11 Kinh tế - Thứ Năm 10-7-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn là tiền mã hóa (crypto) để giao dịch. Việc truy vết và phong tỏa các tài sản này là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng. Do vậy, song song việc củng cố chế tài, chúng ta cần xây dựng hệ thống dữ liệu liên thông liên ngành giữa các cơ quan chức năng như hải quan, QLTT, thuế, công an nhằm tạo kho dữ liệu tập trung phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, nhận diện và xử lý vi phạm. Tiếp đến, ứng dụng công nghệ nhận diện tự động như sử dụng mã định danh điện tử, tem truy xuất thông minh và hệ thống camera tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tại các kho bãi, tuyến vận chuyển. Đồng thời, thiết lập cơ chế cảnh báo sớm như ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích hành vi, phát hiện dấu hiệu bất thường trong tiêu dùng và vận chuyển hàng hóa. Cuối cùng, thành lập lực lượng chuyên trách liên ngành với cơ chế phản ứng nhanh, xử lý hiệu quả ngay từ đầu, thay vì xử lý bị động khi hậu quả đã xảy ra. . Để giải quyết các thách thức trên, lực lượng chức Người dân tham quan, tìm hiểu thông tin về sản phẩm vi phạm tại phòng trưng bày của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước. Ảnh: AH Theo đạ i diệ n Công ty CP Nhự a Bình Minh, thực tế cho thấy nhiều NTD vẫn mua nhầm các sản phẩm không phải của công ty. Tình trạng này đặc biệt xảy ra tại một số tỉnh, TP, khi các chủ cửa hàng giao sản phẩm có dấu hiệu khác lạ đến công trình. Nhận thấy điểm bất thường, khách hàng đã liên hệ qua hotline của công ty để xác thực, bởi trong tâm trí họ, thương hiệu Nhựa Bình Minh vốn đã quen thuộc từ lâu. “Việc NTD có nhu cầu sử dụng Nhự a Bình Minh chính hãng nhưng vô tình mua phải hàng nhá i, hàng kém chất lượng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Họ không chỉ tốn kém chi phí sửa chữa, mất thời gian đi lại mà còn đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, sức khỏe của chính mình. Đây là điề u chú ng tôi trăn trở ” - đạ i diệ n Công ty CP Nhự a Bình Minh nói. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giúp nhận diện sản phẩm chính hãng, công ty đang và sẽ tiếp tục kiên trì đấu tranh bằng con đườ ng pháp lý. “Với uy tín gần 50 năm qua và tư cách là một công ty đại chúng, chúng tôi quyết tâm bảo vệ tài sản thương hiệu đã dày công gây dựng” - vị đạ i diệ n chia sẻ và cho rằng việc một DN có thể sử dụng tên gọi và logo gây nhầm lẫn với một thương hiệu uy tín khác nế u không bị xử lý triệt để sẽ tạo ra tiền lệ xấu, khuyến khích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều này không chỉ gây tổn hại cho DN chân chính mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh chung. Một giải pháp đặc biệt hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp còn bỏ ngỏ là thiết lập cơ chế thưởng, khuyến khích người tiêu dùng tố giác hàng giả. thể chế và cơ chế phối hợp năng cần những giải pháp đột phá nào về công nghệ và cơ chế phối hợp liên ngành để có thể thực sự đi trước một bước, thay vì luôn trong thế chạy theo xử lý vụ việc đã rồi? + Để chuyển từ thế bị động sang chủ động, từ “chữa cháy” sang “phòng cháy”, chúng ta cần tập trung nguồn lực để xây dựng bốn trụ cột đột phá. Đây là một chiến lược tổng thể đang được từng bước triển khai. Một là dữ liệu lớn liên ngành. Hãy tưởng tượng một kho dữ liệu quốc gia về hàng hóa mang tên “Genuine-360”. Kho dữ liệu này sẽ phá vỡ các “ốc đảo” thông tin giữa hải quan, thuế, QLTT, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT. Kế hoạch này đang được thí điểm tại bốn tỉnh biên giới và sẽ mở rộng trên toàn quốc vào năm 2026. Hai là truy xuất và nhận diện thông minh. Mục tiêu là trao cho NTD một “máy phát hiện sự thật” trong túi. Chúng ta sẽ chuẩn hóa việc sử dụng tem thông minh kết hợp mã QR được mã hóa (crypto QR), cùng với việc lắp đặt camera AI tại các kho logistics để tự động đọc và xác thực tem. Ông NGUYỄN NGỌC HÒA, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA): Chống hàng giả, hàng nhái, giúp thị trường minh bạch hơn Cộng đồng DN hoàn toàn ủng hộ và cảm ơn cơ quan chức năng đã thực hiện các đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vì qua đây giúp thị trường minh bạch hơn, môi trường kinh doanh tích cực hơn. Nhiều DN chân chính cũng có “đất sống”, yên tâm để đầu tư sản xuất, thương mại… Chúng tôi mong rằng Nhà nước liên tục duy trì hoạt động kiểm tra từ cấp phép đến các hoạt động thương mại... Hiện nay, TP.HCM cũng tổ chức nhiều chương trình để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, trong thương mại mua sắm, đơn cử như chương trình “Tick xanh trách nhiệm” của Sở Công Thương. Đây cũng là một giải pháp thể hiện sự đồng hành cùng Chính phủ trong việc truy quét hàng giả, hàng kém chất lượng, thanh lọc thị trường. Điều quan trọng là cả xã hội phải đồng hành và làm lâu dài, không đứt đoạn thì mới xử lý được triệt để gốc rễ. Ông NGUYỄN TẤN PHONG, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM): Áp dụng các mô hình chống gian lận thành công trên thế giới Mặc dù pháp luật đã có những quy định và chế tài, xử phạt song công tác thực thi và xử lý vi phạm trên môi trường số vẫn còn nhiều bất cập, chưa đủ sức răn đe. Một trong những nút thắt lớn trong việc truy vết và xử lý vi phạm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên môi trường số nói chung là tính ẩn danh và phân tán thông tin của người bán. Chính vì thế, VECOM kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử; làm rõ hơn trách nhiệm của các sàn và nền tảng số để phù hợp với thực tiễn. Người bán phải minh bạch thông tin, không quảng cáo sai sự thật, không thu thập hay mua bán dữ liệu cá nhân trái phép. Với sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe, thông tin quảng cáo càng phải trung thực và có căn cứ khoa học. Đồng thời, chúng tôi khuyến khích các sàn thương mại điện tử tăng cường đầu tư công nghệ (AI, big data) để tự động phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ sản phẩm vi phạm và xây dựng quy trình kiểm duyệt người bán, sản phẩm chặt chẽ hơn. Chúng tôi cũng đề xuất và sẽ tham gia xây dựng cơ chế chia sẻ dữ liệu về các vụ việc, đối tượng vi phạm giữa các sàn thương mại điện tử, cũng như giữa sàn với cơ quan chức năng. Điều này sẽ giúp hình thành một cơ sở dữ liệu chung, phục vụ truy vết, xử lý vi phạm hiệu quả hơn. Song song đó, chúng tôi sẽ tổ chức các buổi tập huấn, tư vấn pháp luật cho DN về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và các giải pháp chống hàng giả trên không gian trực tuyến. Đặc biệt chúng tôi đang nghiên cứu các mô hình chống gian lận thương mại điện tử thành công trên thế giới để đề xuất áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Ông NGUYỄN LÂM THANH, đại diện TikTok Việt Nam: Nâng cao trách nhiệm của người bán hàng và KOL, KOC Hàng giả, hàng nhái đang ảnh hưởng tiêu cực đến NTD và DN chân chính. Vì vậy, chúng tôi rất ủng hộ việc siết chặt, xử nghiêm hàng gian, hàng giả, cũng như nâng trách nhiệm của nhà bán hàng và KOL, KOC. Dù vậy, NTD cũng cần phân biệt rõ các nền tảng thương mại điện tử có chức năng thanh toán đã đăng ký với Bộ Công Thương như TikTok Shop và các nền tảng không có chức năng thanh toán. Bởi khi mua hàng qua TikTok Shop, toàn bộ dữ liệu giao dịch được lưu trữ và có thể truy xuất khi cần, người bán cũng phải cung cấp đầy đủ thông tin pháp nhân, địa chỉ, mã số thuế, cũng như các giấy chứng nhận cần thiết của sản phẩm. Các sàn cũng luôn có những quy định và dành nhiều nguồn lực, chi phí để chống hàng gian, hàng giả. Mỗi năm TikTok Shop xử lý khoảng 500.000 tài khoản vi phạm, tuy nhiên hiện chỉ dừng ở cấp nền tảng như chặn tài khoản, giới hạn hoạt động, cần có thêm sự phối hợp từ cơ quan chức năng để chấn chỉnh tình trạng này. Chúng tôi cũng kết hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để xây dựng chương trình đào tạo về quy định của pháp luật và đạo đức kinh doanh. Đồng thời triển khai chương trình “An tâm mua sắm” nhằm nâng cao nhận thức của DN, các nhà bán hàng, người có tầm ảnh hưởng và NTD về quyền lợi của NTD khi tham gia mua sắm trực tuyến. Ý kiến chuyên gia Ba là phân tích hành vi bằng AI. Một hệ thống “lắng nghe mạng xã hội” và AI sandbox sẽ được triển khai để tự động phát hiện các dấu hiệu bất thường như sự gia tăng đột biến của từ khóa đáng ngờ hay các hình thái thanh toán lạ. Bốn là tổ công tác hỗn hợp phản ứng nhanh. Đây là một đơn vị tác chiến thực thụ, quy tụ các đơn vị tinh nhuệ từ Cục QLTT, Cục An ninh mạng, các chuyên gia và hiệp hội đã chính thức hoạt động trong năm 2024. Mục tiêu là thực hiện khoảng 58 chiến dịch truy quét mỗi quý. Điểm mấu chốt của cả bốn trụ cột là đồng bộ hóa quy trình để mỗi vụ việc có thể được giải quyết trọn vẹn trong 30 ngày. . Xin cảm ơn ông.• Để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, các chuyên gia, doanh nghiệp và nhà quản lý sẽ cùng đề xuất những giải pháp chính sách mạnh mẽ, thiết thực tại buổi tọa đàm. Tất cả các ý kiến sẽ được tổng hợp để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật và quan trọng nhất là khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và bảo vệ các doanh nghiệp chân chính. Nhiều người tiêu dùng vẫn mua nhầm các sản phẩm
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==