150-2025

12 ngại. Muốn mua thẻ BHYT, bệnh nhân phải xuất viện về địa phương hoặc người nhà phải tự đóng tiền và gửi lại phiếu thu để BV liên hệ nhà hảo tâm hoàn trả. Mục tiêu khi đó là để người bệnh có thể sử dụng thẻ trong những lần tái khám tiếp theo. Cuối năm 2024, khi Chính phủ triển khai Đề án 06 về chuyển đổi số quốc gia, hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân, phòng Công tác xã hội BV Chợ Rẫy đã nắm bắt cơ hội này để kết nối với các đơn vị có khả năng hỗ trợ mua thẻ BHYT cho bệnh nhân trên phạm vi toàn quốc. “Thông tin cá nhân được tích hợp vào CCCD có gắn chip giúp việc kiểm tra, mua và sử dụng thẻ BHYT trở nên xúc động bày tỏ sự biết ơn với BV, tự nhủ sẽ để ý nhiều hơn đến tấm thẻ quý giá này. Từ ý tưởng nhỏ đến mô hình kết nối toàn quốc Theo ThS Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội BV Chợ Rẫy, việc hỗ trợ mua thẻ BHYT cho bệnh nhân đã được BV triển khai từ năm 2018, sau khi nghiên cứu kỹ các quy định của Luật BHYT. “Chúng tôi xác định đây là một trụ đỡ quan trọng trong chính sách an sinh. Với những người bệnh khó khăn, BHYT thực sự là một cứu cánh” - ông Hiển nói. Ông Hiển cho biết thời gian đầu việc hỗ trợ còn nhiều trở “Chúng tôi xác định đây là một trụ đỡ quan trọng trong chính sách an sinh. Với những người bệnh khó khăn, BHYT thực sự là một cứu cánh” - ông Hiển nói. doisongxahoi@phapluattp.vn DI LINH Chương trình hỗ trợ BHYT tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM) không chỉ giúp bệnh nhân khó khăn giảm bớt chi phí điều trị, mà còn là mô hình tiên phong kết nối cộng đồng, lan tỏa nhân ái trên cả nước. Mừng muốn khóc vì có thẻ BHYT Chị Lê Thị Cẩm (48 tuổi, quê Tây Ninh) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại những ngày chồng chị nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Anh được chẩn đoán áp xe gan, tổn thương phổi, hiện đang điều trị tại khoa Nội tiêu hóa BV Chợ Rẫy. Chị Cẩm kể vợ chồng chị quanh năm làm thuê, nghèo khó bủa vây nên chưa từng nghĩ tới việc phải có thẻ BHYT. Khi bệnh tật bất ngờ ập đến, chi phí điều trị trở thành gánh nặng quá sức. “Chồng tôi nhập viện, bác sĩ (BS) nói bệnh không nhẹ, chi phí điều trị sẽ cao. Lúc đó tôi rối lắm, muốn mua BHYT mà trong túi không có đồng nào” - chị nghẹn giọng. Trong lúc tưởng chừng bế tắc, chị được điều dưỡng hướng dẫn đến phòng Công tác xã hội của BV. Phòng đã nhanh chóng liên hệ với địa phương nơi chị ở và hoàn tất thủ tục tặng thẻ BHYT cho chồng chị ngay trong ngày. “Tôi mừng muốn khóc, bởi không có tấm thẻ BHYT ấy chắc tôi phải đưa chồng về sớm” - chị xúc động nói. thuận tiện hơn nhiều” - ông Hiển nói. Nhờ đó, BV Chợ Rẫy đã đẩy mạnh chương trình phối hợp cùng các nhà hảo tâm, đăng ký với ban giám đốc để hỗ trợ 100% trường hợp bệnh nhân nghèo không có thẻ BHYT, đặc biệt tại các khoa như giảm nhẹ và tuyến vú. Từ cuối tháng 2-2025, BV bắt đầu triển khai thử nghiệm. Sau một tháng, thẻ BHYT được tích hợp thành công và bệnh nhân tái khám tại địa phương chỉ cần mang theo CCCD. Từ hiệu quả ban đầu, BV đã mở rộng chương trình ra các khoa. Bệnh nhân nào không có BHYT, các khoa sẽ báo về phòng Công tác xã hội để kiểm tra trên hệ thống. Tuy nhiên, theo ông Hiển, việc hỗ trợ này vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt với những bệnh nhân quá nghèo, sống đơn độc, thiếu giấy tờ tùy thân hoặc chưa có CCCD gắn chip mức độ 2, yếu tố bắt buộc để đăng ký mua BHYT theo quy định hiện hành. “Tôi nghĩ việc này cần phải làm liên tục, cho đến khi nào người dân đều có thẻ BHYT trong tay thì chúng tôi mới có thể dừng lại” - ông Hiển nói.• Người bệnh nhập viện chưa có BHYT, các khoa, phòng sẽ hướng dẫn thân nhân đến phòng Công tác xã hội để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục mua thẻ BHYT. Với người bệnh điều trị nội trú có hoàn cảnh khó khăn, khoa lâm sàng sẽ gửi kèm “Tờ trình về việc giúp đỡ viện phí”, để phòng Công tác xã hội mua BHYT tặng người bệnh từ nguồn vận động các nhà hảo tâm. Ngồi tại BV Chợ Rẫy, chúng tôi có thể hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người bệnh ở bất kỳ tỉnh, thành nào trong cả nước. ThS LÊ MINH HIỂN, Trưởng phòng Công tác xã hội BV Chợ Rẫy Tiêu điểm Được hỗ trợ gia hạn thẻ BHYT, giờ đây chị Linh đã bớt đi nỗi lo. Ảnh: DI LINH Ngồi ở hành lang BV, chị Lê Thị Linh (52 tuổi, quê Quảng Ngãi) chia sẻ mấy hôm trước phải đưa con gái vào viện vì cháu bất ngờ mệt lả, khó thở. BS nghi cháu suy tim, tiểu đường, yêu cầu nhập viện theo dõi. “Vô đến BV tôi mới tá hỏa phát hiện thẻ BHYT của con đã hết hạn. Ngày thường mải lo công việc nên chẳng để ý tới cái thẻ” - chị Linh nói. Biết được hoàn cảnh mẹ con chị Linh, nhân viên phòng Công tác xã hội của BV đã nhanh chóng hỗ trợ chị gia hạn thẻ BHYT cho con gái. “Tôi không ngờ mọi chuyện lại được giải quyết nhanh đến vậy. Có thẻ rồi, viện phí giảm nhiều lắm” - chị “Nếu không có thẻ BHYT, chắc tôi phải đưa chồng về...” Hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân, BV Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên hỗ trợ mua thẻ BHYT cho bệnh nhân trên cả nước. Sau khi sáp nhập địa giới hành chính, hàng loạt cán bộ, công chức từ tỉnh Kon Tum (cũ) đã được phân công công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với hành lý, họ còn mang theo trách nhiệm, niềm tin và quyết tâm góp sức xây dựng quê hương mới. Từ đầu tháng 7, chị Y Việt Sa (nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum) nhận quyết định chuyển về công tác tại Tỉnh đoàn Quảng Ngãi (thuộc Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh). Xa gia đình, con cái gần 200 km, chị Sa một mình đến vùng đất mới với nhiều bỡ ngỡ. Trước ngày nhận nhiệm vụ, chị đăng lên mạng xã hội dòng tin nhờ giới thiệu chỗ ở phù hợp. “Không ngờ chỉ sau ít giờ, tôi nhận được hàng trăm tin nhắn hỏi thăm, hỗ trợ từ những người chưa từng quen biết” - chị Sa chia sẻ. Sự chân thành, tận tình của người dân và đồng nghiệp nơi đây đã giúp chị vững tin hơn trên hành trình mới. “Ban đầu tôi rất lo lắng nhưng rồi nhận được nhiều lời động viên, hướng dẫn chỗ ăn uống, thuê nhà, đi chợ... Tôi thật sự xúc động” - chị Sa nói. Cùng hoàn cảnh, Thượng úy Mộng Hoài Nhung, cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Quảng Ngãi), từng công tác tại nhiều vùng sâu, vùng xa ở Kon Tum. Nay chị Nhung cùng chồng và con gái mới 10 tháng tuổi chuyển đến Quảng Ngãi, cũng không tránh khỏi những băn khoăn. Điều tôi lo lắng nhất là tìm được chỗ ở thoáng đãng cho con nhỏ có chỗ chơi. Nhưng thật bất ngờ, các đồng nghiệp ở Công an tỉnh Quảng Ngãi đã giúp tìm nhà, quay video, kết nối với chủ trọ. Nhờ vậy, chúng tôi sớm ổn định nơi ở như mong muốn” - chị Nhung kể. Không chỉ có sự đồng hành từ cơ quan, rất nhiều người dân Quảng Ngãi cũng chủ động dang tay đón những người từ nơi khác đến. Đầu tháng 7, chị Ngô Thị Na (44 tuổi, xã Tịnh Hà) đăng bài trên Facebook: “Bạn bè Kon Tum về công tác tại Quảng Ngãi, ai chưa có chỗ ở, ghé nhà mình nhé. Không lấy tiền”. Ngôi nhà chị Na mới xây xong, nằm gần nhà cha mẹ chồng, đầy đủ tiện nghi. Biết có nhiều cán bộ còn loay hoay tìm nơi ở, vợ chồng chị quyết định chia sẻ. “Vì cả hai vợ chồng từng công tác ở Măng Đen (Kon Tum cũ) nên rất hiểu cảm giác xa nhà. Mong mọi người sớm hòa nhập, làm việc hiệu quả” - chị Na nói. Không riêng gì chị Na, nhiều người khác cũng chia sẻ thông tin: “Nhà nhỏ gần núi Thiên Ấn, ai cần phòng ở miễn phí thì liên hệ”. Những lời mộc mạc nhưng nghĩa tình ấy đã giúp không ít người vơi đi lo lắng trong ngày đầu thay đổi môi trường sống. Anh Vũ Đình Dương xúc động nói: “Chúng tôi không ngờ lại nhận được quá nhiều sự chân tình từ những người dân địa phương chưa kịp quen biết. Chính điều đó khiến tôi hiểu rằng vùng trời nào cũng là Tổ quốc”. NGUYỄN YÊN Cán bộ Kon Tum về Quảng Ngãi được người dân lo chỗ ở miễn phí Gia đình chị Na sẵn sàng mời cán bộ Kon Tum về Quảng Ngãi công tác đến nhà ở miễn phí khi chưa có chỗ ở. Ảnh: NGUYỄN YÊN Đời sống xã hội - Thứ Hai 7-7-2025

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==