11 Kinh tế - Thứ Tư 9-7-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn TÚ UYÊN Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, từ sữa bột, thuốc chữa bệnh đến dầu ăn, dầu gió… Tuy nhiên, thực trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả vẫn nhức nhối khiến người tiêu dùng (NTD) không khỏi bất an. Từ ống nhựa na ná thật đến đồng hồ Thụy Sĩ giả Trong lĩnh vực hàng xa xỉ, ông Phạm Hải Phong, Giám đốc thương mại Công ty TOPTEN - nhà phân phối độc quyền các thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ như Tissot, Mido, cho biết đồng hồ giả được làm giống hàng thật một cách kinh ngạc, từ logo đến kiểu dáng. “Họ làm giả tinh vi đến mức chỉ những người trong ngành mới có thể phân biệt” - ông Phong nói. Cùng chung nhận định, ông Trần Thanh Kha, Giám đốc Công ty TNHH Niterra Việt Nam, bày tỏ lo ngại khi sản phẩm bugi NGK của công ty bị làm giả với thủ đoạn khó lường. “Giả mạo hoàn toàn bao bì, nhãn mác là hình thức phổ biến và chiếm tỉ lệ cao nhất. Đây là thách thức lớn trong công tác nhận diện, kiểm tra và bảo vệ NTD khỏi rủi ro sử dụng sản phẩm kém chất lượng” - ông Kha nhấn mạnh. Bên cạnh việc làm giả sản phẩm, hành vi ăn theo thương hiệu nổi tiếng cũng là một vấn nạn nhức nhối. Theo ông Nguyễn Viết Hồng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD TP.HCM, nhiều chủ sở hữu của các nhãn hiệu nổi tiếng đều bị các đối tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng cách sao chép hình ảnh, thông tin để đánh lừa NTD. Đại diện Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam thông tin thời gian qua, hội đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý từ các doanh nghiệp (DN) nhằm chống lại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Số lượng vụ việc vi phạm có chiều hướng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Minh chứng cho cuộc chiến pháp lý gian nan này, đại diện Công ty CP Nhựa Bình Minh cho biế t nhiều năm qua, công ty đã nỗ lực xây dựng hình ảnh một thương hiệu hàng đầu Việt Nam và được NTD tin chọn. Đồng thời, công ty cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Ống nhựa Bình Minh”. Tuy nhiên, cách đây hai năm, công ty phát hiện một đơn vị có hành vi sử dụng tên DN và các sản phẩm ống nhựa PVC có gắn nhãn hiệu na ná, dễ gây nhầm lẫn cho NTD và xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Ống nhựa Bình Minh” đã được bảo hộ. “Dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ , công ty đã khởi kiện vụ việc ra tòa và vụ kiện đang trong quá trình kháng nghị giám đốc thẩm” - đại diện Nhựa Bình Minh chia sẻ. Doanh nghiệp chân chính thiệt hại không chỉ về thương hiệu Giám đốc Công ty TNHH Niterra Việt Nam Trầ n Thanh Kha cho rằng hàng giả, hàng nhái không chỉ gây tổn thất nghiêm trọng cho công ty về tài chính mà cả uy tín thương hiệu. “Quan trọng hơn là thiệt hại về lòng tin của NTD. Ví dụ khi sử dụng bugi giả, NTD có thể đối mặt với nguy cơ cao về an toàn kỹ thuật, ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt rủi ro với các xe chạy đường dài hoặc ở tốc độ cao” - ông Kha nhấn mạnh. Trong lĩnh vực xây dựng, mối nguy hiểm từ hàng giả, hàng nhái hiện hữu một cách âm thầm nhưng cũng đầy rủi ro. Theo phân tích của đại diện Công ty CP Nhựa Bình Minh, việc lựa chọn ống nhựa cho công trình là một quyết định cực kỳ quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, độ bền và chi phí về lâu dài. Vì vậy, sự xuất hiện của một sản phẩm có nguy cơ gây nhầm lẫn không chỉ ảnh hưởng đến nỗ lực xây dựng thương hiệu của DN mà cò n gây thiệt hại cho NTD. Nếu khá ch hà ng chọn phải ống nhựa nhá i, kém chất lượng thì đây là một hiểm họa tiềm tàng. “Các loại ống nhựa giả thường làm từ nhựa tái chế lẫn tạp chất, thành ống mỏng, chịu áp lực kém và rất giòn nên chỉ một va chạm nhẹ cũng Cá c sả n phẩ m đồng hồ Rolex, Patek Philippe... có dấu hiệu giả mạo hàng chính hãng bị lực lượng Quản lý thị trường phá t hiệ n khi kiể m tra tạ i Saigon Square vào cuố i thá ng 5-2025. Ảnh: TU Doanh nghiệp chân chính thiệt hại vì hàng giả, hàng nhái Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhận định hàng giả, hàng nhái tung hoành đang bào mòn uy tín của các thương hiệu chân chính và đe dọa môi trường đầu tư. có thể gây ra các vết nứt vi mô. Hậu quả là nước sẽ rò rỉ, thấm vào tường gây ố vàng, bong tróc sơn, thậm chí làm giảm tuổi thọ của toàn bộ công trình” - đại diện Nhựa Bình Minh phân tích. Không phải thấy khó mà không làm Nhiều DN đánh giá thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng tinh vi, từ việc giả mạo hình thức đến sử dụng thương hiệu gây nhầm lẫn. Đáng lo ngại, theo ông Phạm Hải Phong là với sự bùng nổ của mạng xã hội, quảng cáo lừa đảo xuất hiện với tần suất dày đặc, thậm chí lấn át cả quảng cáo từ các đơn vị chính hãng. Trước thực trạng trên, các DN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường chế tài, xử phạt, đơn giản hóa quy trình khiếu nại và xử lý vi phạm. Đặc biệt cần một hệ thống pháp lý minh bạch, nhanh chóng, công bằng sẽ là chìa khóa để bảo vệ các công ty làm ăn chân chính và thúc đẩy niềm tin từ cộng đồng DN nước ngoài khi chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư lâu dài. Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, cho hay qua công tác kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện các đối tượng có những thủ đoạn sản suất, kinh doanh hàng giả ngày càng tinh vi hơn. Ông Huy dẫn chứng các đối tượng thường sử dụng tiếng lóng khi quảng cáo trên mạng xã hội, sau đó trao đổi qua tin nhắn trực tiếp và sử dụng các dịch vụ vận chuyển công nghệ để giao hàng. Toàn bộ quá trình khép kín này khiến lực lượng chức năng không có đủ thông tin để truy vết. “Bên cạnh đó, việc bán hàng trên mạng thường được phân tán: Livestream một nơi, chốt đơn một nơi và nơi chứa trữ hàng hóa lại ở một nơi khác. Nhiều đối tượng còn cất giữ hàng hóa giả ở những nơi hang cùng ngõ hẻm hay trong căn hộ cá nhân, gây khó khăn cho chúng tôi khi xin lệnh vào kiểm tra” - ông Huy phân tích. Tuy nhiên, ông Huy khẳng định không phải thấy khó mà không làm. “Chúng tôi đang đẩy mạnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến phố, địa bàn trọng điểm, bởi vì khi phát hiện được các kho hàng, nơi chứa hàng hóa thì mới giảm được một phần tình hình hàng giả, nhất là hàng giả trên mạng” - ông Huy cho hay. Cũng theo ông Huy, NTD cần đặc biệt lưu ý khi một mặt hàng có thương hiệu được bán với giá rất thấp, vì đây là một trong những yếu tố hàng đầu để nghi ngờ hàng giả. Ngoà i ra, ông cũng khuyến cáo NTD mạnh mẽ hơn trong công tác tố giác cũng như phản ánh khi mua phải hàng giả. • Để tiếp tụ c thu hút cá c doanh nghiệp nước ngoài, công tác chống hàng giả, vi phạ m sở hữu trí tuệ cần được thực hiện quyết liệt hơn. Cần mạnh tay hơn nữa với hàng giả, hàng nhái Giám đốc thương mại Công ty TOPTEN Phạm Hải Phong cho biết các nhà phân phối chính hãng thườ ng phải gánh chịu chi phí đầu tư rất lớn, từ việc xây dựng thương hiệu, thuê mặt bằng đắt đỏ, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp đến việc đóng thuế đầy đủ. Thế nhưng hiệu quả kinh doanh lại không như mong đợi. Nguyên nhân của nghịch lý này, theo ông Phong, một phần đến từ vấn nạn hàng giả và hàng xách tay. Ông Phong chỉ rõ:“Doanh số đồng hồ chính hãng đã giảm 40%-50% và mức sụt giảm này kéo dài từ sau dịch COVID-19 đến nay vẫn chưa thể phục hồi. Việc doanh thu thất thoát vào tay hàng giả, hàng xách tay đang gây thiệt hại lớn cho các DN chân chính”. Hệ lụy của tình trạng này còn ảnh hưởng đến sức hút đầu tư của cả thị trường. Ông Phong nhận định dù các DN nước ngoài vẫn đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam nhưng họ sẽ dần nản lòng nếu công tác chống hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ không đủ mạnh mẽ, quyết liệt. “Vì vậy để tiế p tụ c thu hút cá c DN nước ngoài, công tác chống hàng giả, vi phạ m sở hữu trí tuệ cần được thực hiện quyết liệt hơn. Đặc biệt, cơ quan chức năng cần mạnh tay xử lý vi phạm trên các nền tảng kinh doanh trực tuyến”- ông Phong nhấn mạnh. Chúng tôi không kêu gọi đặc quyền. Nhưng trong một thị trường đầy biến động, DN chân chính cần một hệ thống pháp lý công bằng, nơi cái thật được bảo vệ. Đại diện Công ty CP Nhựa Bình Minh Tiêu điểm Sả n phẩ m yế n giả , yế n thậ t tạ i phòng trưng bày hà ng giả , hàng thậ t củ a Cụ c Quả n lý và phá t triể n thị trườ ng trong nướ c. Ảnh: TU
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==