152-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn Đề xuất làm cầu/hầm vượt biển Cần Giờ đã có từ tám năm trước Lãnh đạo huyện Cần Giờ, TP.HCM trước đây cho biết khi nghiên cứu thực hiện khu đô thị lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ (cũ) đã có ý tưởng đề xuất kết nối Cần Giờ với TP Vũng Tàu bằng cầu vượt biển dài 17 km hoặc hầm vượt biển dài 25 km. Theo đó, nếu làm hầm vượt biển thì từ khu đô thị lấn biển Cần Giờ đến Vũng Tàu chỉ khoảng 7 km đường chim bay, đây được đánh giá là ý tưởng táo bạo của các nhà khoa học, chuyên gia. Ý tưởng về cầu/hầm vượt biển nối hai địa phương trước khi sáp nhập đã nhiều lần được bàn bạc nhưng đến nay vẫn chưa có bước triển khai cụ thể nào khác cho người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của đô thị này trên trường quốc tế. Theo đó, để tăng cường liên kết phía nam và đông nam, ông Nên đề xuất kéo dài tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Giờ đến Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ), giúp mở ra một tầm nhìn hoàn toàn mới về phát triển đô thị ven biển. “Hiện nay, tuyến phà Cần Giờ - Vũng Tàu (cũ) khai thác từ năm 2021 phục vụ 8.400 lượt khách/ngày với 24 chuyến/ngày. Trong giai đoạn đầu, có thể tăng tần suất phà nhưng khi nhu cầu tăng, cần thiết bổ sung kết nối đường sắt và đường bộ” - ông Nên cho biết. Ông Nên cũng dẫn chứng bài học kinh nghiệm từ Đan Mạch và Thụy Điển cho thấy cầu và hầm Øresund (8 km) nối Copenhagen và Malmö, giảm thời gian di chuyển từ 1 giờ bằng phà xuống 35 phút bằng tàu/ô tô. Với 24 chuyến tàu/giờ và 19.000 lượt xe/ngày (năm 2019), cầu tạo lợi nhuận kinh tế 78 tỉ krona (9 tỉ USD năm 2000), thúc đẩy thương mại (tăng 10%-15%/năm), lao động (20.000 người di chuyển/ngày) và du lịch (2 triệu lượt khách/năm, đóng góp 1,5 tỉ euro). Đường sắt kết hợp công trình vượt biển Trao đổi với PV, ông Nên cho biết đề xuất hiện tại là kéo dài tuyến đường sắt nối từ Phú Mỹ Hưng (quận 7 cũ) - Cần Giờ, kéo dài đến Vũng Tàu (cũ). Tuyến đường sắt này không chỉ đóng vai trò kết nối giao thông liên vùng, mà còn được kỳ vọng sẽ trở thành trục giao thông huyết mạch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam. Để hiện thực hóa tuyến kết nối này, cần xây dựng một công trình vượt biển, có thể kết hợp giữa cầu và hầm, nhằm vượt qua khu vực biển giữa Cần Giờ và Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ). Vị trí làm hầm vượt biển, dự kiến sẽ nằm tại khu vực có luồng chính tàu bè qua lại, để tránh việc làm cầu có tĩnh không quá lớn. Phương án đang được đề xuất là thiết kế công trình kết hợp giữa đường sắt và đường bộ, cho phép sử dụng chung hạ tầng nhằm tối ưu hóa chi phí đầu tư và hiệu quả khai thác. Theo ông Nên, trong bối cảnh TP.HCM vừa thực hiện việc sáp nhập địa giới hành chính, việc xây dựng tuyến đường sắt kết nối từ trung tâm TP qua Cần Giờ đến Vũng Tàu (cũ) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. “Kết nối này không chỉ tạo hành lang phát triển chiến lược về phía biển mà còn giúp hình thành một quần thể đô thị - cảng - logistics - dịch vụ - du lịch liên hoàn, có năng lực cạnh tranh ở tầm khu vực và quốc tế. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững khu vực ven biển phía nam TP.HCM, mở ra không gian phát triển mới, phù hợp với định hướng chiến lược dài hạn của TP” - ông Nên chia sẻ. Một hệ thống đường sắt đô thị và liên vùng đồng bộ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc rút ngắn thời gian kết nối giữa các đô thị ngoại vi và trung tâm TP.HCM. Qua đó tăng NHƯ NGỌC Việc mở rộng TP.HCM thông qua sáp nhập với các tỉnh lân cận Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu mang lại tiềm năng hình thành một “siêu đô thị” quy mô lớn. Khu vực mới này có tổng diện tích gần 7.000 km², dân số vượt 14 triệu người, với phạm vi trải rộng hơn 75 km. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là những thách thức đáng kể, đặc biệt trong việc tổ chức và vận hành hệ thống giao thông hiệu quả. Dù khu vực Đông Nam Bộ đã có định hướng phát triển vùng, sự kết nối giữa trung tâm TP.HCM hiện hữu và các đô thị vệ tinh trong vùng vẫn còn hạn chế. Khoảng cách và thời gian di chuyển kéo dài, có nơi mất hơn 2 giờ khiến việc đi lại hằng ngày không thuận tiện, cản trở sự liên kết kinh tế và xã hội giữa các khu vực. Giảm áp lực lên khu vực trung tâm TP.HCM Trao đổi về đề xuất làm đường sắt vượt biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu, ông Nguyễn Đình Nên, chuyên gia cao cấp về quy hoạch giao thông, Công ty Tư vấn Quốc tế enCity (đơn vị tư vấn làm các quy hoạch chung TP.HCM), nhấn mạnh rằng muốn vận hành một siêu đô thị hiệu quả, cần đầu tư mạnh mẽ vào mạng lưới giao thông công cộng có sức chứa lớn như đường sắt và metro, nhằm rút ngắn thời gian di chuyển xuống dưới 60 phút. Việc kết nối các đầu mối hạ tầng quan trọng như cảng biển, sân bay và khu công nghiệp cũng cần được ưu tiên hàng đầu. Theo ông Nên, các tuyến metro hiện được quy hoạch rời rạc giữa các tỉnh, thành nên cần được tích hợp thành một hệ thống xuyên suốt, bảo đảm khả năng kết nối linh hoạt trong toàn bộ vùng đô thị mở rộng. Một mạng lưới giao thông đường sắt được đầu tư bài bản sẽ không chỉ giảm áp lực lên khu vực trung tâm TP.HCM, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận dịch vụ và việc làm dễ dàng hơn Tuyến đường sắt kết nối từ trung tâm TP qua Cần Giờ đến Vũng Tàu có ý nghĩa quan trọng. Ảnh: NGỌC HÓA cường liên kết quốc gia và quốc tế, trực tiếp góp phần định hình một siêu đô thị có khả năng cạnh tranh toàn cầu. TheoTSVõKim Cương,nguyênPhó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, không thể phủ nhận rằng xây dựng cầu/hầm vượt biển Cần Giờ là một ý tưởng đầy táo bạo, đặc biệt trong bối cảnh mới. Nếu được thực hiện, công trình này có thể trở thành đòn bẩy quan trọng giúp phát triển khu đô thị mới Cần Giờ trong tương lai. Theo ông Cương, việc xây cầu/hầm vượt biển xuất phát từ mong muốn phát triển Cần Giờ xứng tầm, đưa khu vực này trở thành động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, từ ý tưởng đến hiện thực là một hành trình dài, đòi hỏi sự hội tụ của nhiều yếu tố. Trong đó, ba yếu tố then chốt cần được nghiên cứu kỹ lưỡng là thời điểm triển khai, nguồn lực thực hiện và bối cảnh kinh tế - xã hội phù hợp.• Trong bối cảnh TP.HCM vừa thực hiện việc sáp nhập địa giới hành chính, việc xây dựng tuyến đường sắt kết nối từ trung tâm TP qua Cần Giờ đến Vũng Tàu (cũ) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. UBND TP.HCM vừa bổ sung 673 tỉ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2025 cho dự án thành phần 2 của tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài để dự án có thể khởi công vào dịp lễ 2-9. Dự án thành phần 2 gồm các hạng mục như đường gom, đường dân sinh, cầu vượt ngang cao tốc với tổng mức đầu tư hơn 2.421 tỉ đồng, sử dụng hoàn toàn bằng vốn ngân sách. Việc khởi công dự án thành phần 2, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài vào tháng 9 có vai trò vô cùng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đồng bộ dọc tuyến cao tốc, đảm bảo an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai bên tuyến. Song song với việc bổ sung kế hoạch đầu tư công, TP.HCM cũng đang tích cực triển khai dự án thành phần 3 - bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đoạn qua địa bàn TP. Đại diện Ban giao thông cho biết các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách TP sẽ được khởi công vào ngày 2-9-2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 là đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) vào tháng 1-2026. Hoàn thành toàn dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài vào ngày 31-12-2027. Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM cho biết hiện nay sở đang yêu cầu địa phương tăng tốc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hoàn tất các thủ tục để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Trước đó, Ban giao thông đã có báo cáo UBND TP.HCM về tiến độ lựa chọn nhà thầu để khởi công tuyến chính - dự án thành phần 1 cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Dự kiến sẽ hoàn tất lựa chọn nhà đầu tư vào tháng 12 năm nay để có thể khởi công vào tháng 1-2026. Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm nhà đầu tư vẫn còn khó khăn. Dự án có tới bốn nhà đầu tư, liên danh nộp hồ sơ, tuy nhiên không nhà đầu tư nào đáp ứng đầy đủ tiêu chí theo hồ sơ khảo sát. Trước tình hình này, Ban giao thông kiến nghị UBND TP.HCM cho phép tổ chức lại thông báo mời khảo sát theo quy định mới tại Nghị định 71/2025. ĐÀO TRANG Đề xuất làm đường sắt vượt biển ở TP.HCM Việc kéo dài tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Giờ đến Vũng Tàu, kết hợp công trình cầu/hầm vượt biển, được kỳ vọng trở thành trục kết nối chiến lược cho siêu đô thị TP.HCM mở rộng. TP.HCM bổ sung ngân sách để làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==