149-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Bảy 5-7-2025 phapluat@phapluattp.vn BÙI TRANG Sáng 4-7, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn), bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũ) và 39 bị cáo khác trong vụ án đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định đấu thầu, xảy ra tại một số địa phương. HĐXX nhận hai biên lai nộp tiền trong thời gian nghị án Trước đó, HĐXX đã nghe các bị cáo nói lời sau cùng và nghị án kéo dài. Theo dự kiến, HĐXX sẽ tuyên án vào sáng 4-7. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Trần Nam Hà thông báo trong thời gian nghị án, HĐXX nhận được hai biên lai nộp tiền. Một biên lai do Tập đoàn Phúc Sơn nộp thể hiện ông Trần Công Bình đã nộp 768 tỉ đồng khắc phục hậu quả vụ án thay cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu. Một biên lai nộp 200 triệu đồng khắc phục hậu quả cho bị cáo Phùng Quang Hùng, cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (cũ). Do đó, HĐXX quay lại phần xét hỏi. Trả lời HĐXX, Tập đoàn Phúc Sơn xác nhận phối hợp với đối tác để nộp khắc phục thay ông Hậu. Sau đó, chủ tọa đã hỏi bị cáo Hậu có ý kiến gì về việc này. Ông Hậu cho biết vào đầu giờ chiều 3-7, bị cáo được quản giáo thông báo cho biết 196 lô đất đã tìm được đối tác và bị cáo đã được nộp khắc phục hết. Ông Hậu nói cảm ơn HĐXX, đại diện VKS tạo điều kiện cho việc này và xin HĐXX xem xét đây là tình tiết mới để cân nhắc, giảm nhẹ cho 40 bị cáo còn lại. Từ giai đoạn điều tra, bị cáo đã nhận thức rõ lỗi lầm của mình, vì bản thân bị cáo mà 40 người khác phải đứng ở đây. “Suốt đêm, tôi chỉ ngủ được 1-2 tiếng, cứ xoay bên trái ướt cánh tay trái, xoay bên phải ướt cánh tay phải, khóc vì mừng” - bị cáo Nguyễn Văn Hậu nghẹn ngào nói. Ông Hậu nói thêm rằng qua người dân Vĩnh Phúc (nay là tỉnh Phú Thọ) ở đây, bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến các cháu bé, người già, hơn 3.000 hộ cận nghèo ở Vĩnh Phúc vì đã “không thể tiếp tục làm gì cho người dân quê tôi”. Bị cáo Phùng Quang Hùng cũng trình bày với HĐXX tự nguyện nộp 200 triệu đồng để khắc phục hậu quả chung của vụ án. VKS giảm nhẹ mức án đề nghị với một số bị cáo Trước diễn biến này, đại diện VKS xác định đây là tình tiết giảm nhẹ mới cho các bị cáo và thay đổi quan điểm, giảm nhẹ mức đề nghị với một số bị cáo. Cụ thể, đại diện VKS đề nghị mức án mới với bị cáo Nguyễn Văn Hậu là 14-15 năm về tội đưa hối lộ, 11-12 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, 7-8 năm tù về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là 30 năm. Trước đó, bị cáo Hậu bị VKS đề nghị mức án 17-18 năm tù về tội đưa hối lộ, 15-16 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, 11-12 năm tù về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt đề nghị là 30 năm tù. Các bị cáo Phùng Quang Hùng, Phạm Văn Vọng (cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũ), Hà Hòa Bình (cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũ) bị VKS đề nghị mức án 3-4 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trước đó, các bị cáo này bị đề nghị mức án từ bốn năm đến bốn năm sáu tháng tù. Ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn được VKS giảm mức án đề nghị Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG HUY Một số bị cáo khác cũng được đại diện VKS giảm mức án đề nghị. Tuy nhiên, nhóm bị cáo ở tội nhận hối lộ là cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc (cũ) như bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu bí thư Tỉnh ủy), bị cáo Lê Duy Thành (cựu chủ tịch UBND tỉnh), bị cáo Phạm Hoàng Anh (cựu giám đốc Sở Xây dựng)… không được đề nghị giảm thêm mức án. Sau đó, HĐXX đã nghe các luật sư, bị cáo trình bày ý kiến. Các luật sư đều đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ mức án cho các thân chủ của mình. Sau khi nghe các luật sư, bị cáo trình bày HĐXX quyết định nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào sáng 11-7 tới.• Trong thời gian nghị án, HĐXX nhận được biên lai nộp tiền do Tập đoàn Phúc Sơn nộp thể hiện ông Trần Công Bình đã nộp 768 tỉ đồng khắc phục hậu quả thay bị cáo Nguyễn Văn Hậu. Gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng hơn 1.100 tỉ đồng Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện các dự án, gói thầu tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Phú Thọ, bị cáo Nguyễn Văn Hậu đã trực tiếp thực hiện, chỉ đạo cấp dưới hoặc câu kết với các đơn vị khác để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán, đấu thầu. Hành vi sai phạm của ông Hậu và các đồng phạm gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước với tổng số tiền hơn 1.100 tỉ đồng. Trước đó, theo trình bày của ông Nguyễn Văn Hậu và Tập đoàn Phúc Sơn, ngoài hơn 1.100 sổ hồng bị kê biên, ông Hậu còn có 196 sổ hồng bị hạn chế giao dịch. Số bất động sản này đã có khách hàng hỏi mua. Nếu tòa án tạo điều kiện thì ông Hậu sẽ bán số bất động sản này và khắc phục hết hậu quả vụ án trong 2-3 ngày trước khi tuyên án. Chủ tọa phiên tòa đã hướng dẫn trong trường hợp các bên tìm được đối tác ký hợp đồng mua bán thì cần chuyển thẳng số tiền trên đến Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội hoặc có bảo lãnh của ngân hàng với nội dung chỉ sử dụng số tiền trên để xử lý vào việc thi hành án cho bị cáo Hậu. Khi đó, tòa án sẽ có quyết định trong bản án về việc gỡ bỏ phong tỏa 196 bất động sản. Ngày 4-7, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thanh Vũ (cựu phó giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nghĩa Hành). HĐXX tuyên phạt bị cáo 13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ba năm tù về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; ba năm tù về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, tổng hợp hình phạt chung là 19 năm tù. Đồng thời, tòa tuyên buộc bị cáo Trần Thanh Vũ phải bồi thường cho bị hại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt. HĐXX nhận định hành vi của bị cáo Trần Thanh Vũ đã xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản của tổ chức, cá nhân được Nhà nước bảo vệ; xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của Nhà nước nên cần phải xử lý nghiêm. Tuy nhiên, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Theo cáo trạng, Trần Thanh Vũ là người thành lập và điều hành hoạt động thực tế của Công ty Nghĩa Hành. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 16-6-2017, ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà ở. Từ ngày 4-11-2020, Trần Thanh Vũ đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp, để Nguyễn Thành Vũ là giám đốc, đại diện theo pháp luật, Trần Thanh Vũ làm phó giám đốc. Sau đó, Trần Thanh Vũ giả chữ ký của Nguyễn Thành Vũ để mở tài khoản Công ty Nghĩa Hành, ủy quyền làm thủ tục phát hành chứng thư bảo lãnh thanh toán cho một số đối tác tại ngân hàng và giả chữ ký của Nguyễn Thành Vũ trên hồ sơ thành lập doanh nghiệp để đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp. Đầu năm 2021, Trần Thanh Vũ sử dụng hai chứng thư bảo lãnh giả có cùng số seri, số tham chiếu để bảo lãnh thanh toán cho Công ty Gala Home và Công ty An Phát Lộc, làm cho hai công ty này tin tưởng, giao số lượng hàng hóa trị giá hơn 3,5 tỉ đồng để bị chiếm đoạt. Trong đó, Trần Thanh Vũ chiếm đoạt của Công ty Gala Home hơn 705 triệu đồng và chiếm đoạt của Công ty An Phát Lộc gần 2,8 tỉ đồng. Nguyễn Thành Vũ khai khoảng năm 20182019, Nguyễn Thành Vũ làm công nhân phụ hồ và trông coi công trình cho Trần Thanh Vũ. Trần Thanh Vũ đã nhờ Nguyễn Thành Vũ mở tài khoản cá nhân, sau đó giao lại cho Trần Thanh Vũ sử dụng. Khoảng giữa năm 2022, Nguyễn Thành Vũ phát hiện mình là giám đốc, đại diện theo pháp luật của Công ty Nghĩa Hành. Nguyễn Thành Vũ có liên hệ với bị cáo Vũ để rút tên ra khỏi Công ty Nghĩa Hành. Nguyễn Thành Vũ không biết, không tham gia vào hoạt động của công ty. HUỲNH THƠ Anh thợ hồ bị ông chủ mượn tên, giả chữ ký để lừa đảo tiền tỉ Đại diện VKS đã giảm mức án đề nghị cho một số bị cáo do xuất hiện tình tiết giảm nhẹ mới, trong đó có bị cáo Nguyễn Văn Hậu. Bị cáo Trần Thanh Vũ tại phiên tòa. Ảnh: HUỲNH THƠ

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==