3 Thời sự - Thứ Hai 7-7-2025 thoisu@phapluattp.vn “vào guồng” XUÂN HOÁT - LÊ KIẾN - VŨ LONG Tại các địa phương khác trên cả nước, kể từ khi vận hành mô hình chính quyền hai cấp, không khí làm việc cũng thể hiện rõ tinh thần đổi mới, luôn lấy hiệu quả phục vụ người dân làm thước đo. Người dân hài lòng Chia sẻ với PV, ông Trần Xuân Tây, Chủ tịch UBND phường Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cho biết sau một tuần vận hành chính thức, bộ máy UBND phường cơ bản đã ổn định công tác cán bộ, tổ chức, xây dựng các quy chế làm việc. Đặc biệt địa phương đã ban hành chương trình công tác cho sáu tháng còn lại. “Tuần đầu tiên chúng tôi gặp một số khó khăn về bố trí cơ sở hạ tầng nhưng đến nay cơ bản đã ổn định. Trung tâm phục vụ hành chính công phường cũng đi vào hoạt động thông suốt, hỗ trợ tốt nhất cho người dân” - ông Tây cho biết. Là xã miền núi, khó khăn lại nằm cách xa trung tâm, sau một tuần vận hành chính thức, cán bộ UBND xã Trung Khánh Vĩnh cũng đã quen dần với vị trí công tác mới. Bà Cao Thị Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Trung Khánh Vĩnh, phấn khởi nói đến nay mọi vị trí đều vận hành suôn sẻ, bước đầu người dân hài lòng với cán bộ của xã trong công tác giải quyết hồ sơ. Theo bà Thanh, xã Trung Khánh Vĩnh có diện tích rộng, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xen kẽ trong cộng đồng. Do vậy, việc tiếp cận các thủ tục hành chính thời gian trước đây mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau khi công tác chuyển đổi số được áp dụng triệt để, các cán bộ ở trung tâm phục vụ hành chính công xã tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người dân dễ dàng, nhanh chóng. “Tuần qua, chúng tôi nhận rất nhiều lời cám ơn của người dân về thái độ phục vụ cũng như giải quyết đúng, nhanh gọn các thủ tục” - bà Thanh nói. Tuy nhiên, bà cũng cho hay sau khi sáp nhập, xã Trung Khánh Vĩnh đang dùng trụ sở UBND xã Khánh Hiệp (trước sắp xếp), hạ tầng cơ sở chưa đảm bảo. “Trụ sở xã cũ xây dựng từ nhiều năm trước, không gian chật hẹp nên khó khăn trong bố trí nơi làm việc cho cán bộ, công chức” - bà nói. Cũng theo bà Thanh, một khó khăn nữa của xã Trung Khánh Vĩnh là địa bàn rộng nhưng biên chế cán bộ còn thiếu, trong khi nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn, không có phương tiện để đi lên trung tâm phục vụ hành chính công làm các thủ tục, hồ sơ. Để khắc phục khó khăn, trước mắt xã đã bố trí “đại lý” ở những địa bàn xã trung tâm để tiếp nhận hồ sơ cho người dân. Đồng thời sử dụng tạm những cán bộ chuyên trách trước đây phụ giúp công việc. “Bước đầu những “đại lý” này hoạt động hiệu quả, được người dân tin tưởng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì còn liên quan đến quyền lợi, lương, thưởng của những cán bộ chuyên trách” - bà Thanh chia sẻ và kiến nghị UBND tỉnh sớm có đề xuất về biên chế cho cán bộ trung tâm phục vụ hành chính công ở những xã nghèo, địa bàn rộng, giúp đảm bảo công tác phục vụ người dân chu đáo, tốt hơn. Bỏ qua khâu trung gian, hiệu quả rõ rệt Tại Gia Lai, UBND tỉnh đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo mọi hoạt động thông suốt nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả bước đầu nhận được phản hồi tích cực, hài lòng từ nhân dân. Tỉnh đã ban hành quy tắc vận hành mới trên toàn hệ thống: Rõ người - rõ việc - rõ sản phẩm - rõ tiến độ - rõ trách nhiệm - rõ thẩm quyền, nhằm khắc phục tình trạng thiếu trách nhiệm trong công việc. Chia sẻ về hoạt động của bộ máy mới, ông Đặng Toàn Thắng, Chủ tịch UBND phường Pleiku, cho biết mọi hoạt động của địa phương tuần qua rất tốt. Các hồ sơ xử lý đúng hẹn, gửi đúng cho các cơ quan có liên quan và thủ tục hành chính vận hành thông suốt, ổn định. Theo ông Thắng, mặc dù ban đầu có chút bỡ ngỡ trong khâu vận hành nhưng chưa có trục trặc, vướng mắc gì xảy ra. So với trước đây, trung tâm phục vụ hành chính công của phường hiện vận hành nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều. Trong đó, hiệu quả khác biệt và rõ rệt nhất là giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới, người dân ở phường Pleiku có thể được giải quyết các thủ tục ngay tại phường Quy Nhơn, cách xa hơn 160 km. Tại Đắk Lắk, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Tân Lập, cho biết qua một tuần hoạt động đơn vị hành chính hai cấp, về cơ bản công tác phục nhân dân của phường đều đảm bảo thông suốt, không bị gián đoạn. Dù vậy, ông Vũ Văn Hưng đánh giá đội ngũ cán bộ của phường hiện nay đến từ nhiều đơn vị nên cần thời gian tập huấn để có sự đồng bộ. Ban đầu vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất như trụ sở, phòng ốc vẫn chưa được ổn định. Hiện Đảng ủy, UBND vẫn còn làm hai nơi, khi triệu tập họp phải di chuyển nhiều...• “Tuần qua, chúng tôi nhận rất nhiều lời cám ơn của người dân về thái độ phục vụ cũng như giải quyết đúng, nhanh gọn các thủ tục.” Bà Cao Thị Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Trung Khánh Vĩnh Công tác giải quyết hồ sơ đã được số hóa giúp giải quyết hồ sơ cho người dân nhanh hơn. Ảnh: XUÂN HOÁT Lập “đại lý” trung tâm phục vụ hành chính công Dù có những bỡ ngỡ ban đầu nhưng cơ bản sau một tuần vận hành mô hình chính quyền mới, các cán bộ đã dần thích nghi, bộ máy thông suốt. thư, xác nhận hành chính... vẫn được phường tiếp nhận, có phân công người tham mưu, xử lý. Cơ quan cấp trên cũng đã có văn bản cấp tài khoản khẩn cho các đầu mối tiếp nhận hồ sơ. Trung tâm chuyển đổi số cũng hỗ trợ nhân sự xuống phường để kịp thời gỡ khó trong thao tác phần mềm. Ông Lê Thượng Duy Lập nhìn nhận khó khăn hiện nay trong việc vận hành trung tâm là đường truyền chưa ổn định. Hơn nữa, người dân chưa nắm bắt hết sự thay đổi trong việc thay đổi trụ sở làm việc, đơn vị hành chính nên cần tăng cường hướng dẫn và tuyên truyền sâu rộng hơn. Để hỗ trợ người dân nắm thông tin và làm thủ tục, ông Lập cho biết trong tuần tới sẽ bố trí thêm lực lượng Đoàn thanh niên, hướng dẫn trực tiếp cho người dân. Ghi nhận của PV, ở các trung tâm khác cũng gặp khó khăn tương tự. Đáng chú ý, trong lĩnh vực hộ tịch do chưa mở được sổ điện tử nên chưa trích lục bản sao không phụ thuộc nơi cư trú theo quy định mà vẫn phải hướng dẫn người dân về nơi giữ sổ gốc. Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm Tại phường Tân Sơn Hòa, ông Trần Minh Vũ, Chủ tịch UBND phường, thông tin từ những ngày đầu vận hành, trụ sở công an phường tiếp đón đông người dân làm thủ tục, công tác hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ diễn ra trật tự, thông suốt, được đánh giá chuyên nghiệp, tận tình. Ngay từ lối vào trụ sở Công an phường Tân Sơn Hòa, lực lượng tình nguyện viên và đoàn viên thanh niên túc trực hỗ trợ, hướng dẫn người dân khai báo và chuẩn bị giấy tờ. Khu vực tiếp dân được phân chia rõ ràng theo từng loại thủ tục, giúp tránh nhầm lẫn và tạo thuận tiện cho người dân. Chị Nguyễn Dương Dạ Hương (phường Tân Sơn Hòa) đến trụ sở để xác nhận giấy tờ hồ sơ xin việc. Sau khi được tình nguyện viên hướng dẫn, chị được cán bộ công an hỗ trợ tận tình, dễ hiểu và nhanh gọn. “Tôi được hướng dẫn rất cụ thể ngay từ cửa vào. Khi trao đổi, cán bộ công an rất niềm nở, giải đáp rõ ràng nên tôi thấy rất thoải mái. Trước đây, những thủ tục quan trọng tôi phải lên quận hoặc TP nhưng giờ chỉ cần đến phường là có thể xử lý nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí” - chị Hương chia sẻ. Theo ông Trần Minh Vũ, sau sáp nhập, công an phường và UBND phường đã triển khai nhiều giải pháp cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Trong đó, tập trung nâng cao năng lực phục vụ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho công chức, cán bộ, chiến sĩ theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”, thống nhất quy trình liên thông giữa bộ phận một cửa và công an phường trong xử lý các thủ tục... Về mặt công nghệ, UBND phường và công an phường tập trung hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia và ứng dụng VNeID; từng bước áp dụng hồ sơ điện tử, chữ ký số. Các đơn vị cũng công khai quy trình, thời gian giải quyết, hỗ trợ người dân chuẩn bị hồ sơ đúng quy định để tránh đi lại nhiều lần. “Phường cũng tăng cường lực lượng vào giờ cao điểm, mở thêm bàn tiếp nhận khi cần thiết; với thủ tục đơn giản, nếu hồ sơ đầy đủ sẽ được xử lý và trả kết quả ngay” - ông Vũ nói thêm. Chủ tịch UBND phường Tân Sơn Hòa nhấn mạnh một điểm khác biệt lớn so với trước khi sáp nhập là các đơn vị đã ứng dụng mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” với hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ. Qua đó, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục qua hệ thống số hóa, dịch vụ công trực tuyến một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Lượng hồ sơ tăng 20%-30% Còn tại phường Phú Lợi (tỉnh Bình Dương cũ), thống kê bước đầu cho thấy số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục của người dân tăng 20%-30% so với trước đây. Theo ông Phan Công Khanh, Chủ tịch UBND phường Phú Lợi, sau một tuần đi vào hoạt động chính thức, phường cơ bản đã ổn định về tổ chức bộ máy. Ông Khanh cho biết từ ngày 19-6, Trung tâm phục vụ hành chính công phường Phú Lợi đã đi vào hoạt động thử nghiệm. Chính vì thế, khi vận hành chính thức, số lượng hồ sơ có tăng thêm nhưng hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ phường rất tốt, không bị động, bỡ ngỡ. Hiện tại, phường Phú Lợi đang bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, đường truyền kết nối, liên thông đảm bảo liên thông giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời bố trí 22 cán bộ và các tình nguyện viên để hướng dẫn nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Dù vậy, theo ông Khanh, khi bắt đầu vận hành một bộ máy mới và sáp nhập nhiều phường chắc chắn sẽ gặp một số khó khăn, chủ yếu về cơ sở vật chất và đường truyền. “Do sử dụng lại cơ sở vật chất của phường cũ nên một số trang thiết bị chưa đáp ứng được với công việc nhiều như hiện nay, nhất là hệ thống đường truyền liên thông để giải quyết thủ tục hành chính. Sở KH&CN TP.HCM đã yêu cầu địa phương rà soát, báo cáo để có phương án xử lý phù hợp” - theo ông Phan Công Khanh.•
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==