150-2025

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 7-7-2025 văn bản cần lập khi thực hiện các thủ tục về thừa kế, luật mới quy định tất cả trường hợp nêu trên thì người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc sẽ thực hiện thủ tục công chứng văn bản phân chia di sản, khi có yêu cầu. Việc này áp dụng với cả trường hợp chỉ có một người thừa kế. Trường hợp được công chứng ngoài trụ sở Điều 46 Luật Công chứng 2024 và Điều 43 Nghị định 104 quy định việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nếu người yêu cầu công chứng thuộc một số trường hợp. Thứ nhất, lập di chúc tại chỗ ở theo quy định của BLDS. Thứ hai, không thể đi lại được vì lý do sức khỏe; đang điều trị nội trú hoặc bị cách ly theo chỉ định của cơ sở y tế. Thứ ba, đang bị tạm giữ, tạm giam; đang thi hành án phạt tù; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Thứ tư, có lý do chính đáng khác theo quy định của Chính phủ. Trong đó gồm phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; người cao tuổi, người khuyết tật hoặc có khó khăn trong việc đi lại. Người đang thực hiện nhiệm vụ trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, người đảm nhận chức trách hoặc đang thực hiện công việc được giao theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi họ làm việc mà việc rời khỏi vị trí sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ, công việc được giao hoặc chức trách mà họ đang đảm nhận. Trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan mà người yêu cầu công chứng không thể đến tổ chức hành nghề công chứng. Có thể thấy so với trước đây, luật mới đã bổ sung thêm các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở như trường hợp đang điều trị nội trú. Ngoài ra, nếu trước đây “lý do chính đáng khác” không được quy định rõ dẫn đến quy định này có thể bị áp dụng tùy nghi thì nay Chính phủ cũng đã có hướng dẫn chi tiết các trường hợp được xác định là “có lý do chính đáng”. Chụp ảnh công chứng viên chứng kiến việc ký văn bản Điều 50 Luật Công chứng 2024 quy định người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào từng trang của giao dịch trước sự chứng kiến trực tiếp của công chứng viên (CCV), trừ trường hợp đặc biệt do luật định. Đáng chú ý, lần đầu tiên Luật Công chứng quy định việc ký văn bản công chứng trước sự chứng kiến của CCV phải được chụp ảnh và lưu trữ trong hồ sơ công chứng. Tương tự, trường hợp việc điểm chỉ được thực hiện thay cho việc ký thì ảnh chụp CCV chứng kiến việc điểm chỉ. Nghị định 104/2025 hướng dẫn ảnh chụp phải đáp ứng các yêu cầu sau: Nhận diện được người ký văn bản công chứng và CCV thực hiện việc công chứng; rõ ràng, sắc nét, không dễ bay màu hoặc phai mực; không được cắt ghép, chỉnh sửa; được in màu hoặc đen trắng trên giấy A4; trường hợp sử dụng giấy in ảnh chuyên dụng thì kích thước ảnh tối thiểu là 13x18 cm. Đáng chú ý, việc chụp ảnh là thành phần bắt buộc trong hồ sơ công chứng. Do đó, nếu người yêu cầu công chứng không đồng ý chụp ảnh thì CCV có quyền từ chối thực hiện công chứng. Không công chứng bản dịch, chỉ chứng thực chữ ký người dịch Điều 18 Luật Công chứng 2024 quy định một trong những quyền của CCV đó là chứng thực chữ ký NGUYỄN NGỌC Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025 hướng dẫn Luật Công chứng đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2025 và dưới đây là những quy định mới mà người dân cần biết. Công chứng văn bản phân chia di sản Trước đây, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong khi đó, trường hợp người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó thì sẽ có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Tức tồn tại hai loại văn bản là “thỏa thuận phân chia di sản” và “khai nhận di sản”. Để tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc khó khăn trong việc xác định loại Người dân đang thực hiện thủ tục công chứng. Ảnh: TRẦN MINH người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực. Trong khi đó, trước đây Luật Công chứng 2014 dành hẳn một điều (Điều 61) để quy định về việc công chứng bản dịch của CCV. Như vậy, Luật Công chứng 2024 đã bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng. Thay vào đó, CCV sẽ có thêm thẩm quyền thực hiện chứng thực chữ ký người dịch, bên cạnh việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cá nhân. Bản dịch đã được công chứng trước ngày 1-7-2025 tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp có nhu cầu sử dụng bản dịch thì thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký người dịch. Người dân có nhu cầu chứng thực chữ ký người dịch có thể thực hiện tại UBND cấp xã, tổ chức hành nghề công chứng… Trước đó, khi trình dự án luật lên Quốc hội, Chính phủ cho biết việc xác định bản dịch thuộc phạm vi công chứng còn chưa đúng bản chất công chứng vì thực chất đây là việc chứng thực chữ ký người dịch thuộc phạm vi hoạt động chứng thực. Do đó, quy định về công chứng bản dịch chưa thực sự phát huy tác dụng trong thực tiễn.• Lần đầu tiên Luật Công chứng quy định việc ký văn bản công chứng trước sự chứng kiến của công chứng viên phải được chụp ảnh và lưu trữ trong hồ sơ công chứng. Rút kinh nghiệm cách giải quyết 1 vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm phapluat@phapluattp.vn VKSND Cấp cao tại TP.HCM vừa ban hành thông báo rút kinh nghiệm đối với cách giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Trần Thị Kim Loan thực hiện. Loan là giám đốc công ty kinh doanh yến sào. Quá trình kinh doanh, Loan vay tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt. Xử sơ thẩm hồi tháng 9-2023, TAND tỉnh T xử phạt bị cáo Loan 17 năm tù, buộc trả cho bà T 30 tỉ đồng; tòa giành quyền khởi kiện cho ông C yêu cầu bị cáo Loan trả lại số tiền đã chiếm đoạt (3 tỉ đồng) nếu ông có yêu cầu. Bị cáo Loan kháng cáo. Xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy án để điều tra lại. Trong thông báo rút kinh nghiệm, VKSND Cấp cao tại TP.HCM nêu giấy vay tiền ngày 11-12-2019 thể hiện vợ chồng Loan vay của ông C 7,5 tỉ đồng, ông C giữ sổ hồng của vợ chồng Loan. Kết quả điều tra cho thấy ngày 4-11-2019, vợ chồng Loan đã ký chuyển nhượng thửa đất cho ông L và giao sổ hồng cho ông L giữ. Sau đó, bị cáo Loan mượn lại sổ hồng để nhận tiền bồi thường nhưng không trả lại cho ông L, sau đó lại thế chấp sổ hồng cho ông C để vay tiền. Như vậy, có căn cứ xác định chồng Loan biết rõ đất đã chuyển nhượng cho ông L nhưng vẫn thế chấp cho bị hại C để vay tiền rồi không trả tiền cho ông C. Theo kết quả giám định, chữ ký trong giấy vay tiền là chữ ký của vợ chồng Loan; chồng Loan là người trực tiếp viết giấy vay tiền của ông C. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm đã không xem xét, đánh giá hành vi này của chồng Loan là chưa đánh giá hết các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và có dấu hiệu bỏ lọt người thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, bị cáo khai đã trả nợ bà N 13,5 tỉ đồng. Bà N đã chuyển toàn bộ số tiền nhận được từ bị cáo Loan tới tài khoản của bà L. Sau đó, bà L tiếp tục chuyển tới tài khoản cho một công ty và công ty này đã dùng khoản tiền này để thanh toán khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm không đưa những tổ chức, cá nhân này tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng… YẾN CHÂU Quy định mới về công chứng, chứng thực Theo quy định mới, không còn công chứng bản dịch mà sẽ chứng thực chữ ký người dịch, thêm các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở... Theo Điều 57 Luật Công chứng 2024, trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền được yêu cầu CCV của tổ chức hành nghề công chứng mà mình lựa chọn chứng nhận việc đề nghị ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền. Bên được ủy quyền được yêu cầu CCV của tổ chức hành nghề công chứng mà mình lựa chọn chứng nhận tiếp vào bản gốc của hợp đồng ủy quyền đó để xác nhận việc chấp nhận ủy quyền, hoàn thành việc công chứng hợp đồng ủy quyền và gửi một bản gốc của văn bản công chứng đó cho tổ chức hành nghề công chứng mà bên ủy quyền đã công chứng để lưu hồ sơ công chứng. Văn bản công chứng hợp đồng ủy quyền có hiệu lực kể từ thời điểm được CCV của tổ chức hành nghề công chứng mà bên ủy quyền và bên được ủy quyền yêu cầu công chứng ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng đó. Trường hợp là văn bản công chứng điện tử thì phải có chữ ký số của CCV và chữ ký số của các tổ chức hành nghề công chứng đó. Công chứng hợp đồng ủy quyền ở hai tổ chức hành nghề công chứng

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==