152-2025

8 Đô thị - Thứ Tư 9-7-2025 trợ đơn giản, không đủ để tích lũy kỹ năng thực chiến. Nhiều trường vẫn chưa có liên kết sâu sát với DN để cập nhật nhu cầu tuyển dụng mới hoặc tổ chức huấn luyện theo chuẩn quốc tế. Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, cảnh báo: “Không thể phát triển một ngành dịch vụ có chất lượng nếu thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng. Du lịch là ngành làm dâu trăm họ, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, xử lý khủng hoảng là tối quan trọng nhưng hiện nay lại đang bị xem nhẹ hoặc gần như không được đào tạo bài bản”. Bức tranh này càng rõ nét hơn khi nhìn vào hậu quả để lại sau đại dịch. TS Daisy Kanagasapapathy, Phó Chủ nhiệm bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn tại ĐH RMIT Việt Nam, đánh giá khả năng thu hút nhân lực của ngành du lịch bắt đầu giảm vì đại dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm rời bỏ ngành và không quay lại. Mặc dù ngành đã phát triển mạnh mẽ trở lại gần đây nhưng nhiều người đã chọn rời khỏi ngành vĩnh viễn và tập trung vào những công việc khác. Hiện tượng THU TRINH Sau nửa đầu năm 2025 với lượng khách quốc tế đạt hơn 10 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ, các doanh nghiệp (DN) trong ngành nhà hàng, khách sạn, lữ hành… đang bước vào giai đoạn kinh doanh cao điểm từ tháng 7 đến cuối năm. Tuy nhiên, phía sau bức tranh tăng trưởng đầy lạc quan là bài toán nan giải về nhân sự. Tăng trưởng nóng, nhân sự hụt hơi Theo Cục Du lịch Quốc gia, hiện ngành du lịch đang thiếu khoảng 30%-40% lao động có kinh nghiệm so với nhu cầu thực tế. Tình trạng phổ biến là tuyển được người nhưng phải đào tạo lại. Bên cạnh đó, lao động trẻ thiếu khả năng giao tiếp, xử lý tình huống, ngoại ngữ hạn chế. Nhiều nhân sự chưa từng qua thực hành thực tế hoặc không quen áp lực phục vụ du khách quốc tế. Theo DN lữ hành, mặc dù nhiều trường CĐ, trung cấp nghề và ĐH đào tạo ngành du lịch, khách sạn song chương trình giảng dạy vẫn nặng lý thuyết. Thực tập sinh thường chỉ tiếp cận công việc mang tính quan sát hoặc hỗ việc. Trong khi đó, DN khi đào tạo thực tập sinh lại muốn “níu giữ” lâu dài, vì mỗi đợt thực tập lại mất thời gian đào tạo lại. Song song đó, cần chính sách hỗ trợ người học nghề, đào tạo lại lao động chuyển ngành sau dịch cũng như khuyến khích lao động địa phương tham gia ngành du lịch tại chỗ, thay vì chỉ tuyển lao động từ các TP lớn. PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, nhấn mạnh việc tái cấu trúc chương trình đào tạo: “Trường học cần thoát khỏi cách dạy nặng giáo trình cũ kỹ, thay vào đó phải thiết kế các khóa học theo mô hình mô phỏng thực tế từ vận hành khách sạn đến tổ chức tour. DN phải là đối tác xây dựng chương trình, không chỉ là nơi tiếp nhận thực tập”. Khi Việt Nam định vị mình là điểm đến toàn cầu cho cả du lịch và văn hóa, lực lượng lao động trong nước cần được trang bị đầy đủ để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi nhanh chóng xung quanh. Với các khoản đầu tư phù hợp vào các lĩnh vực mới nổi trong ngành du lịch, kết hợp với cải cách chương trình giáo dục và hợp tác chặt chẽ với DN, Việt Nam có thể biến những thách thức hiện tại thành lợi thế cạnh tranh lâu dài.• này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực và chuyên môn hiện nay. Đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực Khi ngành du lịch và khách sạn đang ăn nên làm ra, việc để tồn tại một khoảng trống lớn về kỹ năng sẽ là điểm nghẽn kéo chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng trải nghiệm du khách và làm chậm quá trình nâng tầm thương hiệu điểm đến Việt Nam. Để giải bài toán lỗ hổng kỹ năng, các chuyên gia cho rằng cần thay đổi mô hình đào tạo theo hướng “đặt hàng từ DN”, tăng thời lượng thực hành thực tế và cập nhật nội dung sát với xu hướng thị trường. Nhiều DN lớn như Sun Group, Saigontourist, Vinpearl… đã chủ động xây dựng học viện nội bộ hoặc hợp tác với các trường để tạo nguồn nhân sự “may đo” theo nhu cầu. Ngoài ra, giữa nhà trường và DN cũng cần có tiếng nói chung trong quá trình hợp tác đào tạo nguồn thực tập sinh. Nhà trường mong muốn sinh viên, qua các kỳ thực tập, được tham gia vào nhiều mảng, lĩnh vực tại DN nhằm tăng kỹ năng, khả năng tiếp cận công Theo báo cáo của Cục Thống kê, Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam, chiếm tới 46% tổng lượng khách quốc tế trong nửa đầu năm. Điều này phần nào phản ánh sự phục hồi rõ nét của du lịch khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, vốn đã vươn lên vị trí thứ hai từ hạng tư vào năm 2024. Cùng với đó, lần đầu tiên Thái Lan góp mặt trong top 5 thị trường gửi khách đến Việt Nam, cho thấy sức hút du lịch Việt đang lan rộng ra cả khu vực Đông Nam Á. Song song với sự tăng trưởng về lượng khách, thống kê dữ liệu từ nền tảng du lịch số Agoda cũng cho thấy sự thay đổi trong thói quen tìm kiếm điểm đến của du khách quốc tế. Danh sách các địa phương được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2025 không thay đổi nhiều so với năm ngoái. Top 5 là những cái tên Đà Nẵng, TP.HCM, Nha Trang, Hà Nội và đặc khu Phú Quốc vẫn giữ vững vị trí hàng đầu nhờ lợi thế về hạ tầng, dịch vụ và trải nghiệm phong phú. Đáng chú ý, đặc khu Phú Quốc đã vươn lên thay thế điểm đến Hội An trong top 5 được tìm kiếm nhiều nhất. Sự thăng hạng này phản ánh sự gia tăng sức hút của đảo ngọc nhờ cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và tần suất các đường bay quốc tế đến đặc khu Phú Quốc, đặc biệt từ Seoul (Hàn Quốc) được gia tăng đáng kể. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy chiến lược phát triển du lịch biển đảo và kết nối hàng không quốc tế đang phát huy hiệu quả. Phân tích theo từng thị trường cụ thể, đại diện Agoda nhận định: Du khách Hàn Quốc có xu hướng yêu thích các điểm đến ven biển và đảo. Trong đó, điểm đến Nha Trang dẫn đầu danh sách nhờ bãi biển đẹp và nhiều hoạt động giải trí, tiếp theo là Đà Nẵng và đặc khu Phú Quốc. Điểm đến Hội An và TP.HCM cũng được yêu thích bởi khả năng kết hợp giữa văn hóa truyền thống và sự sôi động hiện đại. Ngược lại, du khách Trung Quốc lại có xu hướng lựa chọn các đô thị lớn và những địa điểm nghỉ dưỡng kết hợp khám phá. TP.HCM và Hà Nội lần lượt giữ vị trí đầu trong danh sách lựa chọn của du khách Trung Quốc, bên cạnh đặc khu Phú Quốc, Đà Nẵng và điểm đến Nha Trang nơi mang lại trải nghiệm đa dạng từ giải trí, mua sắm đến khám phá thiên nhiên và văn hóa. THU TRINH Đặc khu Phú Quốc là một trong những điểm đến yêu thích được khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam. Ảnh: PEXELS Cần ngành học mới, sát với thực tế Chúng ta cần các chuyên ngành học mới và môn học sát với thực tế ngành như quản lý doanh thu, quản lý tài sản, quản lý hàng xa xỉ, quản lý sức khỏe và thậm chí là quản lý công viên giải trí, điểm tham quan. Những kỹ năng quản lý này vẫn cần được bổ trợ bởi các kỹ năng nghề nghiệp vốn là nền tảng của hoạt động khách sạn. Sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các DN và cơ sở giáo dục đào tạo về du lịch và khách sạn. Các cơ sở giáo dục cần đáp ứng thực tế của DN tốt hơn. Chúng tôi muốn nhận được lời khuyên của DN dựa trên phân tích nhu cầu hoạt động của họ, đồng thời khuyến khích các công ty trân trọng nhân viên mới hơn vì đây là đội ngũ lãnh đạo tương lai của ngành. Chúng ta cần giúp họ cảm thấy được chào đón và đánh giá cao, đồng thời nhìn thấy triển vọng nghề nghiệp lâu dài trong lĩnh vực này, bắt đầu từ mức lương tốt và cân bằng giữa công việc và cuộc sống. TS JUSTIN MATTHEW PANG, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn của ĐH RMIT Việt Nam Ngành du lịch và khách sạn đang thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm. Ảnh: TT Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm rời bỏ ngành và không quay lại. Ngành du lịch và khách sạn “khát” người làm được việc Những lỗ hổng về kỹ năng, ngoại ngữ và thực hành... đang trở thành rào cản lớn trong quá trình phục hồi và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành du lịch và khách sạn. Khách quốc tế tăng mạnh, Phú Quốc vươn lên top điểm đến yêu thích

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==