9 Mô hình xe tăng vượt khu “rừng Amazon” thu nhỏ với những hồ sen, đồng cỏ, những cây cổ thụ... tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh: TT Mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại TP.HCM. Trong ảnh: Du khách trải nghiệm tham quan, hái trái và thưởng thức trái cây ngay tại vườn. Ảnh: TT kinhtedothi@phapluattp.vn Xu hướng tiêu dùng xanh định hình thị trường Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng định hình thị trường. Theo thống kê, khoảng 34% du khách sẵn sàng chi trả thêm để lưu trú tại các cơ sở áp dụng chương trình xanh và gần 50% ưu tiên lựa chọn các DN lữ hành có đóng góp vào phát triển cộng đồng. Đây là cơ hội để DN vừa tăng lượng khách hàng vừa nâng cao doanh thu. Ông NGUYỄN TRÙNG KHÁNH, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Holdings (VTD), cho biết DN đang phát triển các sản phẩm du lịch có chiều sâu, tập trung vào yếu tố “chữa lành” cho du khách. Các hành trình do công ty tổ chức được lồng ghép hoạt động yoga, thiền, tắm suối giữa thiên nhiên, kết hợp với việc sử dụng thực phẩm xanh, sạch từ địa phương. Không dừng lại ở đó, công ty còn đầu tư vào các dự án thiết thực như khu du lịch sinh thái và chương trình trồng hơn 417 ha rừng tại Gia Lai, nơi du khách có thể trực tiếp trồng cây và đóng góp bảo vệ môi trường. “DN cũng đặt mục tiêu hạn chế tối đa rác thải và thúc đẩy du lịch cộng đồng, nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm gắn kết, ý nghĩa và những ký ức tốt đẹp sau mỗi chuyến đi” - ông Hiếu chia sẻ. Tuy vậy, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Nguyễn Trùng Khánh cũng chỉ ra hàng loạt rào cản đang kìm hãm sự phát triển của du lịch xanh tại Việt Nam. Trong đó, hạ tầng tại nhiều điểm đến còn yếu kém, đặc biệt là hệ thống xử lý rác thải và cung cấp nước sạch. Nhiều DN nhỏ và vừa còn hạn chế về năng lực, nhận thức và nguồn lực, chưa xem du lịch xanh là một lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, sản phẩm du lịch xanh hiện còn manh mún, tự phát, thiếu tính hệ thống và sức cạnh tranh. Công tác truyền thông chưa hiệu quả; thiếu bộ tiêu chí, tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi và chất lượng nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế. Cần sự phối hợp đồng bộ từ mọi phía Để khai thác hiệu quả tiềm năng của du lịch xanh và du lịch trị liệu, TS Sơn đề xuất một lộ trình phát triển bài bản. Theo ông, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng chuyên biệt, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như chuyên gia trị liệu, bác sĩ, đầu bếp... đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù và tăng cường liên kết chặt chẽ với ngành y tế. “Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, du lịch trị liệu đang nổi lên như một xu hướng tiềm năng có thể trở thành sản phẩm du lịch cao cấp và bền vững, giúp DN tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt” - TS Sơn nói. Trước thực trạng đó, các chuyên gia đều nhất trí rằng cần một giải THU TRINH Việc xanh hóa sản phẩm du lịch thông qua đầu tư vào các chương trình gắn với thiên nhiên, cộng đồng và môi trường hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản. Để tiềm năng này thực sự trở thành động lực tăng trưởng, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Tiềm năng nhưng còn nhiều rào cản Ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN) du lịch tại Việt Nam chuyển hướng sang mô hình phát triển bền vững thông qua các chương trình gắn với thiên nhiên, cộng đồng và chăm sóc sức khỏe. Những sản phẩm này không chỉ tạo giá trị thực cho du khách mà còn đóng góp tích cực cho xu hướng du lịch thân thiện với môi trường. Theo TS Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng bộ môn Du lịch Phân hiệu Khánh Hòa (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), nhận định du lịch xanh mang lại nhiều giá trị sâu sắc và bền vững. “Du lịch xanh giúp con người quay về với thiên nhiên trong lành để tái tạo năng lượng, giải tỏa căng thẳng và phục hồi tinh thần. Không chỉ vậy, nó còn khơi dậy tình yêu môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà không phải đánh đổi bằng môi trường sống” - TS Sơn chia sẻ. Việt Nam hiện sở hữu lợi thế kép từ tài nguyên thiên nhiên phong phú và nền văn hóa truyền thống đặc sắc. Việc tích hợp các hoạt động như thiền, yoga, y học cổ truyền, dưỡng sinh hay ẩm thực sạch vào sản phẩm du lịch sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của ngành du lịch nước ta trên thị trường quốc tế. Nhận diện xu thế mới, một số DN đã tiên phong phát triển sản phẩm “chữa lành” kết hợp trải nghiệm thiên nhiên và tiêu dùng xanh. Ông Nguyễn Dương Trung Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty CP Vietourist Du lịch trị liệu bằng phương pháp chuông xoay. Ảnh: TT pháp tổng thể và sự phối hợp đồng bộ của tất cả các bên liên quan. Về mặt chính sách, ông Khánh đề xuất các giải pháp vĩ mô như rà soát và hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư vào hạ tầng; xây dựng chương trình đào tạo nhân lực; hỗ trợ tài chính cho DN; đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch xanh. TS Sơn cũng nhấn mạnh vai trò của từng mắt xích trong chuỗi giá trị. Ông cho rằng để du lịch xanh không trở thành một trào lưu ngắn hạn, cần có sự chung tay từ cơ quan quản lý, DN, tổ chức giáo dục và cả cộng đồng địa phương. Nhà nước phải định hướng và khuyến khích phát triển sản phẩm gắn với văn hóa - cộng đồng, DN cần chủ động xanh hóa hoạt động kinh doanh, còn các cơ sở giáo dục nên tích hợp kiến thức du lịch xanh vào chương trình đào tạo sinh viên ngành du lịch. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng kêu gọi du khách thay đổi vai trò, từ người tiêu dùng thụ động trở thành người đồng hành kiến tạo giá trị. Điều này có nghĩa là du khách sẽ cùng DN và cộng đồng tạo nên những trải nghiệm sâu sắc, ý nghĩa và bền vững hơn.• Nhận diện xu thế mới, một số doanh nghiệp đã tiên phong phát triển sản phẩm “chữa lành” kết hợp trải nghiệm thiên nhiên và tiêu dùng xanh. Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ xem xét điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay trên cả nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lý do chính Bộ Xây dựng đưa ra đề xuất trên là để nghiên cứu bổ sung Cảng hàng không Măng Đen (tỉnh Quảng Ngãi) và Cảng hàng không Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) vào quy hoạch. Đồng thời, xem xét cập nhật, điều chỉnh một số nội dung khác trong quy hoạch nếu cần thiết. Nội dung của việc lập điều chỉnh quy hoạch lần này là phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực dự kiến điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sân bay và các khu vực lân cận ảnh hưởng đến sự hình thành sân bay mới. Thêm vào đó, cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu và đánh giá các yếu tố kỹ thuật để lựa chọn vị trí sân bay, dự báo nhu cầu vận tải của cảng hàng không mới, đánh giá tác động có liên quan khi hình thành cảng hàng không mới… Bộ Xây dựng đề xuất được giao là cơ quan tổ chức lập với thời gian dự kiến là ba tháng. Trong quá trình thực hiện, Bộ Xây dựng được phép chủ động điều chỉnh cục bộ nội dung, nhiệm vụ, tùy theo yêu cầu nghiên cứu, nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ quy hoạch. Năm 2023, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lần gần nhất cấp có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh quy hoạch trên là vào tháng 4 vừa qua, mục đích đưa sân bay Gia Bình vào quy hoạch và trở thành cảng hàng không quốc tế với công suất thiết kế dự kiến khoảng 15 triệu hành khách/năm. VIẾT LONG Phát triển du lịch xanh và trị liệu: Cần sự phối hợp đồng bộ Du lịch xanh và trị liệu đang mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, tuy nhiên để bứt phá cần tháo gỡ hàng loạt rào cản về hạ tầng, nhân lực và chính sách. Bộ Xây dựng đề xuất điều chỉnh quy hoạch sân bay toàn quốc Thời gian qua, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương đưa hai sân bay Măng Đen và Vân Phong vào quy hoạch mạng lưới sân bay toàn quốc. Ảnh: V.LONG
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==