy về nhanh, bờ sông ở quá xa nên không dám vào bờ”. Theo em Kpăh Dai, đến tận bây giờ em vẫn còn sợ và sợ nhất là khoảnh khắc ngồi trên dây để máy bay đưa vào bờ. Theo hình ảnh trong clip ghi lại lúc giải cứu ba em nhỏ mắc kẹt, có hình ảnh một thanh niên ở trần bơi ra giữa sông giải cứu ba em bị mắc kẹt. Nhưng do nước chảy mạnh nên thanh niên này đứng lại giữa sông, hỗ trợ anh Trần Văn Nghĩa điều khiển máy bay ra đón hai em nhỏ vào bờ. Qua hỏi thăm người trong làng Buôn Dớ và được bà con giới thiệu “người hùng thầm lặng” này là Kpăh Quốc (23 tuổi, người trong làng Buôn Dớ). Quốc cho biết: “Khi nghe tin, em liền chạy ra sông và lên phía trên bơi xuống theo dòng nước với mục đích đưa các em vào bờ. Nhưng nước lớn quá, em không đưa vào được và chờ máy bay bay ra giải cứu. Em động viên các em bình tĩnh, bám chặt vào dây để máy bay đưa vào bờ. Sau khi giải cứu xong em thứ ba, em mới bơi vào bờ”. Ông Ksor Hiếu, Trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã Ia Sau khi giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa sông, anh Trần Văn Nghĩa vẫn tiếp tục công việc đồng áng với chiếc máy bay không người lái của mình. Ảnh: LÊ KIẾN Tặng bằng khen cho anh nông dân cứu người Ngày 4-7, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đã ký quyết định về việc tặng bằng khen cho anh Trần Văn Nghĩa (ngụ xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai) do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác cứu nạn, cứu hộ hai em nhỏ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7. Nói về trường hợp dùng máy bay không người lái cứu người, ông Dương Mah Tiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cho biết hành động của anh Trần Văn Nghĩa rất phù hợp với tình cảnh và hoàn cảnh tức thời, rất đáng biểu dương, khen thưởng. Theo ông Tiệp, trước đây lực lượng kiểm lâm có đề xuất dùng máy bay không người lái để tuần tra, bảo vệ rừng. Còn về vấn đề dùng máy bay cỡ lớn hoặc phù hợp dùng trong công tác cứu hộ, cứu nạn thì cơ quan chuyên môn cũng đã nghiên cứu, thấy rất cần thiết và đã đề xuất nên tạo điều kiện trong công tác cứu hộ, cứu nạn. Sau sắp xếp địa giới hành chính cấp tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp từ ngày 1-7, nhiều ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) không còn phù hợp với thực tế và cần phải thay đổi. Về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Văn Tùng, Ủy viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, cho biết NXB đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tổ chức bản thảo và các ban biên tập rà soát, thống kê nội dung về yêu cầu cần đạt, kiến thức, số liệu, địa danh, bản đồ, biểu đồ, thông tin kinh tế - xã hội, liên quan đến thay đổi địa giới hành chính và chính quyền hai cấp; báo cáo Bộ GD&ĐT xin ý kiến chỉ đạo để chỉnh sửa. “Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành nội dung chỉnh sửa, cập nhật trong chương trình một số môn học như bộ đã thông báo trước đó, NXB Giáo dục Việt Nam sẽ tiến hành chỉnh sửa SGK, trình bộ thẩm định theo đúng quy trình” - ông Tùng nói. Cũng theo ông Tùng, nguyên tắc cập nhật các nội dung về yêu cầu cần đạt, về kiến thức, số liệu, địa danh, bản đồ, biểu đồ, thông tin kinh tế - xã hội… Mục đích hạn chế thấp nhất việc chỉnh sửa nội dung của SGK. “Trong thời gian chờ đợi SGK được chỉnh sửa, cập nhật theo địa giới hành chính và chính quyền hai cấp, theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, giáo viên và học sinh sẽ tiếp tục sử dụng SGK hiện hành. Bộ GD&ĐT sẽ có chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về việc này, tinh thần các nhà trường, thầy cô giáo sẽ chủ động trong việc điều chỉnh ngữ liệu, nội dung bài học, chủ đề dạy học trên cơ sở phù hợp với thực tiễn địa phương và chính quyền hai cấp. NGUYỄN QUYÊN Đời sống xã hội - Thứ Bảy 5-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Người nông dân và khoảnh khắc cứu người “cân não” giữa dòng lũ Trong tình cảnh cấp bách, anh Trần Văn Nghĩa quyết định đưa máy bay không người lái bay ra giữa sông cứu thành công hai em nhỏ giữa dòng nước xiết. Tul, cho biết sau sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã đi hỏi thăm người dân, động viên người bị nạn và cả người dũng cảm dùng máy bay cứu người. Đồng thời báo cáo sự việc lên UBND tỉnh, đề xuất khen thưởng cho người có hành động dũng cảm cứu người. Theo ông Hiếu, thời điểm xảy ra vụ việc trên địa bàn có mưa, nước từ thượng nguồn đổ về lớn. Rất may không có chuyện đáng tiếc xảy ra.• Sẽ điều chỉnh sách giáo khoa để phù hợp tình hình sau sáp nhập “Tôi không nghĩ mình là anh hùng. Tôi chỉ nghĩ: Nếu không làm gì, các cháu sẽ gặp nguy hiểm.” Anh Trần Văn Nghĩa Anh KSor Quốc, người bơi ra giữa sông hỗ trợ cứu ba em nhỏ mắc kẹt trên sông. Ảnh: LÊ KIẾN Hình ảnh em Kpăh Dai được giải cứu. (Ảnh cắt từ clip)

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==