150-2025

SỐ 150 (7423) - Thứ Hai 7-7-2025 Tăng cường quan hệ Việt Nam-Brazil tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn TP.HCM: Cán bộ phường, xã “VÀO GUỒNG” với BỘ MÁY MỚI Trung tâm phục vụ hành chính công phường Cát Lái, TP.HCM bố trí nhiều quầy, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính công cho người dân theo từng lĩnh vực. Ảnh: THUẬN VĂN Cầu Nhơn Trạch vượt tiến độ, dự kiến về đích ngày 19-8 Quy định mới về công chứng, chứng thực Phát triển du lịch xanh và trị liệu: Cần sự phối hợp đồng bộ Giảm trừ gia cảnh theo vùng: Công bằng, sát với thực tế trong so nay trang 2+3 trang 11 trang 9 trang 8 trang 6 trang 4 Luật và đời “Cú đánh chặn” cần thiết để phòng, chống ma túy Trong bối cảnh tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, việc xử lý hình sự người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong một số trường hợp là giải pháp cần thiết nhằm cắt đứt mắt xích “cầu” trong quan hệ cung cầu ma túy. (Xem tiếp trang 7)

2 các quầy phục vụ riêng cho lĩnh vực bảo hiểm, tư vấn thuế… nhằm tạo thuận tiện cho người dân, hạn chế việc phải di chuyển lòng vòng giữa các bộ phận. Bố trí lực lượng thanh niên để hỗ trợ dân Trong khi đó, ông Lê Thượng Duy Lập, Phó Chủ tịch UBND kiêm Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công phường Thủ Đức, cho hay năm ngày qua số lượng người dân từ các phường cũ như Bình Thọ, Linh Chiểu, Trường Thọ và một phần của phường Linh Tây đến làm thủ tục rất đông. Trung tâm phục vụ hành chính công phường Thủ Đức đã tiếp nhận 511 hồ sơ thuộc các lĩnh vực như sao y, chứng thực, đăng ký kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục đất đai, đăng ký kinh doanh… Trung tâm đã giải quyết 468 hồ sơ (458 hồ sơ đúng hạn, 10 hồ sơ trước hạn). Tại phường Hiệp Bình, trong năm ngày qua cũng tiếp nhận 1.225 hồ sơ, tập trung ở lĩnh vực sao y (446 hồ sơ), đất đai (204 hồ sơ), hộ tịch (218 hồ sơ)… Đây là một trong ba phường có số dân đông tại TP.HCM sau khi sáp nhập. Sau gần một tuần vận hành, các công tác như tiếp đơn lắng khi nghe thông tin phường mới sáp nhập, bộ máy còn đang trong quá trình chuyển đổi, sợ rằng việc giải quyết hồ sơ sẽ chậm. “Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác. Từ khâu lấy số thứ tự đến nộp hồ sơ đều diễn ra nhanh chóng, có cán bộ hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Ai cũng làm việc rất nhiệt tình” - ông Viết Anh nói. Ông Huỳnh Cao Cường, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Lộc, cho biết các thủ tục được người dân đến giải quyết nhiều nhất tại xã là sao y, chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản và đăng ký giấy phép kinh doanh. Để đảm bảo việc vận hành được thuận lợi, xã đã bố trí chín quầy tiếp nhận hồ sơ theo từng lĩnh vực chuyên môn, đồng thời sắp xếp thêm Thời sự - Thứ Hai 7-7-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Sau tuần đầu hợp nhất và vận hành chính quyền hai cấp, TP.HCM cơ bản đã hoàn thành giai đoạn 1 của sắp xếp cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện bộ máy chuẩn bị bước vào giai đoạn 2, giai đoạn “tinh gọn” thực sự và vận hành hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Theo ghi nhận của PV, hầu hết cán bộ, người dân đều đánh giá việc xử lý, giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân đều diễn ra nhanh chóng. Tại trung tâm phục vụ hành chính công các phường, xã, dòng người ra vào làm thủ tục không ngớt, cán bộ luôn tay tiếp nhận và xử lý hồ sơ, không khí làm việc rộn ràng từ sáng đến chiều muộn. Bộ máy đã vào guồng Ngồi trước quầy tiếp nhận hồ sơ Trung tâm phục vụ hành chính công phường Bình Hưng Hòa, anh Lâm Nhật Nam (ngụ phường Bình Hưng Hòa) vừa cầm theo xấp giấy tờ vừa tranh thủ dò lại thông tin. Anh cho biết đang chờ làm sao y, chứng thực hồ sơ xin việc. “Ban đầu tôi cũng lo phường mới sáp nhập, không biết có con dấu hay chưa nhưng đến nơi được cán bộ hướng dẫn tận tình, giải thích rõ ràng nên cũng yên tâm” - anh Nam chia sẻ. Còn bà Phạm Thị Doan (ngụ phường Bình Hưng Hòa) cũng cho hay hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh của bà đã hoàn tất sau gần 15 phút chờ. “Mới sắp xếp nhưng việc làm hồ sơ, thủ tục rất nhanh chóng. Cán bộ làm nhanh, hỏi gì cũng trả lời kỹ càng” - bà Doan nhận xét. Phường Bình Hưng Hòa được thành lập trên cơ sở sáp nhập phường Bình Hưng Hòa và một phần phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân cũ), một phần phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú cũ), với tổng diện tích là 8,47 km2, dân số hơn 187.000 người và là một trong những phường đông dân của TP.HCM. Chị Phạm Thị Hồng Nhung, công chức phục trách lĩnh vực tài nguyên - môi trường, cho biết trước đây chị công tác tại UBND phường Bình Hưng Hòa (cũ). Sau một tuần làm việc trong bộ máy mới, từ những lo lắng ban đầu khi phường mới có dân số đông hơn, công việc nhiều hơn, đến nay chị đã dần thích ứng và bắt nhịp với công việc. Theo chị Quỳnh, xã Vĩnh Lộc vốn đã là địa bàn đông dân nên lượng hồ sơ người dân nộp hằng ngày rất nhiều. Đặc biệt, trong những ngày đầu sau sắp xếp, cán bộ vừa tiếp nhận khối lượng hồ sơ từ cấp huyện chuyển về, vừa xử lý các thủ tục còn tồn đọng từ xã Vĩnh Lộc A cũ. “Thời gian đầu, tôi cũng hơi “choáng” vì công việc quá nhiều nhưng nhờ đã được chuẩn bị tâm lý từ trước nên mọi việc vẫn đảm bảo tiến độ. Mỗi ngày sau giờ tiếp dân, chúng tôi còn rà soát, phân loại lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu cũ. Làm việc đến 20 giờ mới về là chuyện rất bình thường” - chị Quỳnh kể. Sau một tuần, chị Quỳnh nhìn nhận công việc đang dần đi vào ổn định. Các quy trình xử lý hồ sơ ngày càng trơn tru hơn, sự phối hợp giữa các bộ phận cũng nhịp nhàng. Đến Trung tâm phục vụ hành chính công xã Vĩnh Lộc để làm thủ tục hộ tịch, ông Nguyễn Viết Anh chia sẻ rằng ban đầu ông cũng có chút lo Trung tâm phục vụ hành chính công xã Vĩnh Lộc, TP.HCM bố trí chín quầy tiếp nhận hồ sơ theo từng lĩnh vực chuyên môn; sắp xếp thêm các quầy phục vụ riêng cho lĩnh vực bảo hiểm, tư vấn thuế… Ảnh: BẢO PHƯƠNG Công an phường Tân Sơn Hòa, TP.HCM hướng dẫn người dân làm các thủ tục hành chính. Ảnh: PHẠM HẢI “Trước khi chuyển về đây, lãnh đạo đã tổ chức tập huấn chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ khá kỹ nên khi vào vận hành, mọi thứ diễn ra khá trơn tru. Ban đầu thấy người dân đến đông, tôi cũng sợ không xử lý kịp, rồi bà con phải chờ đợi lâu nhưng giờ thì quen hơn rồi” - chị Nhung kể và nhìn nhận giai đoạn đầu chắc chắn còn nhiều áp lực, khối lượng công việc tăng lên nhưng ai cũng cố gắng vì mục tiêu chung. Ông Phạm Hoàng Khanh, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa, đánh giá sau một tuần vận hành theo mô hình mới, trung tâm phục vụ hành chính công của phường đã “vào guồng”, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 300-400 lượt người đến làm hồ sơ, thủ tục hành chính. “Đến nay, phường đã tiếp nhận hầu hết thủ tục thuộc thẩm quyền của cấp huyện thông qua hệ thống mới. Hiện hệ thống thông tin vận hành ổn định. Dĩ nhiên, với một nền tảng mới, quy trình mới, việc phát sinh một vài lỗi nhỏ trong quá trình xử lý là khó tránh khỏi” - ông Khanh nói và cho hay Trung tâm chuyển đổi số TP đã bố trí cán bộ túc trực tại phường để kịp thời hỗ trợ, xử lý ngay khi có vấn đề. Quy trình xử lý trơn tru, nhịp nhàng Tại Trung tâm phục vụ hành chính công xã Vĩnh Lộc, không khí làm việc cũng diễn ra tất bật, nhộn nhịp không kém. Xã Vĩnh Lộc được thành lập trên cơ sở sáp nhập xã Vĩnh Lộc A và một phần xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh cũ), với hơn 167.000 dân. Chị Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, công chức phụ trách lĩnh vực kinh tế, cho biết sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, chị được điều chuyển từ xã Hưng Long (huyện Bình Chánh cũ) về công tác tại xã Vĩnh Lộc. “Mới sắp xếp nhưng việc làm hồ sơ, thủ tục rất nhanh chóng. Cán bộ làm nhanh, hỏi gì cũng trả lời kỹ càng.” Bà Phạm Thị Doan, phường Bình Hưng Hòa, TP.HCM Thời gian đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại TP.HCM, đường truyền rất ổn định, được thể hiện qua các hội nghị trực tuyến, kết nối giữa điểm cầu chính với 168 phường, xã, đặc khu. Một số phường, xã được thụ hưởng hạ tầng công nghệ thông tin có sẵn từ trụ sở UBND quận, huyện đã được đầu tư nên có nhiều thuận lợi. Song một số đơn vị không được thuận lợi như thế. Do vậy, cần có kế hoạch đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin cho phường, xã. Mặt khác, việc kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với hệ thống định danh điện tử VNeID của Bộ Công an, hệ thống hộ tịch của Bộ Tư pháp, hệ thống đăng ký kinh doanh của Bộ Tài chính cũng chưa trọn vẹn. Một số hệ thống đã chạy ổn định, tuy nhiên một số khác cũng có những phát sinh trục trặc. Việc này được báo cáo, ghi nhận từ phường, xã gửi về. Trung tâm chuyển đổi số sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống, đồng thời phối hợp bộ, ngành để đẩy mạnh hệ thống liên thông. Bên cạnh đó, các địa phương cần sớm hoàn thiện hạ tầng về công nghệ thông tin… Bà VÕ THỊ TRUNG TRINH, Giám đốc Trung tâm chuyển đổi số TP.HCM Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống liên thông thoisu@phapluattp.vn TP.HCM: Cán bộ phường, xã với bộ máy mới Sau một tuần vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, nhiều phường, xã đông dân ở TP.HCM đã đi vào hoạt động ổn định.

3 Thời sự - Thứ Hai 7-7-2025 thoisu@phapluattp.vn “vào guồng” XUÂN HOÁT - LÊ KIẾN - VŨ LONG Tại các địa phương khác trên cả nước, kể từ khi vận hành mô hình chính quyền hai cấp, không khí làm việc cũng thể hiện rõ tinh thần đổi mới, luôn lấy hiệu quả phục vụ người dân làm thước đo. Người dân hài lòng Chia sẻ với PV, ông Trần Xuân Tây, Chủ tịch UBND phường Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cho biết sau một tuần vận hành chính thức, bộ máy UBND phường cơ bản đã ổn định công tác cán bộ, tổ chức, xây dựng các quy chế làm việc. Đặc biệt địa phương đã ban hành chương trình công tác cho sáu tháng còn lại. “Tuần đầu tiên chúng tôi gặp một số khó khăn về bố trí cơ sở hạ tầng nhưng đến nay cơ bản đã ổn định. Trung tâm phục vụ hành chính công phường cũng đi vào hoạt động thông suốt, hỗ trợ tốt nhất cho người dân” - ông Tây cho biết. Là xã miền núi, khó khăn lại nằm cách xa trung tâm, sau một tuần vận hành chính thức, cán bộ UBND xã Trung Khánh Vĩnh cũng đã quen dần với vị trí công tác mới. Bà Cao Thị Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Trung Khánh Vĩnh, phấn khởi nói đến nay mọi vị trí đều vận hành suôn sẻ, bước đầu người dân hài lòng với cán bộ của xã trong công tác giải quyết hồ sơ. Theo bà Thanh, xã Trung Khánh Vĩnh có diện tích rộng, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xen kẽ trong cộng đồng. Do vậy, việc tiếp cận các thủ tục hành chính thời gian trước đây mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau khi công tác chuyển đổi số được áp dụng triệt để, các cán bộ ở trung tâm phục vụ hành chính công xã tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người dân dễ dàng, nhanh chóng. “Tuần qua, chúng tôi nhận rất nhiều lời cám ơn của người dân về thái độ phục vụ cũng như giải quyết đúng, nhanh gọn các thủ tục” - bà Thanh nói. Tuy nhiên, bà cũng cho hay sau khi sáp nhập, xã Trung Khánh Vĩnh đang dùng trụ sở UBND xã Khánh Hiệp (trước sắp xếp), hạ tầng cơ sở chưa đảm bảo. “Trụ sở xã cũ xây dựng từ nhiều năm trước, không gian chật hẹp nên khó khăn trong bố trí nơi làm việc cho cán bộ, công chức” - bà nói. Cũng theo bà Thanh, một khó khăn nữa của xã Trung Khánh Vĩnh là địa bàn rộng nhưng biên chế cán bộ còn thiếu, trong khi nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn, không có phương tiện để đi lên trung tâm phục vụ hành chính công làm các thủ tục, hồ sơ. Để khắc phục khó khăn, trước mắt xã đã bố trí “đại lý” ở những địa bàn xã trung tâm để tiếp nhận hồ sơ cho người dân. Đồng thời sử dụng tạm những cán bộ chuyên trách trước đây phụ giúp công việc. “Bước đầu những “đại lý” này hoạt động hiệu quả, được người dân tin tưởng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì còn liên quan đến quyền lợi, lương, thưởng của những cán bộ chuyên trách” - bà Thanh chia sẻ và kiến nghị UBND tỉnh sớm có đề xuất về biên chế cho cán bộ trung tâm phục vụ hành chính công ở những xã nghèo, địa bàn rộng, giúp đảm bảo công tác phục vụ người dân chu đáo, tốt hơn. Bỏ qua khâu trung gian, hiệu quả rõ rệt Tại Gia Lai, UBND tỉnh đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo mọi hoạt động thông suốt nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả bước đầu nhận được phản hồi tích cực, hài lòng từ nhân dân. Tỉnh đã ban hành quy tắc vận hành mới trên toàn hệ thống: Rõ người - rõ việc - rõ sản phẩm - rõ tiến độ - rõ trách nhiệm - rõ thẩm quyền, nhằm khắc phục tình trạng thiếu trách nhiệm trong công việc. Chia sẻ về hoạt động của bộ máy mới, ông Đặng Toàn Thắng, Chủ tịch UBND phường Pleiku, cho biết mọi hoạt động của địa phương tuần qua rất tốt. Các hồ sơ xử lý đúng hẹn, gửi đúng cho các cơ quan có liên quan và thủ tục hành chính vận hành thông suốt, ổn định. Theo ông Thắng, mặc dù ban đầu có chút bỡ ngỡ trong khâu vận hành nhưng chưa có trục trặc, vướng mắc gì xảy ra. So với trước đây, trung tâm phục vụ hành chính công của phường hiện vận hành nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều. Trong đó, hiệu quả khác biệt và rõ rệt nhất là giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới, người dân ở phường Pleiku có thể được giải quyết các thủ tục ngay tại phường Quy Nhơn, cách xa hơn 160 km. Tại Đắk Lắk, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Tân Lập, cho biết qua một tuần hoạt động đơn vị hành chính hai cấp, về cơ bản công tác phục nhân dân của phường đều đảm bảo thông suốt, không bị gián đoạn. Dù vậy, ông Vũ Văn Hưng đánh giá đội ngũ cán bộ của phường hiện nay đến từ nhiều đơn vị nên cần thời gian tập huấn để có sự đồng bộ. Ban đầu vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất như trụ sở, phòng ốc vẫn chưa được ổn định. Hiện Đảng ủy, UBND vẫn còn làm hai nơi, khi triệu tập họp phải di chuyển nhiều...• “Tuần qua, chúng tôi nhận rất nhiều lời cám ơn của người dân về thái độ phục vụ cũng như giải quyết đúng, nhanh gọn các thủ tục.” Bà Cao Thị Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Trung Khánh Vĩnh Công tác giải quyết hồ sơ đã được số hóa giúp giải quyết hồ sơ cho người dân nhanh hơn. Ảnh: XUÂN HOÁT Lập “đại lý” trung tâm phục vụ hành chính công Dù có những bỡ ngỡ ban đầu nhưng cơ bản sau một tuần vận hành mô hình chính quyền mới, các cán bộ đã dần thích nghi, bộ máy thông suốt. thư, xác nhận hành chính... vẫn được phường tiếp nhận, có phân công người tham mưu, xử lý. Cơ quan cấp trên cũng đã có văn bản cấp tài khoản khẩn cho các đầu mối tiếp nhận hồ sơ. Trung tâm chuyển đổi số cũng hỗ trợ nhân sự xuống phường để kịp thời gỡ khó trong thao tác phần mềm. Ông Lê Thượng Duy Lập nhìn nhận khó khăn hiện nay trong việc vận hành trung tâm là đường truyền chưa ổn định. Hơn nữa, người dân chưa nắm bắt hết sự thay đổi trong việc thay đổi trụ sở làm việc, đơn vị hành chính nên cần tăng cường hướng dẫn và tuyên truyền sâu rộng hơn. Để hỗ trợ người dân nắm thông tin và làm thủ tục, ông Lập cho biết trong tuần tới sẽ bố trí thêm lực lượng Đoàn thanh niên, hướng dẫn trực tiếp cho người dân. Ghi nhận của PV, ở các trung tâm khác cũng gặp khó khăn tương tự. Đáng chú ý, trong lĩnh vực hộ tịch do chưa mở được sổ điện tử nên chưa trích lục bản sao không phụ thuộc nơi cư trú theo quy định mà vẫn phải hướng dẫn người dân về nơi giữ sổ gốc. Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm Tại phường Tân Sơn Hòa, ông Trần Minh Vũ, Chủ tịch UBND phường, thông tin từ những ngày đầu vận hành, trụ sở công an phường tiếp đón đông người dân làm thủ tục, công tác hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ diễn ra trật tự, thông suốt, được đánh giá chuyên nghiệp, tận tình. Ngay từ lối vào trụ sở Công an phường Tân Sơn Hòa, lực lượng tình nguyện viên và đoàn viên thanh niên túc trực hỗ trợ, hướng dẫn người dân khai báo và chuẩn bị giấy tờ. Khu vực tiếp dân được phân chia rõ ràng theo từng loại thủ tục, giúp tránh nhầm lẫn và tạo thuận tiện cho người dân. Chị Nguyễn Dương Dạ Hương (phường Tân Sơn Hòa) đến trụ sở để xác nhận giấy tờ hồ sơ xin việc. Sau khi được tình nguyện viên hướng dẫn, chị được cán bộ công an hỗ trợ tận tình, dễ hiểu và nhanh gọn. “Tôi được hướng dẫn rất cụ thể ngay từ cửa vào. Khi trao đổi, cán bộ công an rất niềm nở, giải đáp rõ ràng nên tôi thấy rất thoải mái. Trước đây, những thủ tục quan trọng tôi phải lên quận hoặc TP nhưng giờ chỉ cần đến phường là có thể xử lý nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí” - chị Hương chia sẻ. Theo ông Trần Minh Vũ, sau sáp nhập, công an phường và UBND phường đã triển khai nhiều giải pháp cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Trong đó, tập trung nâng cao năng lực phục vụ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho công chức, cán bộ, chiến sĩ theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”, thống nhất quy trình liên thông giữa bộ phận một cửa và công an phường trong xử lý các thủ tục... Về mặt công nghệ, UBND phường và công an phường tập trung hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia và ứng dụng VNeID; từng bước áp dụng hồ sơ điện tử, chữ ký số. Các đơn vị cũng công khai quy trình, thời gian giải quyết, hỗ trợ người dân chuẩn bị hồ sơ đúng quy định để tránh đi lại nhiều lần. “Phường cũng tăng cường lực lượng vào giờ cao điểm, mở thêm bàn tiếp nhận khi cần thiết; với thủ tục đơn giản, nếu hồ sơ đầy đủ sẽ được xử lý và trả kết quả ngay” - ông Vũ nói thêm. Chủ tịch UBND phường Tân Sơn Hòa nhấn mạnh một điểm khác biệt lớn so với trước khi sáp nhập là các đơn vị đã ứng dụng mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” với hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ. Qua đó, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục qua hệ thống số hóa, dịch vụ công trực tuyến một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Lượng hồ sơ tăng 20%-30% Còn tại phường Phú Lợi (tỉnh Bình Dương cũ), thống kê bước đầu cho thấy số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục của người dân tăng 20%-30% so với trước đây. Theo ông Phan Công Khanh, Chủ tịch UBND phường Phú Lợi, sau một tuần đi vào hoạt động chính thức, phường cơ bản đã ổn định về tổ chức bộ máy. Ông Khanh cho biết từ ngày 19-6, Trung tâm phục vụ hành chính công phường Phú Lợi đã đi vào hoạt động thử nghiệm. Chính vì thế, khi vận hành chính thức, số lượng hồ sơ có tăng thêm nhưng hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ phường rất tốt, không bị động, bỡ ngỡ. Hiện tại, phường Phú Lợi đang bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, đường truyền kết nối, liên thông đảm bảo liên thông giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời bố trí 22 cán bộ và các tình nguyện viên để hướng dẫn nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Dù vậy, theo ông Khanh, khi bắt đầu vận hành một bộ máy mới và sáp nhập nhiều phường chắc chắn sẽ gặp một số khó khăn, chủ yếu về cơ sở vật chất và đường truyền. “Do sử dụng lại cơ sở vật chất của phường cũ nên một số trang thiết bị chưa đáp ứng được với công việc nhiều như hiện nay, nhất là hệ thống đường truyền liên thông để giải quyết thủ tục hành chính. Sở KH&CN TP.HCM đã yêu cầu địa phương rà soát, báo cáo để có phương án xử lý phù hợp” - theo ông Phan Công Khanh.•

4 Thời sự - Thứ Hai 7-7-2025 thoisu@phapluattp.vn Ban Bí thư ban hành chỉ thị về Đại hội MTTQ Việt Nam Theo thông tin từ Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, mới đây đã ký ban hành Chỉ thị 48-CT/TW của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 20262031. Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về vai trò nòng cốt chính trị của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc… Cùng với đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chủ động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh… ĐẠI THANH • Tạm giữ con trai nghi đánh chết cha ruột. Ngày 6-7, Công an tỉnh Lâm Đồng tạm giữ Nguyễn Chí Thành (27 tuổi, ngụ xã Tuyên Quang) để điều tra hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Nạn nhân là ông NHT, cha của Thành. P.NAM - V.TÙNG • Cứu người đàn ông mắc kẹt trên biển quảng cáo. Đêm 5-6, ông NHT (45 tuổi) trèo lên biển quảng cáo ở xã Bình Minh, tỉnh Đồng Nai và bị mắc kẹt. Rất may, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH số 5 đã đến giải cứu ông T xuống đất an toàn. VIẾT THỊNH • Bắt nghi phạm trộm hàng loạt xe máy. Công an phường Hương Trà (TP Đà Nẵng) vừa phối hợp bắt giữ nghi phạm chuyên trộm cắp xe máy là Nguyễn Văn Bình (27 tuổi). Vụ việc đang được làm rõ. THANH NHẬT Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil, trưa 5-7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các biện pháp tăng cường quan hệ song phương tương xứng với khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm duy trì các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao; tăng cường tin cậy chính trị; phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận quan trọng đã đạt được. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trong đó có thương mại quốc phòng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khai thác và thương mại khoáng sản, ethanol và năng lượng sinh khối, chuyển đổi số, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, tư pháp. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy đàm phán để ký kết các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần và tạo điều kiện về thị thực đi lại giữa công dân hai nước. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những kết quả rất tích cực và cụ thể trong mở cửa thị trường nông sản hai nước. Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam. Theo đề nghị của Thủ tướng, hai bên nhất trí ký hiệp định về bảo đảm an ninh lương thực ổn định, lâu dài cho Brazil, trong đó Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo để ổn định lương thực cho Brazil… NGỌC DIỆP Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) cho biết chủ đầu tư đang chuẩn bị các phương án để xây dựng cầu Rạch Tôm. Dự án xây dựng mới cầu Rạch Tôm thay thế cầu sắt hiện hữu (xuống cấp không đáp ứng tải trọng khai thác) sẽ góp phần cải thiện tình hình giao thông khu vực; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông. Từ đó, từng bước thực hiện quy hoạch, phát triển giao thông vận tải cho TP.HCM và kết nối liên vùng với tỉnh Tây Ninh. Ước tính diện tích sử dụng đất cho dự án cầu Rạch Tôm khoảng 1,75 ha và dự kiến được khởi công vào ngày 10-7, hoàn thành vào tháng 12-2026. Tổng mức đầu tư của dự án là 496 tỉ đồng, bằng nguồn ngân sách TP.HCM. Ban giao thông đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp, tư vấn, phi tư vấn, hiện đang lập các thủ tục để chuẩn bị khởi công xây dựng công trình. Năm 2024, Ban giao thông đã giải ngân toàn bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè với số tiền 224,4 tỉ đồng. ĐÀO TRANG Ngày 6-7, một lãnh đạo UBND phường Thành Nhất, tỉnh Đắk Lắk cho biết công an phường đang tiếp tục làm rõ thông tin một học sinh bị đánh khi đi học thêm. Trước đó, một phụ huynh đã đăng tải thông tin trên mạng xã hội thể hiện sự bức xúc khi con trai học lớp 7 bị cô giáo dạy thêm đánh bầm tím phần mông. Lý do được cho là chỉ vì học sinh này làm lộn bài tập về nhà mà cô lôi ra đánh 20 thước gỗ. Trao đổi với PV, phụ huynh này cho biết sự việc xảy ra vào buổi học thêm tối 3-7. Tối hôm sau, phụ huynh mời cô giáo này tới nhà làm việc. Theo phụ huynh, tại đây, cô giáo đã thừa nhận đánh học sinh 20 thước vì giao bài tập số 12 và 13 nhưng cháu làm lộn sang 14 và 15… VŨ LONG Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Ảnh: TTXVN Thủ tướng chỉ đạo tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6-7-2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2025. Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường chuyển đổi số… để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Điều hành tỉ giá theo hướng linh hoạt, hài hòa, cân bằng hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá... Về chính sách tài khóa, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả với chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô khác. Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước; hiện đại hóa công tác quản lý thuế, quyết liệt thực hiện quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 tăng ít nhất 20% so với dự toán… (Theo baochinhphu.vn) Nhiều chuyến bay đến Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản có thể điều chỉnh vì bão số 2 Do ảnh hưởng của bão số 2 (tên quốc tế: Danas), trong các ngày 6 và 7-7, một số chuyến bay giữa Việt Nam và các điểm đến như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản có thể phải điều chỉnh kế hoạch khai thác để đảm bảo an toàn bay. Hãng hàng không Vietjet đã khuyến cáo hành khách cần kiểm tra kỹ lịch trình và tình hình thời tiết trước khi đến sân bay, do một số chuyến bay có thể tạm hoãn hoặc thay đổi giờ khởi hành. Hành khách được đề nghị chủ động theo dõi thông tin từ các kênh chính thức để cập nhật kịp thời. Tương tự, Vietnam Airlines cũng điều chỉnh một số chuyến bay đến/đi từ Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc) trong ngày 6 và 7-7. Trong khi đó, lịch bay giữa Việt Nam và Đài Bắc (Taipei) vẫn giữ nguyên. Ngoài ra, một số chuyến bay khác có thể bị ảnh hưởng dây chuyền do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. THU TRINH Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ đánh 2 học sinh ở TP.HCM Chiều 6-7, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đơn vị vừa bàn giao ba nghi phạm liên quan đến vụ hành hung học sinh cấp II cho Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Ba nghi phạm gồm: Nguyễn Vũ Hảo (30 tuổi, ngụ TP.HCM), Nguyễn Đức Duy (23 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) và Vũ Trọng Nghĩa (31 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh). Trước đó, tối 5-7, nhận được tin báo của Công an TP.HCM, lực lượng CSGT, Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công an xã Liên Hương rà soát, truy xét các nghi phạm có liên quan khi có thông tin những người này đang mặt tại xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng). Đến khoảng 22 giờ 20 cùng ngày, lực lượng CSGT đã đón lõng, bắt gọn ba nghi phạm tại một nhà nghỉ ở xã Liên Hương. Trước đó, Công an phường Tân Thới Hiệp, TP.HCM phát hiện tài khoản Facebook ẩn danh đăng tải trong nhóm “VN 24h” một clip với nội dung: “Clip chủ tiệm Tiger Gaming trên đường Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 (cũ) có hành động “tương tác” tới tấp vào 2 khách hàng là học sinh cấp 2”. Nội dung clip thể hiện người đàn ông đã hành hung trẻ em bằng tay chân, nắp xô nhựa trong nhà để xe. X.HOÁT - T.DƯƠNG ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Tăng cường quan hệ Việt Nam - Brazil tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược TP.HCM lên kế hoạch khởi công cầu Rạch Tôm, kết nối với tỉnh Tây Ninh Làm rõ vụ học sinh bị cô giáo đánh khi đi học thêm Tin vắ n

5 Làm rõ điểm khai thác đá trái phép giữa vườn cà phê ở Lâm Đồng Ngày 6-7, ông Trần Viết Cường, Chủ tịch UBND xã Bảo Lâm 2, tỉnh Lâm Đồng, cho biết UBND xã đã giao công an xã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các cá nhân, tổ chức liên quan, xử lý nghiêm theo quy định vụ khai thác đá trái phép tại hai thôn Thanh Bình và Đông La 2. “Sau khi có báo cáo, xã sẽ tiếp tục chỉ đạo, xử lý nghiêm theo quy định, đảm bảo không có ngoại lệ” - ông Cường nói. Theo UBND xã Bảo Lâm 2, ngày 5-7, công an xã này đã làm việc với chủ đất có hầm khai thác đá là ông NVK (thôn Thanh Bình). Đồng thời, lập biên bản ghi nhận hiện trường khai thác đá trái phép có quy mô lớn. Ngoài hầm đá trái phép nói trên, cơ quan chức năng cũng làm rõ những người liên quan đến khai thác đá chẻ tại đồi Sim ở thôn Đông La 2. Ghi nhận trực tiếp cho thấy hầm khai thác đá trái phép quy mô lớn hàng ngàn mét vuông nằm trong rẫy cà phê chỉ cách khu dân cư thôn Thanh Bình vài trăm mét. Thời điểm PV ghi nhận, hầm khai thác đá này không có người khai thác. Hầm rộng hàng ngàn mét vuông đang được san gạt, đào múc với quy mô lớn. Hàng trăm mét khối đá đã được chẻ thành phẩm chất thành nhiều đống nằm ngổn ngang. Bên cạnh đó, hàng ngàn mét khối đá nguyên khối nặng hàng tấn đã được đào lên khỏi mặt đất. Một số lều bạt được dựng lên và có hệ thống dây điện kéo tới hầm đá phục vụ khai thác đá trái phép. Con đường vào công trường khai thác đá bị băm nát vì các xe tải loại lớn chở đá ra vào thường xuyên. Thông tin ban đầu cho hay chủ khu đất khai thác đá là ông NVK kết hợp với một người tên H (ngụ xã Bảo Lâm 1) khai thác đá nhiều tháng qua. Ông H khai thác đá, bán rồi chia cho chủ khu đất. Ngoài hầm đá quy mô lớn nói trên, tại khu vực đồi Sim ở thôn Đông La 2 còn có hai điểm khai thác đá chẻ khác với nhiều đống đá chẻ thành phẩm chờ đi tiêu thụ. XUÂN HOÁT - TRÙNG DƯƠNG Đi ô tô vào lòng hồ cạn, 2 người tử vong tại Quảng Ninh Sáng 6-7, UBND phường Bình Khê (Quảng Ninh) báo cáo nhanh vụ việc hai người tử vong trong vụ xe bán tải đi vào lòng hồ cạn của đập Bến Châu, khu Phú Ninh, phường Bình Khê. Theo đó, khoảng 0 giờ 5 ngày 6-7, Công an phường Bình Khê nhận được tin báo của người dân về việc tại đập Bến Châu có một ô tô bán tải bị đắm. Đập này hiện do Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Đông Triều quản lý, lòng hồ đang trong tình trạng cạn và đã có biển cảnh báo “Khu vực nguy hiểm không phận sự cấm vào”. Theo xác minh ban đầu, tối 5-7, vợ chồng anh NNH, chị VTTL (cùng 32 tuổi) cùng vợ chồng anh VVH (39 tuổi), chị NTQ (31 tuổi) lái ô tô bán tải đi chơi và điều khiển xe xuống khu vực lòng hồ Bến Châu. Đến khu vực ngập nước, ô tô bị nước tràn vào xe. Cả bốn người đã ra ngoài xe để lội vào bờ. Tuy nhiên, do đêm tối không xác định được phương hướng, anh NNH và chị VTTL bị đuối nước, mất tích. Còn anh VVH, chị NTQ vào bờ thông báo cho mọi người đến tìm kiếm. Ngay khi nhận tin báo, Đảng ủy, UBND phường Bình Khê đã chỉ đạo công an phường huy động lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Đến sáng 6-7 thì tìm thấy thi thể anh NNH và chị VTTL. MINH TRÚC Thời sự - Thứ Hai 7-7-2025 thoisu@phapluattp.vn pháp lý vững chắc ở sở tại. Tại đầu cầu Hàn Quốc, ông Vũ Hồ, Đại sứ VN tại Hàn Quốc, cho biết hiện có khoảng 350.000 người VN đang sinh sống, học tập và làm việc tại nhiều tỉnh, TP của Hàn Quốc. Cộng đồng người VN tại Hàn Quốc là một cộng đồng trẻ, đang phát triển và hội nhập nhanh với xã hội sở tại, tham gia tích cực vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề và luôn hướng về quê hương, đất nước. Vì vậy, việc giúp bà con nắm bắt được đầy đủ, chính xác thông tin về pháp luật của VN và Hàn Quốc, đặc biệt là quy định liên quan đến đầu tư tại VN và lao động nước ngoài tại Hàn Quốc đóng vai trò rất quan trọng. Trong khuôn khổ chương trình, các luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Hiệp hội Luật sư Gyeonggi - Hàn Quốc và đại diện Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc phụ trách công tác hỗ trợ pháp lý đã giới thiệu về các quy định của pháp luật VN và Hàn Quốc, trả lời 12 nhóm câu hỏi của kiều bào tham dự trực tiếp và gửi đến chương trình. Trong đó, tập trung vào những vấn đề được kiều bào quan tâm như tiêu chuẩn lao động, ký kết hợp đồng lao động, chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, quyền sở hữu bất động sản và những quy định về đầu tư tại VN..., đặc biệt những nội dung mới của Luật Quốc tịch sửa đổi, thủ tục xin nhập/trở lại quốc tịch VN... Sau khi kết thúc chương trình, bà con kiều bào nếu cần được giải đáp, thông tin thêm, vẫn có thể tiếp tục liên hệ với Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc và Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao để tiếp tục được hỗ trợ kịp thời.• NGỌC DIỆP Sáng 6-7, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam (VN) ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc và Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức phổ biến, giải đáp pháp luật cho người VN đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc. Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, nhấn mạnh nhiệm vụ chăm lo cho cộng đồng người VN ở nước ngoài luôn là một trong những trọng tâm của công tác đối ngoại và công tác đại đoàn kết dân tộc, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo sát sao với hàng loạt chủ trương, chính sách lớn trong nhiều thập niên qua. Hoạt động phổ biến, giải đáp pháp luật cho người VN đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc không chỉ nhằm tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật của VN cho người VN ở nước ngoài mà còn đồng thời kết nối, cung cấp thông tin pháp luật của các nước trên thế giới cho kiều bào. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người VN ở nước ngoài, giúp cộng đồng hội nhập tốt, được tôn trọng, yêu quý và có địa vị Chương trình phổ biến, giải đáp pháp luật cho người Việt Nam tại Hàn Quốc. Ảnh: UBNVNONN Phổ biến, giải đáp pháp luật cho người Việt Nam tại Hàn Quốc Hoạt động nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người Việt Nam ở nước ngoài, giúp cộng đồng hội nhập tốt, được tôn trọng và có địa vị pháp lý vững chắc ở sở tại. Ngày 6-7, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TP.HCM cho biết đơn vị đã phối hợp kiểm tra và phát hiện ba cơ sở sơ chế hoa chuối vi phạm về an toàn thực phẩm tại khu vực phường Bình Đông, TP.HCM. Trước đó, tối 26-6, các tổ công tác thuộc PC03 đã đồng loạt kiểm tra ba cơ sở trên địa bàn. Tại cơ sở do ông NTL làm chủ, kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng phát hiện ông L đang ngâm 90 kg hoa chuối trong ba thùng hóa chất cùng 3 kg chất bột trắng không nhãn mác. Chủ cơ sở thừa nhận hoạt động không đăng ký kinh doanh và chưa được cấp giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó, cơ sở hoạt động vào ban đêm, từ 19 giờ hôm trước đến khoảng 3 giờ hôm sau. Mỗi ngày, ông L mua khoảng 450 kg hoa chuối với giá 8.000 đồng/kg, sau sơ chế còn khoảng 220 kg thành phẩm và được giao cho vợ đem bán tại chợ đầu mối Bình Điền với giá 20.000-30.000 đồng/kg. Tại cơ sở của ông TKL, lực lượng chức năng phát hiện 59 kg hoa chuối đang được ngâm trong hai thùng nhựa có pha hóa chất. Ông này khai trước đó một tuần đã mua 10 kg hàn the tại chợ Kim Biên và đã sử dụng 7 kg. Ngoài ra, ông này cũng mua 10 kg chất tẩy trắng dạng bột tại một cửa hàng trên đường Hồng Bàng và đã sử dụng hết. Tại một cơ sở khác do ông PNC làm đại diện pháp luật, tổ công tác kiểm tra tại chỗ và ghi nhận nhân viên công ty đang ngâm 60 kg hoa chuối với hóa chất gồm Sodium Metabisulfite, phèn chua và hàn the. Ngoài ra còn nhiều hóa chất chưa sử dụng: 2 kg Sodium Metabisulfite có nhãn, 8,5 kg chất nghi là hàn the và 10,1 kg chất nghi là phèn chua. Tổng cộng lực lượng chức năng tạm giữ 115,5 kg hoa chuối đã qua sơ chế cùng hơn 16 kg hóa chất nghi vấn. Hiện PC03 đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các cơ sở vi phạm theo quy định. NGUYỄN TÂN TP.HCM: Phát hiện 3 cơ sở ngâm hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng Công trường khai thác đá nằm trong rẫy cà phê. Ảnh: TRÙNG DƯƠNG

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 7-7-2025 văn bản cần lập khi thực hiện các thủ tục về thừa kế, luật mới quy định tất cả trường hợp nêu trên thì người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc sẽ thực hiện thủ tục công chứng văn bản phân chia di sản, khi có yêu cầu. Việc này áp dụng với cả trường hợp chỉ có một người thừa kế. Trường hợp được công chứng ngoài trụ sở Điều 46 Luật Công chứng 2024 và Điều 43 Nghị định 104 quy định việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nếu người yêu cầu công chứng thuộc một số trường hợp. Thứ nhất, lập di chúc tại chỗ ở theo quy định của BLDS. Thứ hai, không thể đi lại được vì lý do sức khỏe; đang điều trị nội trú hoặc bị cách ly theo chỉ định của cơ sở y tế. Thứ ba, đang bị tạm giữ, tạm giam; đang thi hành án phạt tù; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Thứ tư, có lý do chính đáng khác theo quy định của Chính phủ. Trong đó gồm phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; người cao tuổi, người khuyết tật hoặc có khó khăn trong việc đi lại. Người đang thực hiện nhiệm vụ trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, người đảm nhận chức trách hoặc đang thực hiện công việc được giao theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi họ làm việc mà việc rời khỏi vị trí sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ, công việc được giao hoặc chức trách mà họ đang đảm nhận. Trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan mà người yêu cầu công chứng không thể đến tổ chức hành nghề công chứng. Có thể thấy so với trước đây, luật mới đã bổ sung thêm các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở như trường hợp đang điều trị nội trú. Ngoài ra, nếu trước đây “lý do chính đáng khác” không được quy định rõ dẫn đến quy định này có thể bị áp dụng tùy nghi thì nay Chính phủ cũng đã có hướng dẫn chi tiết các trường hợp được xác định là “có lý do chính đáng”. Chụp ảnh công chứng viên chứng kiến việc ký văn bản Điều 50 Luật Công chứng 2024 quy định người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào từng trang của giao dịch trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên (CCV), trừ trường hợp đặc biệt do luật định. Đáng chú ý, lần đầu tiên Luật Công chứng quy định việc ký văn bản công chứng trước sự chứng kiến của CCV phải được chụp ảnh và lưu trữ trong hồ sơ công chứng. Tương tự, trường hợp việc điểm chỉ được thực hiện thay cho việc ký thì ảnh chụp CCV chứng kiến việc điểm chỉ. Nghị định 104/2025 hướng dẫn ảnh chụp phải đáp ứng các yêu cầu sau: Nhận diện được người ký văn bản công chứng và CCV thực hiện việc công chứng; rõ ràng, sắc nét, không dễ bay màu hoặc phai mực; không được cắt ghép, chỉnh sửa; được in màu hoặc đen trắng trên giấy A4; trường hợp sử dụng giấy in ảnh chuyên dụng thì kích thước ảnh tối thiểu là 13x18 cm. Đáng chú ý, việc chụp ảnh là thành phần bắt buộc trong hồ sơ công chứng. Do đó, nếu người yêu cầu công chứng không đồng ý chụp ảnh thì CCV có quyền từ chối thực hiện công chứng. Không công chứng bản dịch, chỉ chứng thực chữ ký người dịch Điều 18 Luật Công chứng 2024 quy định một trong những quyền của CCV đó là chứng thực chữ ký NGUYỄN NGỌC Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025 hướng dẫn Luật Công chứng đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2025 và dưới đây là những quy định mới mà người dân cần biết. Công chứng văn bản phân chia di sản Trước đây, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong khi đó, trường hợp người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó thì sẽ có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Tức tồn tại hai loại văn bản là “thỏa thuận phân chia di sản” và “khai nhận di sản”. Để tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc khó khăn trong việc xác định loại Người dân đang thực hiện thủ tục công chứng. Ảnh: TRẦN MINH người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực. Trong khi đó, trước đây Luật Công chứng 2014 dành hẳn một điều (Điều 61) để quy định về việc công chứng bản dịch của CCV. Như vậy, Luật Công chứng 2024 đã bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng. Thay vào đó, CCV sẽ có thêm thẩm quyền thực hiện chứng thực chữ ký người dịch, bên cạnh việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cá nhân. Bản dịch đã được công chứng trước ngày 1-7-2025 tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp có nhu cầu sử dụng bản dịch thì thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký người dịch. Người dân có nhu cầu chứng thực chữ ký người dịch có thể thực hiện tại UBND cấp xã, tổ chức hành nghề công chứng… Trước đó, khi trình dự án luật lên Quốc hội, Chính phủ cho biết việc xác định bản dịch thuộc phạm vi công chứng còn chưa đúng bản chất công chứng vì thực chất đây là việc chứng thực chữ ký người dịch thuộc phạm vi hoạt động chứng thực. Do đó, quy định về công chứng bản dịch chưa thực sự phát huy tác dụng trong thực tiễn.• Lần đầu tiên Luật Công chứng quy định việc ký văn bản công chứng trước sự chứng kiến của công chứng viên phải được chụp ảnh và lưu trữ trong hồ sơ công chứng. Rút kinh nghiệm cách giải quyết 1 vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm phapluat@phapluattp.vn VKSND Cấp cao tại TP.HCM vừa ban hành thông báo rút kinh nghiệm đối với cách giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Trần Thị Kim Loan thực hiện. Loan là giám đốc công ty kinh doanh yến sào. Quá trình kinh doanh, Loan vay tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt. Xử sơ thẩm hồi tháng 9-2023, TAND tỉnh T xử phạt bị cáo Loan 17 năm tù, buộc trả cho bà T 30 tỉ đồng; tòa giành quyền khởi kiện cho ông C yêu cầu bị cáo Loan trả lại số tiền đã chiếm đoạt (3 tỉ đồng) nếu ông có yêu cầu. Bị cáo Loan kháng cáo. Xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy án để điều tra lại. Trong thông báo rút kinh nghiệm, VKSND Cấp cao tại TP.HCM nêu giấy vay tiền ngày 11-12-2019 thể hiện vợ chồng Loan vay của ông C 7,5 tỉ đồng, ông C giữ sổ hồng của vợ chồng Loan. Kết quả điều tra cho thấy ngày 4-11-2019, vợ chồng Loan đã ký chuyển nhượng thửa đất cho ông L và giao sổ hồng cho ông L giữ. Sau đó, bị cáo Loan mượn lại sổ hồng để nhận tiền bồi thường nhưng không trả lại cho ông L, sau đó lại thế chấp sổ hồng cho ông C để vay tiền. Như vậy, có căn cứ xác định chồng Loan biết rõ đất đã chuyển nhượng cho ông L nhưng vẫn thế chấp cho bị hại C để vay tiền rồi không trả tiền cho ông C. Theo kết quả giám định, chữ ký trong giấy vay tiền là chữ ký của vợ chồng Loan; chồng Loan là người trực tiếp viết giấy vay tiền của ông C. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm đã không xem xét, đánh giá hành vi này của chồng Loan là chưa đánh giá hết các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và có dấu hiệu bỏ lọt người thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, bị cáo khai đã trả nợ bà N 13,5 tỉ đồng. Bà N đã chuyển toàn bộ số tiền nhận được từ bị cáo Loan tới tài khoản của bà L. Sau đó, bà L tiếp tục chuyển tới tài khoản cho một công ty và công ty này đã dùng khoản tiền này để thanh toán khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm không đưa những tổ chức, cá nhân này tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng… YẾN CHÂU Quy định mới về công chứng, chứng thực Theo quy định mới, không còn công chứng bản dịch mà sẽ chứng thực chữ ký người dịch, thêm các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở... Theo Điều 57 Luật Công chứng 2024, trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền được yêu cầu CCV của tổ chức hành nghề công chứng mà mình lựa chọn chứng nhận việc đề nghị ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền. Bên được ủy quyền được yêu cầu CCV của tổ chức hành nghề công chứng mà mình lựa chọn chứng nhận tiếp vào bản gốc của hợp đồng ủy quyền đó để xác nhận việc chấp nhận ủy quyền, hoàn thành việc công chứng hợp đồng ủy quyền và gửi một bản gốc của văn bản công chứng đó cho tổ chức hành nghề công chứng mà bên ủy quyền đã công chứng để lưu hồ sơ công chứng. Văn bản công chứng hợp đồng ủy quyền có hiệu lực kể từ thời điểm được CCV của tổ chức hành nghề công chứng mà bên ủy quyền và bên được ủy quyền yêu cầu công chứng ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng đó. Trường hợp là văn bản công chứng điện tử thì phải có chữ ký số của CCV và chữ ký số của các tổ chức hành nghề công chứng đó. Công chứng hợp đồng ủy quyền ở hai tổ chức hành nghề công chứng

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==